Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
Bộ Tư pháp Mỹ mới đây công bố gần 200 người đã bị buộc tội liên quan đến gian lận trong các chương trình chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc, với số tiền bị chiếm đoạt lên đến 2,7 tỷ USD.
Bộ Tư pháp Mỹ mở đợt truy quét sai phạm trong ngành y tế. Ảnh Getty Images.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland ngày 27/6 công bố cáo buộc đối với các bác sĩ, y tá và những người liên quan khác trên khắp đất nước bị cáo buộc về nhiều vụ lừa đảo, gian lận trong ngành y tế.
“Dù là kẻ buôn lậu ma túy, giám đốc điều hành công ty hoặc chuyên gia y tế được một công ty chăm sóc sức khỏe tuyển dụng, nếu bạn thu lợi bất chính từ việc phân phối bất hợp pháp các chất bị kiểm soát, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Garland nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đáng chú ý phải kể đến vụ khai khống ở bang Arizona, các công tố viên đã cáo buộc hai chủ sở hữu của các công ty chăm sóc vết thương đã nhận hơn 330 triệu USD tiền lại quả như một phần của kế hoạch lập hóa đơn gian lận. Bộ Tư pháp cho biết các y tá ở nhiều trung tâm y tế bị ép phải sử dụng loại băng vết thương không cần thiết cho những bệnh nhân lớn tuổi. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn giúp nhiều đối tượng thu lợi từ việc khai khống hóa đơn viện phí hoặc bồi thường thương tổn.
Theo hồ sơ tòa án, số tiền mà các đối tượng thu được trong vụ việc này lên đến 900 triệu USD. Chủ sở hữu của các công ty chăm sóc vết thương, Alexandra Gehrke và Jeffrey King, đã bị bắt trong tháng này tại sân bay Phoenix khi họ đang lên chuyến bay tới London.
Nhà chức trách cáo buộc Gehrke và King, mới kết hôn năm nay, biết trước rằng mình có thể bị bắt nên đã lên kế hoạch bỏ trốn. Tại nhà của họ, lực lượng chức năng tìm thấy một cuốn sách có nội dung liên quan đến việc làm cách nào để bỏ trốn, xóa dấu vết.
Gehrke và King sống xa hoa nhờ gian lận y tế. Theo các công tố viên, hai người này sở hữu những chiếc xe hơi sang trọng, một ngôi nhà trị giá gần 6 triệu USD và hơn 520.000 USD vàng miếng, tiền xu và đồ trang sức. Hơn 52 triệu USD từ tài khoản ngân hàng cá nhân và doanh nghiệp của Gehrke đã bị thu giữ sau khi bà này bị bắt.
Tổng cộng, 193 người đã bị buộc tội trong một loạt vụ án riêng biệt trong cuộc truy quét gian lận chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc. Nhà chức trách đã tịch thu hơn 230 triệu USD tiền mặt, ô tô hạng sang và các tài sản khác. Bộ Tư pháp Mỹ thực hiện các nỗ lực này định kỳ với mục tiêu giúp ngăn chặn những hành vi sai trái tiềm ẩn khác. Ước tính, số tiền bị gian lận trong các vụ việc lần này lên đến 2,7 tỷ USD.
Trong một vụ án khác ở Arizona, một phụ nữ bị buộc tội làm giả giấy tờ về các dịch vụ điều trị lạm dụng chất gây nghiện nhưng trên thực tế lại không phục vụ bất kỳ mục đích thực sự nào hoặc thậm chí không cung cấp dịch vụ này cho đối tượng có thật nào.
Một trường hợp khác ở Florida bị cáo buộc gian lận khi phân phối thuốc điều trị HIV không đúng nhãn hiệu. Các công tố viên cho biết đối tượng mua thuốc được ở chợ đen, bán lại cho các hiệu thuốc và sau đó cung cấp thuốc cho bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân được đưa cho những chai chứa các loại thuốc khác với loại thuốc ghi trên nhãn. Các công tố viên cho biết một bệnh nhân đã bất tỉnh trong 24 giờ sau khi uống thứ mà được cho là thuốc điều trị HIV nhưng thực ra là thuốc chống loạn thần.
Italy: Bắt giữ 22 người vì gian lận quỹ của EU
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 4/4, cảnh sát tài chính thành phố Venice, miền Bắc Italy đã thi hành lệnh, do Văn phòng Công tố châu Âu (EPPO) ban hành, để bắt giữ 22 người liên quan đến một vụ lừa đảo lớn tiền của Liên minh châu Âu (EU) cho Kế hoạch Phục hồi và chống đỡ quốc gia của Italy (PNNR).
Mạng lưới tội phạm bị cáo buộc đã bỏ túi tiền tài trợ cho các dự án mà chúng không có ý định thực hiện và sử dụng các công ty giả được thành lập ở nước ngoài, đặc biệt là ở Slovakia, Romania và Áo, để rửa tiền. 8 trong số các nghi phạm đã bị bắt vào tù trong khi 14 người còn lại bị quản thúc tại gia. 2 nghi phạm khác bị cấm hoạt động nghề nghiệp và thương mại.
Hơn 150 cảnh sát đã tham gia vào các cuộc khám xét và hoạt động để thu giữ tài sản trị giá hơn 600 triệu euro ở các vùng Veneto, Lombardy, Trentino Alto Adige, Friuli Venezia Giulia, Tuscany, Lazio, Campania và Puglia.
Cảnh sát của Slovakia, Romania và Áo cũng tham gia hoạt động này.
Cảnh sát tài chính Venice đã phát hiện ra vụ lừa đảo nhờ vào khoảng 100 báo cáo về các hoạt động đáng ngờ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump không trả được khoản phạt 454 triệu USD? Ngày 25/3 là hạn chót để cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trả khoản phạt 454 triệu USD (bao gồm tiền lãi) liên quan cáo buộc kê khống giá trị tài sản để lừa gạt người cho vay và công ty bảo hiểm. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa, hàng đầu) tại một phiên xét xử của tòa án quận Manhattan, bang...