Tòa án Mỹ: Cảnh sát không được phép buộc người dùng mở khóa iPhone bằng Face ID/ Touch ID
Theo một phán quyết của tòa án Bắc California từ tuần trước, cơ quan thực thi pháp luật không thể buộc người dùng mở khóa các thiết bị của họ bằng dấu vân tay hoặc các tính năng bảo mật sinh trắc học khác như nhận dạng khuôn mặt.
Cụ thể, Forbes hôm nay báo cáo một thẩm phán ở California đã phán quyết rằng, ngay cả khi có lệnh, cảnh sát không thể buộc người dùng iPhone mở khóa thiết bị của họ thông qua các tính năng sinh trắc học.
Theo trang Macrumors, trường hợp cụ thể này được xét xử tại Tòa án Khu vực Hoa Kỳ ở Bắc California, cảnh sát đã tìm kiếm lệnh khám xét như là một phần của vụ tống tiền Facebook. Nạn nhân trong vụ án đang được yêu cầu trả một khoản tiền để tránh việc một video nhạy cảm được tung lên mạng.
Cảnh sát muốn sử dụng lệnh khám xét để kiểm tra những tài sản của những người mà họ nghi liên quan đến vụ án này. Và thông qua đó, họ cũng tìm cách mở khóa bất kỳ điện thoại này của những người này thông qua Face ID và Touch ID.
Tuy nhiên, tòa án nói rằng thực sự có lý do để ban hành lệnh khám xét, nhưng cảnh sát đã bị từ chối vì yêu cầu buộc các nghi phạm mở khóa thiết bị của họ bằng cách sử dụng các phương pháp xác thực sinh trắc học. Cụ thể, trong bài phân tích sâu hơn, tòa án đã đã đánh đồng việc xác thực sinh trắc học với mật mã chứ không đơn thuần như việc xác thực bằng DNA.
Video đang HOT
Được biết, tòa án Mỹ có quy định trong bản sửa đổi hiến pháp thứ 5, trong đó bảo vệ các nghi phạm khỏi việc bị ép buộc chia sẻ mật khẩu truy cập điện thoại. Và các tính năng bảo mật sinh trắc học như Face ID hay Touch ID đều có cùng một mục đích như mật mã là bảo mật nội dung của chủ sở hữu. Do đó “trên thực tế thì chúng tương đương về chức năng”, tòa án này cho biết.
Theo: Macrumors
Không hiện diện tại CES 2019, Apple vẫn thành công lớn
Không có sự hiện diện chính thức nào nhưng Apple lại đạt được thành công lớn nhất từ trước tới nay tại triển lãm CES.
Giống như nhiều năm qua, Apple không tham dự Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) được tổ chức thường niên tại Las Vegas. Họ dành sản phẩm của mình cho các sự kiện riêng, trong thời điểm người dùng không bận tâm đến đối thủ.
Nội dung số của Apple đã có mặt trên TV Samsung. Ảnh: The Verge.
Tuy nhiên, dường như bóng dáng của gã khổng lồ này vẫn hiện diện ít nhiều tại CES. Năm nay, ngoài việc trêu chọc các hãng khác với bảng quảng cáo khổng lồ nhắc nhở về quyền riêng tư, Apple còn đạt được thành công mang tính lịch sử nhờ vào những hợp tác trong lĩnh vực giải trí dành cho gia đình.
Cho dù người dùng chọn mua TV của Samsung, Sony, LG hay Vizio trong thời gian tới, sản phẩm đều hỗ trợ tiêu chuẩn AirPlay 2 của Apple, cho phép dễ dàng phát nội dung từ iPhone, iPad lên TV.
Riêng Samsung còn hợp tác sâu hơn thông qua việc tích hợp ứng dụng iTunes vào nền tảng smart TV của họ. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể xem các nội dung số từ Apple trên TV Samsung mà không cần thêm bất kì thiết bị nào khác.
Đây là hành động hiếm thấy của Apple trong việc mở cửa hệ sinh thái của mình. Nhiều năm qua, Apple TV chỉ đạt được kết quả kinh doanh khiêm tốn, nhiều khách hàng tiềm năng của Apple đã không có cơ hội tiếp cận kho nội dung số trên iTunes vì rào cản đó.
Ngoài ra, sự thay đổi cũng mở ra khả năng mới. Giờ đây những TV hỗ trợ chuẩn AirPlay 2 có khả năng kết nối với hệ thống điều khiển nhà thông minh HomeKit của Apple. Bằng một động thái không chính thức, Apple đã mở rộng cạnh tranh trong mảng dịch vụ, tạo ra cộng đồng người dùng lớn hơn mà không cần thông qua thiết bị của mình.
HomeKit của Apple sẽ tích hợp thêm TV của các hãng khác. Ảnh: Cnet.
Trên thực tế, thị trường công nghệ đang có sự chuyển hướng. Dự báo của Apple và thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường cho thấy doanh số iPhone bắt đầu có sự sụt giảm sau nhiều năm tăng trưởng liên tục. Thị trường smartphone toàn cầu có dấu hiệu chững lại. Apple cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Huawei và các thương hiệu Trung Quốc khác.
Trong khi đó, lĩnh vực nội dung số đang bùng nổ với doanh thu ngày càng tăng cao trên App Store và iTunes. Bằng quan hệ đối tác mới, gã khổng lồ Cupertino sẽ tiếp tục mở rộng lượng khách hàng của mình.
Giờ đây dịch vụ của Apple sẽ xuất hiện nhiều hơn tại các gia đình có sử dụng Smart TV, cho dù họ không sở hữu Apple TV hoặc thậm chí là không có iPhone, iPad. HomeKit cũng nhận được cơ hội tốt hơn để cạnh tranh với các nền tảng tương tự của Google và Alexa.
Apple không xuất hiện tại CES, nhưng chiến lược của họ đối với sự kiện này dường như đã thay đổi. Hệ sinh thái vốn đóng kín của hãng đang bắt đầu được mở rộng, dọn đường cho các chiến lược kinh doanh mới mẻ trong tương lại.
Theo zing
Ứng dụng trên iPhone nhiễm phần mềm độc hại dễ gây mất tiền oan Theo Công ty bảo mật Securitybox, người dùng nên thận trọng khi dùng các ứng dụng trên iPhone liên kết với máy chủ Golduck vì có thể nhiễm phần mềm độc hại. Công ty bảo mật Securitybox cho biết, người dùng iPhone nên tránh sử dụng 14 ứng dụng gồm: Commando Metal: Classic Contra; Super Pentron Adventure: Super Hard; Classic Tank vs Super...