Tòa án Anh từ chối xem xét lại việc dẫn độ Assange
Tòa án Tối cao Anh đã bác bỏ đề nghị của nhà sáng lập Wikileaks, ông Julian Assange về việc xem xét lại phán quyết dẫn độ ông sang Thụy Điển.
Biểu tình đòi thả Julian Assange tại Sydney (Nguồn: AFP)
Thông báo của tòa án cho hay: “Tòa án Tối cao của Anh đã bác bỏ đề nghị của bà Dinah Rose QC, luật sư của ông Julian Asange, về việc mở lại vụ án”.
Theo một số nguồn tin, đa số các thẩm phán trong bồi thẩm đoàn đã nhất trí bác đề nghị của ông Assange.
Tháng trước, Tòa án Tối cao Anh đã bác đề nghị phản đối quyết định dẫn độ sang Thụy Điển của nhóm luật sư bào chữa cho ông Assange.
Tòa án Tối cao Anh khẳng định cơ quan công tố Thụy Điển có đủ thẩm quyền về mặt pháp lý để đưa ra lệnh bắt giữ Assange và bác đơn kháng cáo của Assange. Trước đó, hai toà án cấp thấp hơn ở Anh cũng đã ra lệnh dẫn độ Assange về Thụy Điển. Assange có 14 ngày để kháng cáo quyết định của Tòa án Tối cao Anh.
Assange, 40 tuổi, đã từng làm rúng động toàn thế giới vào năm 2010 khi phát tán qua trang mạng Wikileaks hàng trăm nghìn điện tín ngoại giao bí mật của Mỹ. Cựu hacker máy tính khẳng định các cáo buộc do hai người phụ nữ ở Thụy Điển đưa ra là hoàn toàn mang động cơ chính trị. Tuy nhiên, những thẩm phán Anh bác bỏ các lý lẽ của Assange./.
Video đang HOT
Theo TTXVN
Chưa dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks
Phía bảo vệ ông Julian Assange, nhà sáng lập trang web nổi tiếng WikiLeaks, đã làm tất cả để lệnh dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks sang Thụy Điển của tòa thượng thẩm London phải tạm hoãn. Đúng vào lúc chuẩn bị thi hành án, luật sư của Assange là bà Dinah Rose bất ngờ đưa ra khiếu nại với thẩm phán và kết quả là ông có thêm 14 ngày kháng án.
Như vậy, theo quyết định của tòa án, việc dẫn độ Assange từ Anh sang Thụy Điển sẽ không diễn ra trước ngày 13/6/2012.
Ông Julian Assange và luật sư Dinah Rose trả lời phỏng vấn báo chí.
Cần nhắc lại rằng, quyết định dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks sang Thụy Điển được tòa án Belmarsh, Anh ra phán quyết từ tháng 2/2011. Trong khoảng thời gian này các luật sư của ông Assange liên tục đưa ra nhiều lý do, khiến việc thi hành án không thể thực hiện được. Các luật sư của ông Assange còn kháng án đối với quyết định của tòa Belmarsh lên tòa thượng thẩm London, nhưng bị bác bỏ. Sau đó họ dùng chiến thuật khác là yêu cầu tòa xem xét vụ việc với "tính quan trọng của vụ việc đối với xã hội" và được thượng thẩm London chấp thuận.
Khiếu nại của Assange đối với tòa thượng thẩm London ngày 30/5/2012 chủ yếu là các thủ thuật và dựa các kẽ hở của luật pháp. Bản chất của cuộc tranh luận tại tòa là tòa án Thụy Điển (nói chính xác là Văn phòng công tố quốc gia Thụy Điển) có quyền đưa ra lệnh truy nã quốc tế đối với Julian Assange hay không? Nói cách khác là Văn phòng công tố quốc gia Thụy Điển có đúng là đại diện hợp pháp của "chính quyền tư pháp" (autorité judiciare - thuật ngữ sử dụng trong Công ước Vienna về quyền thỏa thuận quốc tế) hay không?
