Tòa án Tây Phi bác bỏ vụ kiện của chính quyền quân sự Niger về các lệnh trừng phạt của ECOWAS
Ngày 7/12, tòa án Tây Phi đã bác bỏ vụ kiện của chính quyền quân sự Niger yêu cầu dỡ bỏ một loạt lệnh trừng phạt do các nước thuộc Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) áp đặt sau cuộc đảo chính tháng 7 vừa qua ở nước này.
Binh sĩ Niger tuần tra tại khu vực Diffa, Đông Nam nước này. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, hồi tháng 11, Niger đã đệ đơn lên Tòa án công lý của ECOWAS cho rằng các lệnh trừng phạt, trong đó có cắt giảm nguồn lương thực và thuốc men đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân trong nước. Lãnh đạo chính quyền quân sự Niger đã yêu cầu tạm ngừng các biện pháp trừng phạt trước khi có phán quyết cuối cùng về vấn đề này.
Tuy nhiên, tòa án mới đây đã bác bỏ vụ kiện và cho rằng chính quyền quân sự không đủ tư cách để khởi kiện vụ án thay mặt cho đất nước Niger.
Video đang HOT
Theo Thẩm phán Dupe Atoki, chính quyền quân sự Niger không phải chính phủ được công nhận hay là thành viên của ECOWAS. Do đó, vụ kiện đã bị bác bỏ do không đủ cơ sở kết luận.
Ngày 26/7 vừa qua, một nhóm sĩ quan thuộc Lực lượng cận vệ Tổng thống Niger đã bắt giữ Tổng thống Mohamed Bazoum và thành lập chính phủ chuyển tiếp. Vụ việc đánh dấu thêm một cuộc đảo chính khác xảy ra ở khu vực Sahel của châu Phi trong vài năm gần đây.
Niger từng là đối tác quan trọng của các nước phương Tây. Nhưng kể từ sau cuộc đảo chính, nước này đã thu hồi các hiệp ước an ninh với Liên minh châu Âu (EU)và Pháp, đồng thời chấm dứt hai hiệp ước với Pháp về hợp tác và hỗ trợ hành chính trong các vấn đề thuế. Trong tháng 10, chính quyền quân sự Niger cho biết đã cắt giảm 40% chi tiêu theo kế hoạch của năm 2023 trong bối cảnh các lệnh trừng phạt gây ra nhiều khó khăn cho một trong số quốc gia nghèo nhất thế giới.
Chính quyền quân sự Niger yêu cầu một 'khuôn khổ thương lượng' với Pháp
Chính quyền quân sự Niger hy vọng kế hoạch rút quân sắp tới của Pháp khỏi quốc gia Tây Phi này sẽ tuân thủ một số điều kiện.
Chính quyền quân sự Niger mong muốn kế hoạch rút quân của Pháp được tiến hành dựa trên một thỏa thuận chung giữa hai bên. (Nguồn: AP)
Ngày 26/9 - tròn hai tháng sau khi lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum, chính quyền quân sự Niger đã nhấn mạnh, khung thời gian Pháp rút quân "phải được đưa ra căn cứ theo khuôn khổ thương lượng và theo thỏa thuận chung".
Cuối tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố sẽ đưa Đại sứ nước này khỏi Niger, sau đó là rút quân đội Pháp trong những tháng cuối năm 2023.
Theo đó, nhà lãnh đạo này nêu rõ, hợp tác quân sự giữa hai bên đã kết thúc và 1.500 quân nhân Pháp sẽ rời đi theo kế hoạch.
Trong những năm qua, Paris đã duy trì lực lượng quân đội tại quốc gia thuộc địa cũ này, như một phần của chính sách triển khai hoạt động chống thánh chiến ở khu vực Sahel.
Ngay sau tuyên bố trên, các nhà cầm quyền Niger đã hoan nghênh, đồng thời khẳng định đang chờ đợi hành động chính thức từ chính quyền Pháp.
Đến nay, Pháp vẫn chưa công nhận quyền lực của chính quyền quân sự ở Niger và vẫn tiếp tục yêu cầu phục chức cho Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum.
ECOWAS không chấp nhận giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 3 năm tại Niger Ủy viên chính trị và an ninh của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) Abdel-Fatau Musah vừa tuyên bố không chấp nhận việc lãnh đạo chính quyền quân sự Niger cam kết giai đoạn chuyển tiếp ở quốc gia Tây Phi này sẽ kéo dài trong 3 năm. Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình...