Tổ tiên loài người cũng ngủ đông như một số loài vật?
Hóa thạch 400.000 năm tuổi tại Tây Ban Nha dẫn đến giả thuyết con người từng rơi vào trạng thái ngủ đông để sống sót trong mùa đông khắc nghiệt.
Các nhà khảo cổ học thám hiểm hang động Sima de los Huesos ở Tây Ban Nha
Theo nghiên cứu vừa đăng trên chuyên san L’Anthropologie và dựa trên khai quật một hang động Sima de los Huesos ở Atapuerca (Tây Ban Nha), tổ tiên của chúng ta cũng có thể từng ngủ đông nhằm sống sót qua mùa đông khắc nghiệt.
Giả thuyết về sự ngủ đông của con người đến từ các hóa thạch 400.000 năm tuổi được phát hiện tại các hang động ở Tây Ban Nha. Giới khoa học lưu ý rằng hóa thạch của tổ tiên loài người được chôn ở đó có dấu hiệu bệnh tật liên quan đến việc ngủ đông môi trường hang động có điều kiện không thuận lợi.
“Giả thuyết về sự ngủ đông phù hợp với bằng chứng di truyền và với thực tế là tông người ở Sima de los Huesos từng sống trong thời kỳ băng giá tột độ”, theo nghiên cứu.
Video đang HOT
Theo đó, khi mùa đông khắc nghiệt đến, loài linh trưởng họ người sẽ rơi vào tình trạng trao đổi chất có thể giúp họ sống sót qua thời gian dài trong điều kiện băng giá, thiếu thốn lương thực và trữ lượng mỡ trong cơ thể.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng giả thuyết trên nghe có vẻ khó tin, nhưng thực tế thì ngủ đông là hành vi quen thuộc của nhiều động vật hữu nhũ.
“Điều này rất thú vị và chắc chắc sẽ gây tranh cãi. Tuy nhiên, cần đánh giá hoàn toàn các hóa thạch ở Sima trước khi kết luận”, theo chuyên gia Patrick Randolph-Quinney tại Đại học Northumbria ở Newcastle (Anh) nhận định trên tờ The Guardian .
Những loài hay ngủ đông thường thấy là ong nghệ, nhím gai, sóc đất, rùa, vượn cáo đuôi dày, dơi và nhiều loài khác.
Hé lộ bí ẩn xác ướp rắn, chim,.. trong các lăng mộ Ai Cập cổ đại
Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết để đảm bảo họ tái sinh ở thế giới bên kia. Trong các lăng mộ, ngoài hài cốt, điều gây ngạc nhiên là còn có rất nhiều xác động vật, một bí ẩn đang được các nhà khoa học tìm cách giải mã.
Trong các ngôi mộ ở Thung lũng sông Nile, Ai Cập, các nhà khảo cổ học tìm thấy vô số xác ướp động vật, gồm mèo, cò ruồi, diều hâu, rắn, cá sấu và chó,...
Các nhà khoa học đã xác định thành phần đồng vị của oxy, carbon, nitơ, lưu huỳnh và stronti trong các mẫu và so sánh kết quả với dữ liệu tương tự đối với xác ướp người, từ đó xác định xác ướp động vật có nguồn gốc hoang dã hay vật nuôi.
Xác ướp chim phổ biến trong các lăng mộ Ai Cập cổ đại. Ảnh: Romain Amiot/LGL-TPE/CNRS.
Từ những kết quả nghiên cứu đã gợi ý rằng, hài cốt động vật được ướp xác có thể được chôn theo hài cốt người với mục đích: vật nuôi được chôn cùng với chủ nhân của chúng; xác ướp thức ăn (là động vật) được chôn cùng với con người để cung cấp thức ăn ở thế giới bên kia; những con vật linh thiêng được thờ cúng; lễ vật vàng mã mô tả các vị thần,..
Hình chụp X-quang xác ướp chim. Ảnh: Nature.
Đồ cúng bằng vàng mã là những xác ướp động vật cho đến nay phổ biến nhất. Việc sản xuất chúng bắt đầu một cách nghiêm túc vào thời kì Hậu nguyên (672-332 trước Công nguyên) đến thời kì La Mã, ít nhất là đến thế kỉ thứ tư sau Công nguyên với hàng triệu xác ướp.
Hình chụp X-quang xác ướp mèo. Ảnh: Nature.
Lễ vật vàng mã được dâng cho các vị thần, với những con vật cụ thể gắn với từng vị thần. Các vị thần cũng có thể được tượng trưng như động vật, chẳng hạn như nữ thần Bastet, người có thể được mô tả như một con mèo hoặc một con người với đầu mèo; và thần Horus, người thường được miêu tả là một con diều hâu hoặc chim ưng.
Một số mẫu xác ướp động vật. Ảnh: Naturre.
Các nhà Ai Cập học cũng cho rằng, động vật vàng mã được ướp xác có ý nghĩa hoạt động như những sứ giả giữa con người trên và các vị thần.
Việc cung ứng động vật để ướp xác phổ biến đến mức nó trở thành một nghề chuyên nghiệp tại những trại nuôi động vật, trong khi các loài động vật khác được nhập khẩu hoặc săn bắt từ tự nhiên. Các thầy tu trong đền thờ giết và ướp xác những con vật để chúng được dùng làm vật cúng dường cho các vị thần.
Khai quật lăng mộ 2500 năm tuổi, tìm thấy hàng loạt lời nguyền xác ướp Ai Cập khắc trên tường Theo Salima Ikram, nhà Ai Cập học ở Đại học Mỹ tại Cairo, những lời nguyền được khắc trong các ngôi mộ cổ chủ yếu nhằm ngăn cản những kẻ trộm mộ có ý đồ xâm phạm nơi yên nghỉ của các xác ướp. Hàng ngàn năm trước, những người Ai Cập cổ đại đã được an táng tại thành phố Saqqara, cách...