Bảy vị thẩm phán của tòa thượng thẩm London - nếu như tin vào thông cáo của cơ quan này - đã "làm việc cật lực", nghiên cứu cả "núi" văn kiện, thỏa thuận, công ước quốc tế... để nhận thức và làm rõ bản chất của thuật ngữ "chính quyền tư pháp". Phần lớn các thẩm phán (5/7 vị) đều nhất trí rằng, Văn phòng công tố quốc gia Thụy Điển hoàn toàn có quyền và là đại diện hợp pháp của "chính quyền tư pháp".
Hai vị thẩm phán không đồng ý với nhận định nêu trên và cho rằng, một số điều khoản của luật pháp (dù không đúng) vẫn được tạo ra bởi số đông. Và quan trọng hơn, năm vị thẩm phán của tòa thượng thẩm khẳng định tính hợp pháp là dựa trên quyết định của quốc hội Anh - cơ quan phê chuẩn và tham gia công ước dẫn độ quốc tế. Quốc hội Anh khi dịch cụm từ "autorité judiciare/chính quyền tư pháp" từ tiếng Pháp qua tiếng Anh hiểu rằng đó chỉ là dành cho tòa án chứ không phải văn phòng công tố. Chính sự khác biệt này (tòa án - văn phòng công tố) là cái cớ để phía bảo vệ ông Assange đưa ra để tranh tụng với tòa án.
Dù có sự hiểu chưa đúng về thuật ngữ đối với hai nhánh của chính quyền, nhưng điều này không hề ảnh hưởng tới phán quyết về dẫn độ của tòa án tối cao đối với ông Assange là hoàn toàn hợp pháp.
Mọi chuyện có thể diễn ra thuận buồm xuôi gió nếu như không có phản ứng hết sức nhanh lẹ của luật sư Dinah Rose. Trong phiên tòa gần đây nhất, do tắc nghẽn giao thông nên ông Assange không có mặt và sau khi nghe phán quyết của tòa án, bà Dinah Rose đã bày tỏ "mối lo ngại sâu sắc" rằng, phần lớn các vị thẩm phán khi ra phán quyết, đều dựa vào Công ước Vienna về quyền thỏa thuận quốc tế. Dinah Rose lưu ý rằng, trong các cuộc tranh tụng, công ước này hầu như không được nhắc đến và phía bên bị đơn dù là trên lý thuyết đã không có cơ hội để bác bỏ các lập luận dựa trên công ước đó.
Có thể thấy đây là lần đầu tiên kể từ khi tòa án tối cao được thành lập vào năm 2009, một phán quyết đã gây nên tranh cãi. Luật sư Dinah Rose đã tạo ra ấn tượng lớn và buộc thẩm phán Nicolas Phillips, người chủ trì phiên tòa phải tiếp nhận đơn kháng cáo. Tóm lại là các luật sư của ông Julian Assange sẽ có hai tuần tìm cách đưa ra các lý lẽ đối với tòa án tối cao để cho phép thân chủ của mình nộp đơn kháng cáo bất thường.
Biếm họa về vụ WikiLeaks.
Trong trường hợp tòa án tối cao từ chối đơn kháng cáo của Assange, các luật sư của ông chỉ còn một lối thoát cuối cùng: Trong thời hạn 7 ngày phải kháng cáo lên Tòa án nhân quyền châu Âu. Tuy nhiên về luật định không rõ ông Assange có quyền yêu cầu được hoãn thi hành án (dẫn độ về Thụy Điển) nữa hay không (!?). Và chỉ khi Tòa án nhân quyền châu Âu yêu cầu thì nhà sáng lập WikiLeaks mới có cơ hội tạm thời không bị dẫn độ. Nhưng dù có thế nào, thì trong vòng 10 ngày, chính quyền Anh sẽ thực thi án đối với ông Assange kể từ khi tòa ra phán quyết.
Điều gì đang chờ đợi ông Julian Assange tại Thụy Điển nếu ông bị dẫn độ qua đó? Rất khó mà nói trước diễn biến của câu chuyện này. Các cáo buộc Assange về tấn công tình dục và cưỡng hiếp khó mà có thể lung lạc được ông này. Điều mà Assange lo lắng nhất là có thể ông bị cơ quan tình báo Mỹ - CIA truy sát.
