Tòa án EU xem xét các cáo buộc sai phạm trong quá trình mua vaccine ngừa COVID-19
Ngày 7/10, Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (EU) thông báo, vào tháng tới sẽ bắt đầu xem xét các cáo buộc Ủy ban châu Âu (EC) thiếu minh bạch thông tin trong việc đặt mua vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của BioNtech-Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Vụ kiện tập trung vào các tin nhắn trao đổi trong giai đoạn cao điểm của đại dịch COVID-19 giữa Chủ tịch EC Ursula von der Leyen với ông Albert Bourla, Giám đốc điều hành hãng Pfizer, nhằm đạt được thỏa thuận đặt mua số lượng lớn vaccine cho EU. Nội dung cuộc trao đổi chưa từng được công khai mà do báo The New York Times của Mỹ công bố hồi năm 2021. Năm ngoái, báo này đã kiện EC vì không công khai các tin nhắn, bất chấp yêu cầu về quyền tự do thông tin.
Người phát ngôn của Tòa án Công lý EU xác nhận sẽ xem xét khiếu nại của The New York Times vào ngày 15/11 tới. Các bên sẽ có cơ hội trình bày luận điểm trong phiên tòa công khai và dự kiến tòa sẽ đưa ra phán quyết sau vài tháng.
Video đang HOT
Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, EU đã nhanh chóng hành động để đảm bảo có được vaccine cho người dân trong bối cảnh nhu cầu tăng rất cao trên toàn cầu. EC đã lựa chọn Pfizer làm nhà cung cấp chính. Tuy nhiên, nhiều yếu tố trong quá trình mua vaccine đã được bảo mật, dẫn đến những cáo buộc thiếu minh bạch và một số vụ kiện tại Bỉ cũng như tại các tòa án của EU.
Tháng 1/2022, cơ quan thanh tra của EU kết luận EC đã thiếu sót trong công tác quản lý khi không xác định được các tin nhắn và không công khai nội dung các tin nhắn này. Cơ quan này cho rằng cần phải tuân thủ quy định minh bạch thông tin của EU đối với các tài liệu chính thức, điều mà bà Von der Leyen phản đối. Trước đó, EC từ chối công khai tin nhắn cũng như xác nhận liệu các nội dung này có tồn tại hay không, dù chính bà Von der Leyen đã từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn trước đó.
EU yêu cầu Ba Lan nộp phạt vì không tuân thủ phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu
174 triệu euro sẽ bị khấu trừ từ quỹ EU phân bổ cho Ba Lan nếu nước này tiếp tục từ chối trả các khoản tiền phạt.
Tòa án EU đã quyết định phạt Ba Lan 500.000 euro mỗi ngày liên quan đến vấn đề tư pháp. Ảnh: Reuters
Theo mạng tin Euractiv.pl (Ba Lan) ngày 25/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã gửi cho Ba Lan sáu thông báo chính thức yêu cầu trả khoản tiền phạt còn nợ hàng ngày vì không tuân thủ phán quyết của Tòa án Công lý EU. Phán quyết này buộc Ba Lan phải xóa bỏ Phòng Kỷ luật mới được thành lập và bị chỉ trích nặng nề thuộc Tòa án tối cao của nước này.
Theo EC và Tòa án EU, Phòng Kỷ luật trên có thể đóng vai trò là công cụ để "bức hại các thẩm phán chỉ trích chính phủ".
"174 triệu euro sẽ bị khấu trừ" từ quỹ EU phân bổ cho Ba Lan nếu nước này tiếp tục từ chối trả các khoản tiền phạt đã được đưa ra, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Christian Wiegand thông báo.
Các nhà chức trách Ba Lan đã giải thể Phòng Kỷ luật và thay thế bằng một Phòng Pháp lý Chuyên nghiệp mới. Điều này không giải quyết được toàn bộ vấn đề và không dẫn đến việc Ủy ban thu hồi án phạt.
Vào tháng 11/2022, Chính phủ Ba Lan đã yêu cầu EC rút lại quyết định trừng phạt, lập luận rằng bằng cách giải tán Phòng Kỷ luật, họ đã thực hiện các cải cách để tuân thủ phán quyết của Tòa án EU.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Tòa án Công lý EU Lars Bay Larsen cho biết các biện pháp mà Ba Lan áp dụng là không đủ để đảm bảo thực hiện tất cả các yêu cầu mà tòa án đã đưa ra. Nhưng tiền phạt đã giảm từ 1 triệu euro mỗi ngày xuống còn 500.000 euro.
Trong khi công nhận rằng Ba Lan đã thực hiện một số thay đổi, ông Larsen lưu ý rằng có những vấn đề vẫn chưa bị đình chỉ. Quyết định của Tòa án EU không chỉ liên quan đến chính Phòng Kỷ luật mà còn liên quan đến toàn bộ hệ thống tư pháp.
Tiền phạt đã được thu kể từ ngày 3/11/2021. Thông báo trên liên quan đến khoảng thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2023. Việc nộp phạt sẽ kết thúc vào ngày 5/6 tới, khi Tòa án EU đưa ra phán quyết cuối cùng về vấn đề tư pháp của Ba Lan.
Xung đột Hamas - Israel: Cộng đồng quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) Volker Turk yêu cầu cộng đồng quốc tế hành động ngay lập tức để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần một năm qua ở Dải Gaza. Cao ủy LHQ về nhân quyền Volker Turk phát biểu trong cuộc họp ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 6/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Geneva,...