Tòa án náo loạn khi bị cáo được thả tại tòa vì không phạm tội
Ngày 31/12, sau 2 ngày xét xử, TAND tỉnh Sóc Trăng kết thúc phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” đối với bị cáo Trần Hữu Đức (SN 1991), ngụ tại ấp Ngãi Hội 1, thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Điều đáng nói, sau khi Chủ tọa phiên tòa tuyên án, gia đình bị hại không đồng ý với kết luận của tòa bằng hành động to tiếng khiến cho khuôn viên phòng xử cũng như sân tòa án trở nên náo loạn. Riêng bị cáo và người nhà phải nhờ tới lực lượng công an hộ tống mới có thể bình an rời khỏi phòng xét xử…
Người nhà bị hại không đồng tình với bản án của tòa nên đã la lối gây náo loạn phiên tòa.
Theo bản án sơ thẩm ngày 12/3/2013 của TAND huyện Long Phú: Vào khoảng 12h ngày 12/2/2011, Trần Hữu Đức va chạm xe máy với Lý Thanh Tuấn (SN 1992, ngụ cùng địa phương) dẫn đến cãi nhau. Lúc này, mẹ Đức là bà Đặng Kim Nhung cùng anh là Trần Hữu Nhân (SN 1989) chạy ra xô xát với Tuấn nhưng thương tích không đáng kể.
Vài phút sau anh của Tuấn là Lý Hoài Thanh (SN 1988) mang theo dây lưng đến nhà Đức cự cãi với bà Nhung và Nhân. Lúc đó, ông Trần Thanh Nhựt (SN 1963, cha của Đức) cầm roi điện dài khoảng 45cm (là công cụ hỗ trợ được công an thị trấn Đại Ngãi cấp cho ông Nhựt để giữ gìn trật tự trong ấp vì ông Nhựt là Trưởng công an ấp) chạy ra. Thấy vậy, Thanh bỏ chạy thì bị Nhựt đuổi theo lấy roi điện chích vào lưng khiến Thanh ngã xuống đường. Sau đó Đức và Nhân xông vào dùng chân đá vào người Thanh nhưng không biết trúng đâu.
Khi Thanh đứng dậy thì Lý Tấn Phát và Lê Thanh Danh (họ hàng của Thanh) xuất hiện. Cả ba tiếp tục cự cãi và xô xát với bà Nhung. Khoảng 10 phút sau, Nhân từ trong nhà chạy ra đánh nhau với nhóm của Thanh. Riêng Nhựt được cho là cầm một khúc cây dài 50 cm đánh trúng một người nhưng không biết trúng ai khiến cho khúc cây bị gãy đôi. Tiếp đó, Đức cầm dao dài khoảng 80 cm chạy ra chém trúng đầu Thanh và lưng Phát. Sau đó Đức cầm dao chạy vào trong nhà.
Theo Bản kết luận giám định pháp y ngày 25/3/2011 và Bản kết luận giám định pháp y bổ sung về thương tích ngày 27/5/2011 của Trung tâm Y khoa tỉnh Sóc Trăng xác định, Thanh bị tổn hại sức khỏe do thương tích 19%, Phát 6% và Danh 8%.
Bị cáo Trần Hữu Đức (trái) và cha mẹ tại tòa.
Video đang HOT
Sau khi bị đánh, ngày 20/2/2011, phía bị hại có đơn yêu cầu xử lý hình sự đối với các bị cáo. Sau đó, cơ quan CSĐT Công an huyện Long Phú khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Hữu Đức và Trần Thanh Nhựt về tội “Cố ý gây thương tích” và được VKSND huyện Long Phú phê chuẩn.
Ngày 12/3/2013, TAND huyện Long Phú đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Đức 2 năm 6 tháng tù và Nhựt 2 năm tù. Bản án sơ thẩm lần đầu này bị Đức kháng cáo. Cấp phúc thẩm xử tháng 9/2013 tuyên huỷ toàn bộ án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vì vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Sau đó, Công an huyện Long Phú kết luận điều tra bổ sung, cho rằng không đủ chứng cứ chứng minh vai trò đồng phạm và hành vi trực tiếp gây thương tích của ông Nhựt. Ngày 12/5/2014, Nhựt được đình chỉ điều tra. Ngày 31/7/2014 Đức TAND huyện Long Phú tuyên không phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Theo HĐXX, cơ chế tạo ra vết thương trên người bị hại và mối tương quan giữa hung khí với vết thương là không phù hợp nhau. Từ đó, HĐXX xác định những lời kêu oan của bị cáo Đức là có cơ sở chấp nhận. Cũng tại phiên tòa này, các vật chứng gồm 1 khúc cây ba trắc bị gãy làm 3 khúc được tòa tuyên tịch thu tiêu hủy, còn 2 chiếc gậy điện có số hiệu 111-FEIMAOTUIZHUIZONGBAOBIAO và số hiệu Titan KXS-08122219 được trả lại cho công an thị trấn Đại Ngãi.