Trong trường hợp nhà sáng lập WikiLeaks bị chuyển cho Mỹ (điều có thể xảy ra sau khi ông Assange bị dẫn độ về Thụy Điển), ông sẽ đối diện với hàng loạt cáo buộc khác, giống như Bradley Manning cựu nhân viên phân tích của quân đội Mỹ, người cung cấp thông tin cho Assange. Tuy thế, cũng có sự khác biệt do ông Assange là công dân Úc, không phục vụ trong quân đội Mỹ nên sẽ không bị buộc tội phản quốc và như vậy ông sẽ không bị lĩnh án tử hình. Nhiều khả năng ông này sẽ bị Mỹ kết án tù chung thân.
Trong tình thế ngặt nghèo như vậy, Assange còn một tia hy vọng nhỏ nhoi là yêu cầu tòa án xem xét về tính ổn định của show game "World of Tomorrow" do ông làm MC và đang xuất khẩu cho kênh Russia Today của Nga. Lãnh đạo kênh Russia Today - bà Margarita Simonyan, hứa rằng dù có khả năng ông Assange bị dẫn độ về Thụy Điển, nhưng "World of Tomorrow" vẫn phát sóng (gồm 12 chương trình/năm) và hiện nay đã trình chiếu được 6 chương trình.
Tuy nhiên, không có khả năng tòa án cho phép Assange tự do để thực hiện show game "World of Tomorrow". Và có lẽ Russia Today sẽ không tiếp tục ký hợp đồng với Assange bởi ông sẽ không có khả năng thực hiện show game một khi đã ngồi trong nhà tù Thụy Điển, hoặc Mỹ. Và như vậy, một kết buồn cho Julian Assange ngày càng hiện rõ.
Theo PLVN
Julian Assange tiếp tục ra tòa Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange quay lại tòa hôm 5-12 trong nỗ lực mới nhất nhằm chống lại việc bị dẫn độ về Thụy Điển để đối mặt với những cáo buộc xâm phạm tình dục. Tại Tòa Dân sự Tối cao, ông Assange sẽ yêu cầu các thẩm phán cho phép đưa vụ việc ra Tòa án Tối cao. Theo luật...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'

Trung Quốc đề xuất giúp xoa dịu căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Số người chết do vụ nổ cảng tăng cao, lãnh tụ tối cao Iran ra chỉ đạo

Sắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thường
Có thể bạn quan tâm

HyperOS 3 sẽ thổi luồng gió mới cho thiết bị Xiaomi
Thế giới số
07:42:34 29/04/2025
Nam ca sĩ Thái Lan đăng đàn "bóc phốt" đồng nghiệp hành hung đến rạn xương, còn quấy rối 1 sao nam khác
Sao châu á
07:38:02 29/04/2025
Nghi phạm 16 tuổi cầm đầu đường dây mua bán người xuyên biên giới
Pháp luật
07:29:08 29/04/2025
Sự trở lại của "Tia chớp lửa" tại ĐTDV Mùa Xuân 2025, lịch sử có sang trang?
Mọt game
07:21:24 29/04/2025
Kính James Webb xác nhận hành tinh lạnh lẽo nhất từng được tìm thấy
Lạ vui
07:20:20 29/04/2025
Chi Pu 'nổ profile' 3 đời dịp 30/4, fan đủ wow vì quá ngầu, toàn QN hàm đại tá
Sao việt
07:20:16 29/04/2025
Thiếu gia nhà bầu Hiển xả vai chủ tịch bắt trend "nháy mắt Kim Seon Ho", hoa hậu Đỗ Mỹ Linh liền có phản ứng này
Netizen
07:18:54 29/04/2025
Lập liên tiếp 3 siêu phẩm đá phạt, Công Phượng vẫn chưa lấy được "tấm vé" từ HLV Kim Sang-sik?
Sao thể thao
07:16:25 29/04/2025
Đã mắt ngắm mâm cỗ được trang trí cờ đỏ sao vàng đẹp rực rỡ của mẹ đảm, ai thấy cũng phải khen tới tấp
Ẩm thực
06:38:06 29/04/2025
Nữ ca sĩ Việt 3 đời chồng: "Khi mình không làm ra tiền, ngồi ở nhà thì mọi chuyện mới xảy ra"
Tv show
06:15:01 29/04/2025