Tò mò món bánh “gây bão” minigame Món ngon mùa dịch
Dù tham gia minigame Món ngon mùa dịch muộn hơn các thành viên khác nhưng bài dự thi bánh mì tình yêu của chị Thúy Vânlại nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là những ngày gần đây người dân TPHCM trên mạng xã hội đang thể sự nhớ nhung món bánh mì Sài Gòn mà vì giãn cách nên không còn được ăn.
Ngoài chia sẻ công thức làm bánh mì thì chị Thúy Vân còn lồng vào đó câu chuyện dí dỏm về tình yêu, hạnh phúc của gia đình mình. Hiện bài dự thi của chị đang nhận được 235 lượt thích, 47 lượt bình luận, 34 lượt chia sẻ (thuộc nhóm bài tương tác cao trên Ăn ngon nấu khéo) và vẫn còn tiếp tục tăng lên trong vài ngày tới. Cùng Sài Gòn Tiếp Thị chinh phục ngay món bánh mì với công thức gợi ý từ chị Vân nhé!
Nguyên liệu
500g bột mì số 13 (không có dùng bột mì đa dụng)
10g men khô
20g đường
4g muối
10g giấm
2 trứng gà
Video đang HOT
90g sữa chua
150g nước lọc (nếu không sử dụng trứng gà, sữa chua thì có thể thay thế thành 330g nước lọc)
Cách làm
Bước 1: Trộn tất cả các nguyên liệu trên và nhồi, nếu có máy thì nhồi máy tốc độ chậm tới cao, bột tạo khối thì để nghỉ 5 phút. Nhồi tiếp lần 2 cho cục bột mịn màng hơn rồi nghỉ tiếp 5 phút. Sau đó, nhồi bột lần 3 đến khi thấy bột kéo màng.
Bước 2: Chia bột thành mỗi cục nhỏ cỡ quả chanh (nặng tầm 40-50g) sẽ được khoảng 20 bánh mì bé bé xinh xinh (thoa dầu lên tay để không dính dễ thực hiện). Bóp hoặc cán bột dài và cuộn lại, túm mép hai đầu cho khít.
Bước 3: Đặt bánh lên khay để nướng và mang đi ủ, dùng khăn sạch mỏng phủ lên ủ trong lò nướng khoảng 50 – 60 phút, thấy bánh nở gấp đôi là mang ra rạch. Dùng dao lam bôi dầu ăn rạch mặt bánh và xịt nước lên bề mặt.
Bước 4: Chỉnh nhiệt lò 180 độ và nướng trong 20 phút, trong 10 phút đầu mở cửa lò xịt nước lên bánh 3 lần, sau đó thì để vỏ bánh giòn không nên xịt thêm. Bánh chín tắt lò để khoảng 3 phút là có thể lấy ra mẻ thành phẩm bánh mì bắt mắt, thơm ngon.
Hồi ức những món ngon mùa dịch năm Cô Vy thứ nhất
Bạn có còn nhớ cảm giác háo hức khi chờ đợi mẻ bánh tự làm đầu tiên ra lò? Hay sự ức chế khi đã làm theo đúng công thức mà món cà phê Dalgona vẫn không thành công?
Đó là những hồi ức khiến ta không thể nào quên về mùa dịch năm Cô Vy thứ nhất, về khoảng thời gian giãn cách xã hội ai ai cũng ở nhà học làm "masterchef". Cùng hồi tưởng lại những món ngon từng gây sốt trong những ngày ở nhà chống dịch Cô Vy năm thứ 2 này nhé!
Mặc dù không phải giãn cách toàn xã hội như những ngày đầu của đại dịch, bước vào năm Cô Vy thứ hai, người người nhà nhà đã bình tĩnh hơn để đối phó với dịch bệnh. Đa số mọi người giờ đây đã thấu hiểu tầm quan trọng của ý thức phòng dịch, hạn chế tụ tập nơi đông người, không ra ngoài khi không cần thiết, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Người ta cũng hiểu rằng, có thể những chuyến đi sẽ bị trì hoãn, nhiều kế hoạch du lịch phải hủy bỏ, nhưng đó cũng là cơ hội để ta tìm lại những bình yên đằng sau cánh cửa, trong những căn bếp.
