Tòa án Thái Lan thông qua kiến nghị sửa đổi hiến pháp
Ngày 11/3, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã thông qua các kiến nghị sửa đổi hiến pháp do các nghị sĩ đệ trình, với điều kiện phải tổ chức hai cuộc trưng cầu ý dân công khai.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phán quyết, Tòa án Hiến pháp Thái Lan khẳng định các nhà lập pháp ở cả Hạ viện và Thượng viện Thái Lan có thẩm quyền và nghĩa vụ sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, phán quyết cho rằng cần tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân trên toàn quốc để xem liệu đa số người dân có ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp hay không.
Trong trường hợp người dân ủng hộ sửa đổi hiến pháp trong cuộc trưng cầu ý dân thứ nhất, một Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp sẽ được thành lập với nhiệm vụ ban đầu là sửa đổi hiến pháp. Sau đó, cuộc trưng cầu lần hai sẽ được tiến hành để lấy ý kiến về việc thông qua hoặc bác bỏ điều lệ sửa đổi.
Liên minh cầm quyền do đảng Quyền lực nhà nước nhân dân ( Palang Pracharath) đứng đầu và khối đối lập do đảng Pheu Thai đứng đầu đã đưa ra các đề xuất sửa đổi hiến pháp ban hành năm 2017, hướng tới một hiến pháp “dân chủ hơn và ít phức tạp hơn”.
Dự kiến, từ ngày 17/3 tới, Quốc hội Thái Lan sẽ triệu tập các phiên họp bất thường để thảo luận về việc sửa đổi hiến pháp.
12 bang kiện Tổng thống Biden vì sắc lệnh ký ngày nhậm chức
Toàn bộ đơn kiện của 12 bang đều do các chưởng lý thuộc đảng Cộng hòa thực hiện, kiện Tổng thống Biden vì ký sắc lệnh mà họ cho rằng không thuộc thẩm quyền.
Tổng thống Biden ký sắc lệnh tại Nhà Trắng hôm 21.1 . Ảnh AFP
Tờ USA Today ngày 9.3 đưa tin 12 tiểu bang ở Mỹ do các chưởng lý thuộc đảng Cộng hòa đã kiện Tổng thống Joe Biden, cáo buộc ông không có thẩm quyền theo hiến pháp khi ký sắc lệnh về phát thải khí nhà kính.
Vụ kiện ở cấp liên bang do tổng chưởng lý Eric Schmitt tại bang Missouri dẫn đầu, cho rằng ông Biden vi phạm quy định về phân quyền, vì chỉ có Quốc hội chứ không phải tổng thống có quyền ban hành quy định trên.
Trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức, ông Biden ký Sắc lệnh hành pháp số 13990, chỉ đạo các cơ quan liên bang tính toán "chi phí xã hội" của ô nhiễm phát thải khí nhà kính, bằng cách "tiền tệ hóa thiệt hại", nhằm thông tin cho các quy định liên bang trong tương lai.
Một bãi chứa đường ống dẫn dầu ở bang Bắc Dakota (Mỹ) phục vụ dự án Keystone XL . Ảnh REUTERS
Tuy nhiên, 12 bang đương đơn cho rằng áp dụng các giá trị như thế là "hành động lập pháp nằm dưới đặc quyền của Quốc hội". Họ còn cho rằng sắc lệnh của ông Biden sẽ gây tác hại về mặt kinh tế.
"Sắc lệnh được duy trì sẽ gây thiệt hại hàng trăm, hàng ngàn tỉ USD đối với nền kinh tế Mỹ trong những thập niên tới. Nó sẽ làm mất việc làm, bóp nghẹt sản xuất năng lượng và sự độc lập năng lượng của Mỹ, chèn ép nông nghiệp, trì hoãn sáng tạo và làm các gia đình làm việc rơi vào cảnh nghèo túng", theo đơn kiện.
Đảo ngược chính sách của ông Trump, ưu tiên năng lượng sạch có giúp ông Biden tạo việc làm?
Bên cạnh Missouri, các bang khác có chưởng lý tham gia vụ kiện gồm Arkansas, Arizona, Indiana, Kansas, Montana, Nebraska, Ohio, Oklahoma, Nam Carolina, Tennessee và Utah, tất cả đều là thành viên đảng Cộng hòa.
Nhà Trắng và Bộ Tư pháp từ chối bình luận về vụ kiện. Đơn kiện đề nghị tòa ra quyết định cấm các cơ quan liên bang sử dụng ước tính "chi phí xã hội" như sắc lệnh của ông Biden.
Sắc lệnh 13990 của ông Biden còn thu hồi giấy phép của đường ống dẫn dầu Keystone XL và chỉ đạo Bộ Nội vụ xem xét lại quyết định của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump về việc thu hẹp giới hạn các đài tưởng niệm quốc gia.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Myanmar Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 26/2, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức phiên họp không chính thức thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Myanmar dưới sự chủ trì của Chủ tịch Volkan Bozkir. Binh sĩ gác tại Nay Pyi Taw, Myanmar ngày 1/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ Christine Schraner Burgener,...