Vết thương trên lưng Lý Hoài Thanh.
Người nhà bị hại đưa những hình ảnh chứng minh bị gây thương tích phản ứng với phán quyết của tòa.
Bản án sơ thẩm lần 2 này bị phía những người bị hại kháng cáo. Ngày 27/11/2014, vụ án được đưa ra xét xử nhưng vắng nhân chứng nên dời lại ngày 30/12/2014 như đã nói ở trên.
Giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện KSND tỉnh Sóc Trăng đề nghị hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục làm sáng tỏ bản chất vụ việc. Tuy nhiên, nhận định của HĐXX là không đủ cơ sở kết luận Đức phạm tội, kháng nghị của phía bị hại là không có cơ sở. Vì vậy, Tòa tuyên Đức không phạm tội, trả tự do tại tòa.
Sau khi tòa tuyên án Đức không có tội, được trả tự do tại tòa, phía bị hại đã phản ứng gay gắt, cho rằng tòa xử không đúng, bao che cho hành vi của Nhựt và Đức. Giơ xấp ảnh chụp vết thương của mình cho người đi đường xem, bị hại Lý Hoài Thanh cho rằng: “Dùng roi điện chích sau lưng tôi gây thương tích, dùng dao chém thẳng xuống đầu tôi mà tuyên không phạm tội là không đúng. Luật pháp như vậy là không nghiêm”. Còn bà Lý Thị Giang (51 tuổi, mẹ Lý Hoài Thanh) ngất xỉu khi nghe tòa tuyên án.
Không khí sân tòa án tỉnh Sóc Trăng trở nên náo động khi phía bị hại cho rằng tòa tuyên không đúng nên đứng lại không chịu ra về, kêu la om xòm khiến lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa phải cầu viện tới dân phòng, công an phường, công an TP Sóc Trăng và CS 113. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đã dừng xe trước cổng tòa án tỉnh Sóc Trăng để theo dõi khiến cho một đoạn đường dài hàng trăm mét bị tắc nghẽn.
Theo dantri
Chính phủ Việt Nam tiếp tục thắng kiện quốc tế
Hội đồng trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) đã bác bỏ hoàn toàn các khiếu kiện của nguyên đơn DialAsie (Pháp) đối với Chính phủ Việt Nam trong dự án Bệnh viện quốc tế thận và lọc thận tại TPHCM.
Tại cuộc họp báo thường kỳ sáng 31/12, ông Trần Tiến Dũng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Tư pháp, cho biết Chính phủ Việt Nam vừa tiếp tục thắng một vụ kiện quốc tế.
Theo ông Dũng, ngày 17/11 vừa qua, Hội đồng trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) đã ban hành Phán quyết vụ nhà đầu tư Pháp (DialAsie) kiện Chính phủ Việt Nam trong dự án Bệnh viện quốc tế thận và lọc thận tại TPHCM. Phán quyết này có những nội dung chính như: Hội đồng trọng tài cho rằng không có bất kỳ một cơ quan nhà nước nào của Chính phủ Việt Nam vi phạm Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt - Pháp, vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc thực hiện bất kỳ một hành động sai trái nào; mọi hành động của Sài Gòn Co.op hoàn toàn tuân theo pháp luật Việt Nam và không thể quy các hoạt động của Sài Gòn Co.op là hành động của Chính phủ Việt Nam.
Ông Trần Tiến Dũng: Thắng lợi trong vụ kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
"Từ những phân tích trên, Hội đồng trọng tài quyết định: Hội đồng trọng tài có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện của nguyên đơn DialAsie; tất cả các khiếu kiện của nguyên đơn DialAsie đối với Chính phủ Việt Nam hoàn toàn bị bác bỏ; mỗi bên phải trả một nửa chi phí trọng tài và tự chịu các chi phí về luật sư của mình theo quy định của Quy tắc trọng tài UNCITRAL"- ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết theo phán quyết này, hội đồng trọng tài đã bác bỏ toàn bộ các nội dung khiếu kiện của nguyên đơn đối với Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Việt Nam không phải bồi thường cho nguyên đơn DialAsie bất kỳ một khoản chi phí nào theo yêu cầu đòi bồi thường mà nguyên đơn đã nêu trong đơn khởi kiện.
