Tòa án Hàn Quốc mở rộng điều tra về thương vụ sáp nhập của Samsung
Mục đích của phiên tòa là xem xét quyết định tạm giam ông Lee Jae-yong, sau khi các công tố viên Hàn Quốc đề nghị bắt giữ ông này trong khuôn khổ cuộc điều tra liên quan đến việc thừa kế tập đoàn.
Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong (giữa) tới Tòa án Quận Trung tâm Seoul, Hàn Quốc ngày 8/6. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Ngày 8/6, Tòa án Hàn Quốc đã mở phiên thẩm định phục vụ cuộc điều tra về thương vụ sáp nhập hai chi nhánh của tập đoàn Samsung.
Video đang HOT
Mục đích của phiên tòa là xem xét quyết định tạm giam Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong, sau khi các công tố viên Hàn Quốc hôm 4/6 vừa qua đề nghị bắt giữ ông này trong khuôn khổ cuộc điều tra liên quan đến việc thừa kế tập đoàn. Ông Lee Jae-yong đã trình diện trong phiên tòa ngày 8/6.
Ngoài ông Lee Jae-yong, cơ quan công tố cũng đề nghị bắt giam nguyên Giám đốc Bộ phận Chiến lược tương lai của Samsung, ông Choi Gee-sung và nguyên Giám đốc Chiến lược, ông Kim Jong-joong.
Viện Kiểm sát Hàn Quốc cáo buộc Phó Chủ tịch Lee Jae-yong đã có hành vi bất chính, thay đổi số liệu trong sổ sách kế toán của Công ty Y sinh Samsung, đồng thời giành quyền thừa kế điều hành tập đoàn bằng thương vụ sáp nhập công ty xây dựng Samsung và công ty công nghiệp Cheil năm 2015.
Các công tố viên cho biết đã phát hiện hành vi điều chỉnh giá trong từng giai đoạn của quá trình sáp nhập hai công ty này.
Đặc biệt, phía Viện Kiểm sát đã trình tòa án hàng trăm báo cáo của Bộ phận Chiến lược tương lai của Samsung để chứng minh ông Lee Jae-yong có liên quan đến những hành vi bất chính này.
Phó Chủ tịch tập đoàn Samsung hiện vẫn phủ nhận toàn bộ cáo buộc, khẳng định không ra chỉ thị cũng như không nhận được bất cứ báo cáo liên quan nào.
Nếu tòa phát lệnh bắt giữ, ông Lee Jae-yong sẽ tiếp tục ngồi tù sau khi được trả tự do hồi tháng 2/2018 sau một năm bị tạm giữ.
Người thừa kế tập đoàn Samsung được thả sau khi một tòa án phúc thẩm của Hàn Quốc tuyên ông này mức án tù treo vì hối lộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye.
Anh cân nhắc tìm nguồn cung thiết bị mạng 5G từ Hàn Quốc và Nhật Bản
Các cuộc đàm phán giữa giới chức Anh với NEC Corp (Nhật Bản) và Samsung Electronics Co Ltd (Hàn Quốc) là một phần trong kế hoạch đa dạng hóa các nhà cung cấp thiết bị 5G mà Chính phủ Anh đã công bố.
Biểu tượng mạng 5G tại một triển lãm ở Los Angeles, Mỹ.
Một nguồn thạo tin mới đây tiết lộ giới chức Anh đã thảo luận về vấn đề nguồn cung cấp thiết bị mạng 5G với các công ty ở Hàn Quốc và Nhật Bản như một phần của nỗ lực phát triển các lựa chọn thay thế Huawei Technologies của Trung Quốc.
Theo nguồn tin, các cuộc đàm phán giữa giới chức Anh với NEC Corp của Nhật Bản và Samsung Electronics Co Ltd của Hàn Quốc là một phần trong kế hoạch đa dạng hóa các nhà cung cấp thiết bị 5G mà Chính phủ Anh đã công bố hồi năm ngoái.
Hồi tháng Một năm nay, Chính phủ Anh đã định danh Huawei là "nhà cung cấp rủi ro cao" và hạn chế mức tham gia của tập đoàn thiết bị viễn thông Trung Quốc trong mạng 5G của nước này ở mức 35%. London cũng không để Huawei tham gia vào phần liên quan mật thiết tới dữ liệu của mạng 5G.
Nhưng trước những áp lực từ phía Mỹ và các nhà lập pháp khác, Thủ tướng Boris Johnson đã dần thu hẹp lại hoạt động của Huawei trong phát triển mạng 5G tại nước Anh. Mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc cũng trở nên căng thẳng khi tình hình tại Hong Kong (Trung Quốc) nóng trở lại và những tranh cãi xung quanh đại dịch COVID-19 nổ ra.
London hiện đang xem xét khả năng loại Huawei khỏi mạng 5G hoàn toàn vào năm 2023 và thúc đẩy các kế hoạch phát triển một loạt các nhà cung cấp thay thế. Hồi cuối tháng Năm, truyền thông đã đưa tin nước Anh muốn Mỹ thành lập một câu lạc bộ gồm 10 quốc gia có thể phát triển công nghệ mạng 5G của riêng mình và giảm sự phụ thuộc vào Huawei.
Với những thông tin đồn đoán mới nhất, việc Thủ tướng Anh muốn đưa Huawei ra khỏi hệ thống mạng 5G của nước này có thể làm phức tạp đáng kể mối quan hệ của London với Trung Quốc khi ông Johnson đang tìm kiếm các đối tác thương mại mới sau khi đảo quốc này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Huawei là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị mạng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp trị giá 123 tỷ USD này đang đứng trước thách thức rất lớn, sau khi Washington hồi giữa tháng Năm tuyên bố siết chặt hơn nữa việc sử dụng công nghệ Mỹ của các công ty sản xuất chip nước ngoài. Chính quyền Mỹ cũng quyết định loại Huawei khỏi danh sách các nhà cung cấp chất bán dẫn cho các công ty công nghệ Mỹ./.
Samsung đẩy mạnh sản xuất NAND để đáp ứng nhu cầu Samsung đã công bố kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất chip nhớ flash NAND tại Pyeongtaek, Hàn Quốc, nhằm giúp hãng đáp ứng nhu cầu từ trung tâm dữ liệu và thị trường di động. Cơ sở Pyeongtaek của Samsung sẽ đi vào hoạt động trong năm sau Theo Neowin, Samsung có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt tại...