CÀ PHÊ BỌT BIỂN DALGONA XUẤT HIỆN TRONG MÙA DỊCH
Cà phê Dalgona hay còn gọi là cà phê bọt biển, có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Món đồ uống này hấp dẫn người ta bởi lớp kem cà phê bồng bềnh và xốp mịn như mây, có vị ngọt ngào của đường và vị đắng nhẹ của cà phê. Dalgona được uống kèm sữa tươi không đường. Vị bùi của sữa kết hợp với vị ngọt của lớp kem tan chảy nơi đầu lưỡi đem đến cho người ta cảm giác sảng khoái mới lạ.
Là một món đồ uống dễ làm chỉ với vài nguyên liệu kiếm được ngay trong nhà trong mùa dịch, cà phê Dalgona đã gây ra một cơn sốt với những đầu bếp cây nhà lá vườn vào mùa dịch thứ nhất. Thế nhưng, cũng không ít người đã thất bại với món cà phê này. Bí quyết để tạo được lớp kem bông xốp là phải sử dụng cà phê đen hòa tan không đường, các loại cà phê sữa đóng gói chắc chắn sẽ khiến công sức đánh kem đến rã tay của bạn thất bại.
NHỮNG MÓN BÁNH TỪ NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU
Nhà nhà nướng bánh, người người làm bánh - đó là hình ảnh quen thuộc trong căn bếp thời điểm mùa dịch Cô Vy năm thứ nhất. Thú vui của việc làm bánh không nằm ở thành quả mà ở quá trình tỉ mẩn đong đếm nguyên liệu, cho đến nhăn mặt để hiểu công thức, cuối cùng là cảm giác vỡ òa khi được nhìn thấy thành quả là những chiếc bánh sau khi ra lò.
Nướng bánh cũng là một cách giết thời gian hiệu quả trong mùa dịch phải giãn cách xã hội. Với những gia đình có trẻ nhỏ, việc cho các em tiếp xúc với căn bếp thông qua những chiếc bánh còn là một hoạt động gắn kết thú vị, giúp bé tránh xa những thiết bị điện tử.
Có lẽ, nhiều người đã tìm được niềm vui từ chiếc bánh. Người ta vẫn nói rằng đồ ngọt có khả năng xoa dịu trái tim, họ đã không tin cho đến khi hương thơm ngọt ngào từ những chiếc bánh ra lò từ nồi chiên không dầu, vẻ ngoài có thể không được hấp dẫn, nhưng lại có khả năng làm trọn vẹn những xúc cảm của con người.
TRỨNG BỒNG BỀNH MÙA DỊCH
Còn gì hấp dẫn hơn vẻ núng nính đến tan chảy của món trứng bồng bềnh. Được lấy cảm hứng từ những đám mây trên trời cao, món trứng có độ xốp, nở lại cực kỳ đưa miệng đã chiếm được tình yêu của mọi người trong mùa dịch Cô Vy.
Điều làm nên khác biệt của món ăn này với trứng rán thông thường chính ở độ "bồng bềnh" được làm theo công thức tách rời lòng trắng với lòng đỏ, lòng trắng được khuấy cả nghìn lần cho đánh bông lên, sau đó mới trộn với lòng đỏ (đánh với muối), cuối cùng đổ hỗn hợp trên vào trong chảo.
BÁNH MÌ BƠ TỎI PHÔ MAI
Chỉ với 3 nguyên liệu đơ giản: Bánh mì, sốt bơ tỏi và phô mai, vậy mà sự kết hợp đỉnh cao này lại khiến nhiều người phát cuồng trong những ngày giãn cách mùa dịch năm đầu tiên. Trong màn sương u ám của dịch bệnh, hương vi ngọt ngào từ món bánh mì bơ tỏi phô mai đã xóa tan sự lo lắng của mỗi người.
Khi những chuyến đi vẫn đang tiếp túc bị trì hoãn, bạn đã học được bao nhiêu món ngon mới rồi? Hãy cùng chia sẻ cho Wanderlust Tips nhé các đầu bếp!
5 đặc sản bánh mì từ Bắc vào Nam Bánh mì xíu của Huế, bánh mì que Hải Phòng hay bánh mì Sài Gòn là những đặc sản ngon nhất khi ăn tại chính địa phương. Bánh mì que Bánh mì que còn gọi là bánh mì cay, đặc sản trứ danh Hải Phòng, khác hẳn các loại bánh mì ở Việt Nam. Bánh chỉ bằng hai ngón tay, dài khoảng một...