"Đây là thắng lợi thứ hai của Chính phủ Việt Nam sau thắng lợi của vụ kiện South Fork đã có phán quyết vào tháng 12/2013. Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang là bị đơn trong một loạt các vụ kiện đầu tư quốc tế và một số nhà đầu tư đang đe dọa kiện Chính phủ Việt Nam thì thắng lợi trong vụ kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng"- ông Dũng nhận định.
Phóng viên Dân trí đặt câu hỏi về số tiền chi phí trọng tài mà Chính phủ Việt Nam phải trả và làm sao để tránh được những vụ kiện quốc tế khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng?
Bà Vũ Thị Hường, đại diện Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) cho biết, các thông tin chi tiết về vụ việc cũng như chi phí trọng tài phải được giữ kín theo quy định.
Tuy nhiên bà Hường cho biết, từ năm 2011 nhà đầu tư đã gửi thông báo khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra hội đồng trọng tài quốc tế. "Vụ kiện của nhà đầu tư DialAsie và vụ kiện của South Fork (đối với một dự án tại tỉnh Bình Thuận - PV) gần như diễn ra trong cùng một thời năm 2010-2011. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp giữ vai trò là cơ quan đại diện về mặt pháp lý tham gia vụ việc này. Trong vụ DialAsie, Thủ tướng còn giao Bộ Tư pháp chủ trì giải quyết nên bộ đã khẩn trương phối hợp với các bộ ngành, địa phương để nghiên cứu sự việc, thuê công ty luật, chỉ định trọng tài viên. Với những nỗ lực không mệt mỏi của các cán bộ, chuyên viên pháp lý, các vụ chuyên môn của Bộ Tư pháp cũng như địa phương, chúng ta đã có chiến thắng như ngày hôm nay"- bà Hường hồ hởi.
Bà Hường thừa nhận những rủi ro, tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. "Đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 04/2014 về các biện pháp khi giải quyết các tranh chấp quốc tế; trong đó xác định rõ vị trí, vai trò của các bộ ngành như thế nào. Đặc biệt, Bộ Tư pháp được giao đại diện và chủ trì giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế; giúp các bộ ngành địa phương tham gia các vụ tranh chấp quốc tế một chủ động hơn để giảm thiểu các vụ tranh chấp quốc tế. Thủ tướng cũng chỉ đạo phải xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, ngay khi có kiến nghị của nhà đầu tư thì phải thông báo cho các cơ quan, bộ ngành để giải quyết sớm, tránh tình trạng phát sinh tranh chấp"- bà Hường nói.
Giải thích về việc tại sao các nhà đầu tư nước ngoài lại khởi kiện Chính phủ trong khi việc phê duyệt và trách nhiệm giải quyết thuộc thẩm quyền của địa phương hoặc bộ ngành nào đó, bà Hường cho biết, khi khởi kiện nhà đầu tư quốc tế ghi rõ "địa chỉ" là Chính phủ. "Họ quan niệm việc đó do Chính phủ quản lý, điều hành không tốt và những cơ quan như Sài Gòn Co.op là cơ quan nhà nước, đại diện nhà nước quản lý những lĩnh vực đó"- bà Hường cho biết.
Vụ kiện bắt đầu từ sự việc, tháng 3/2001, Bệnh viện DialAsie ký hợp đồng thuê tòa nhà tại phố Điện Biên Phủ (quận 3, TPHCM) của Liên hiệp hợp tác xã (HTX) Thương mại TPHCM (Sài Gòn Co.op) với giá 23.000 USD/tháng. Tuy nhiên sau đó Bệnh viện DialAsie không trả được tiền nên Sài Gòn Co.op đưa đơn khởi kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Ngày 3/2/2005, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam buộc Bệnh viện DialAsie trả cho Sài Gòn Co.op số tiền hơn 571.000 USD (tương đương 8 tỷ đồng). Đến ngày 2/12/2005, Bộ Y tế tiếp tục có văn bản đề nghị Bệnh viện DialAsie ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới và chuyển các bệnh nhân đang điều trị tới các trung tâm y tế khác để được điều trị. Chính vì thế nhà đầu tư DialAsie đã cho rằng mình bị đối xử không công bằng và khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra tòa án quốc tế. Theo Công an nhân dân
A Phùng
Theo Dantri
Cô gái đâm chết tình nhân lĩnh án 14 năm tù Ngày 26/12, tại Hội trường Khoa Luật (Đại học Huế), TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Lê Thị Kim Ánh (26 tuổi, trú 27/3/44 đường Lịch Đợi, TP Huế) vì tội "Giết người". Theo cáo trạng của VKSND tỉnh, vào lúc 18h ngày 10/8/2014, Ánh gọi bạn trai là Nguyễn Văn...