Tòa án Tối cao Mỹ cho phép Quốc hội tiếp cận hồ sơ thuế của ông Donald Trump
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 22/11 đã từ chối ngăn Sở Thuế vụ (IRS) giao nộp hồ sơ thuế của cựu Tổng thống Donald Trump cho Ủy ban Thuế vụ Hạ viện, qua đó chấm dứt cuộc chiến pháp lý kéo dài 3 năm qua.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dự một sự kiện ở Washington, DC, ngày 26/7/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, quyết định này đã mở đường cho đảng Dân chủ tiếp cận hồ sơ thuế của ông Trump, chỉ hơn 1 tháng trước khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Hạ viện vào tháng 1/2023.
Video đang HOT
Trước đó, cựu Tổng thống Trump đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao yêu cầu chặn IRS giao hồ sơ thuế cá nhân cũng như hồ sơ thuế một số công ty của ông giai đoạn 2015-2020 cho Ủy ban Thuế vụ Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát, vì cho rằng ủy ban này chỉ muốn làm ông mất mặt và muốn công chúng biết ông khai thuế ra sao.
Năm 2019, Ủy ban Thuế vụ Hạ viện đứng đầu là Hạ nghị sĩ Dân chủ Richard Neal lần đầu tiên yêu cầu tiếp cận hồ sơ thuế của ông Trump để điều tra cách thức IRS kiểm toán thuế của tổng thống. Theo luật liên bang, IRS “phải cung cấp” hồ sơ thuế của bất kỳ cá nhân nào cho một số nhà lập pháp hàng đầu.
Tuy nhiên, khi ông Trump còn là Tổng thống Mỹ, IRS đã từ chối giao số hồ sơ thuế này cho Ủy ban Thuế vụ Hạ viện. Bộ Tư pháp tán thành việc Bộ trưởng Tài chính lúc đó là ông Steven Mnuchin không giao hồ sơ thuế của ông Trump cho Quốc hội. Ông Mnuchin khẳng định đảng Dân chủ đòi tiếp cận chỉ vì lý do tranh chấp đảng phái nên ông có quyền giữ lại hồ sơ đó.
Sau khi ông Biden nhậm chức vào tháng 1/2021, Ủy ban Thuế vụ Hạ viện đã đệ trình yêu cầu mới, đòi tiếp cận hồ sơ thuế của ông Trump và những thông tin liên quan khác từ năm 2015 đến năm 2020. Chính quyền Tổng thống Joe Biden tuyên bố theo luật liên bang, Ủy ban Thuế vụ Hạ viện có quyền kiểm tra hồ sơ thuế của bất kỳ ai, kể cả tổng thống. Các tòa án cấp dưới đều nhất trí rằng ủy ban trên có thẩm quyền tiếp cận hồ sơ thuế và bác bỏ cáo buộc của ông Trump rằng ủy ban này vượt quá thẩm quyền.
Ngày 1/11 vừa qua, Chánh án Tòa án Tối cao – Thẩm phán John Roberts đã tạm thời ngăn IRS chuyển giao số hồ sơ thuế đó để Tòa án Tối cao có thời gian xem xét khía cạnh pháp lý mà phía cựu Tổng thống Trump đưa ra, cũng như phần phản biện của chính quyền Tổng thống Biden và Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát. Sau hơn 3 tuần sau, Tòa án Tối cao đã hủy lệnh tạm thời của ông Roberts mà không có sự tranh cãi nào đáng kể.
Khi còn đương chức, ông Trump đã từ chối công khai hồ sơ thuế, trong khi các tổng thống tiền nhiệm đều có truyền thống công khai hồ sơ thuế cá nhân suốt 40 năm qua.
Quyết định ngày 22/11 của Tòa án Tối cao là thất bại thứ 2 của ông Trump tại tòa này trong vòng 2 tháng qua. Trong tháng 10, Tòa án Tối cao đã từ chối can thiệp tranh cãi pháp lý giữa Bộ Tư pháp với ông Trump xung quanh vụ tịch thu tài liệu mật tại tư dinh Mar-a-Lago của ông ở Palm Beach, bang Florida.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị Tòa án Tối cao can thiệp vụ tài liệu mật
Ngày 4/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị Tòa án Tối cao nước này can thiệp cuộc chiến pháp lý giữa ông với Bộ Tư pháp liên quan đến các tài liệu mật mà Cục Điều tra liên bang (FBI) thu giữ tại nhà riêng của ông ở bang Florida hồi tháng 8.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thành phố New York ngày 10/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Trump đã đệ đơn khẩn cấp đề nghị Tòa án Tối cao chặn một phần phán quyết của Tòa Phúc thẩm liên bang khu vực 11 tại Atlanta, bang Georgia. Phán quyết của Tòa Phúc thẩm không cho phép một thẩm phán độc lập theo đề xuất của cựu Tổng thống Trump tiếp cận hơn 100 tài liệu mật trong số 11.000 hồ sơ mà FBI đã tịch thu tại nhà riêng của ông ở Palm Beach hôm 8/8. Trong đơn đề nghị, các luật sư của ông Trump cho rằng Bộ Tư pháp đã "cố hình sự hóa" vấn đề quản lý tài liệu, cũng như phản đối việc giám sát các tài liệu này.
Hồi tháng 8 vừa qua, FBI đã tiến hành cuộc khám xét tổ hợp khách sạn-nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump ở Palm Beach. Đây là một phần trong khuôn khổ cuộc điều tra liên bang nhằm xác định liệu cựu Tổng thống Trump có nắm giữ trái phép các tài liệu của Nhà Trắng khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2021, cũng như có cố cản trở cuộc điều tra hay không.
Các nhân viên FBI đã thu giữ hơn 30 thùng đựng tài liệu của Chính phủ Mỹ, trong đó có các tài liệu từ mật đến tối mật, dẫn đến những suy đoán rằng cựu Tổng thống Trump có thể bị buộc tội theo Luật Chống gián điệp của nước này. Bộ Tư pháp Mỹ đang tiến hành điều tra cựu Tổng thống Mỹ với cáo buộc xử lý các tài liệu mật quốc gia không đúng quy trình. Ông Trump bác bỏ mọi cáo buộc.
Ngày 5/9, Thẩm phán Aileen Cannon - chủ trì vụ kiện của ông Trump, đã ra phán quyết cấm xem xét tất cả tài liệu bị thu giữ, cũng như chỉ định một thẩm phán độc lập xem xét tài liệu. Sau đó, ngày 15/9, Thẩm phán Cannon bác bỏ đề nghị của Bộ Tư pháp về việc dỡ bỏ một phần phán quyết. Ngày 21/9, Tòa Phúc thẩm liên bang khu vực 11 đã chặn phán quyết của Thẩm phán Cannon.
FBI hoàn tất đánh giá sơ bộ 11 'tài liệu mật' thu giữ tại tư dinh của cựu Tổng thống Trump Theo phóng viên TTXVN tại Washington, một hồ sơ do tòa án Mỹ công bố ngày 29/8 cho thấy Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã hoàn tất việc đánh giá sơ bộ các tài liệu thu giữ tại dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Donald Trump ngày 8/8 vừa qua, theo đó đã loại bỏ những tài liệu có khả...