Tờ giấy chữ in đậm của TT Trump sau phiên điều trần địa chấn
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đi nhắc lại lời khai của của Đại sứ Mỹ tại EU Gordon Sondland từ một tờ giấy trước khi rời nhà Trắng hôm 20/11.
Trả lời các phóng viên bên ngoài nhà Trắng, tổng thống Mỹ trích lại một phần lời khai của đại sứ Mỹ tại EU, ông Gordon Sondland, người vừa dự phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện.
Ông chủ Nhà Trắng được thấy cầm trên tay một tờ giấy với các dòng chữ lớn, ghi đậm bằng bút dạ đen. Nguyên văn trên tờ giấy ghi:
“ Tôi không muốn gì hết.
Tôi không muốn gì hết.
Tôi không muốn quid pro quo (có qua có lại).
Hãy nói Zellinsky làm điều đúng.
Đây là lời nói cuối cùng của tổng thống Mỹ“.
Đây không phải lần đầu vị tổng thống Mỹ đọc nội dung viết sẵn từ giấy ghi nhớ. Hồi đầu năm ngoái, ông Trump từng được thấy cầm tờ giấy ghi dòng chữ “Tôi lắng nghe các bạn” khi đón những người sống sót trong vụ xả súng tại trường học ở Nhà Trắng.
Video đang HOT
Tổng thống Trump cầm giấy ghi “Tôi không muốn gì cả” khi phát biểu trước cánh báo chí về lời khai của đại sứ Mỹ tại Ukraine Gordon Sondland. Ảnh: Getty Images.
Đoạn thoại trên là một phần trong cuộc hội thoại giữa Tổng thống Trump và ông Sondland hôm 9/11, ngày Ủy ban Tình báo Hạ viện nhận được khiếu nại từ người tố giác ẩn danh, nguồn cơn của cuộc điều tra luận tội kéo dài thời gian qua.
Trong phiên điều trần bon tấn tạo ra địa chấn khắp Washington, đại sứ Mỹ nhắc tới cuộc hội thoại và nói, “đó là một cuộc trò chuyện rất ngắn và đột ngột. Ông ấy không có tâm trạng tốt”.
“Tôi không muốn gì cả. Tôi không muốn có qua có lại với Ukraine. Ông ấy chỉ nói vậy”, ông Sondland nhớ lại.
Người này cũng nói đã truyền đạt lại lời của Tổng thống Trump với William Taylor, đại sức Mỹ tại Ukraine, và nói rằng mình “không định bảo vệ những gì tổng thống nói hay cho rằng tổng thống không trung thực mà chỉ đơn thuần chuyển tiếp những lời cuối cùng mình nghe được”, theo CBS News.
Tổng thống khẳng định “không biết rõ Sondland” và phủ nhận mình không có tâm trạng tốt khi nói chuyện với người này. “Lúc nào tâm trạng tôi chẳng tốt, tôi không biết câu này có nghĩa gì”.
Ông Gordon Sondland, đại sức Mỹ tại EU trong phiên điều trần công khai hôm 20/11. Ảnh: Reuters
Ông Gordon Sondland trong phiên điều trần hôm 20/11 đã thừa nhận cùng đặc phái viên tại Ukraine Kurt Volker và Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry làm việc với Rudy Giuliani, luật sư riêng của Trump về vấn đề Ukraine “theo chỉ đạo của tổng thống”, CBS News trích dẫn.
Người này cũng nhắc lại rằng mình biết tổng thống thông qua Giuliani tìm kiếm một thỏa thuận qua lại với chính quyền tổng thống Zelensky. “Ông Giuliani yêu cầu Ukraine chính thức điều tra công ty khí đốt Burisma và vụ máy chủ DNC (Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ) năm 2016″.
Các phiên luận tội công khai sẽ tiếp tục làm nóng Quốc hội Mỹ vào tuần này.
Phe Dân chủ tại Quốc hội trước đó cáo buộc Tổng thống Trump gây sức ép lên Ukraine để nước này nối lại điều tra tham nhũng nhằm vào công ty khí đốt Burisma, vốn có con trai của cựu phó tổng thống Joe Biden – đối thủ tranh cử tổng thống năm sau – là thành viên hội đồng quản trị, để đổi lại một gói viện trợ quân sự cho quốc gia Trung Đông.
Theo news.zing.vn/CBS News
Bộ Ngoại giao Mỹ ngăn đại sứ ra điều trần trước Hạ viện
Màn đối đầu giữa Hạ viện Mỹ và Nhà Trắng tiếp tục sau khi Bộ Ngoại giao ngăn đại sứ Mỹ ở EU Gordon Sondland ra điều trần về cuộc điện đàm giữa ông Trump và tổng thống Ukraine.
Theo AP, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ngăn ông Gordon Sondland, Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu, ra điều trần trước ủy ban của Hạ viện đang thực hiện cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump.
Robert Luskin, luật sư của ông Sondland, cho biết thân chủ của mình "hết sức thất vọng" vì không thể ra điều trần.
Ông Luskin không cho biết lý do tại sao Bộ Ngoại giao Mỹ lại ngăn thân chủ của ông ra điều trần ở Hạ viện, và Bộ Ngoại giao cũng chưa đưa ra bình luận nào.
Một lá đơn khiếu nại của người tố cáo ẩn danh và những tin nhắn được đưa ra bởi cựu đặc phái viên Ukraine mô tả ông Sondland là một nhân chứng quan trọng với những cáo buộc về việc Tổng thống Trump tìm cách moi thông tin bất lợi về đối thủ Joe Biden thông qua các chính sách ngoại giao của Nhà Trắng.
Tổng thống Donald Trump và đại sứ Mỹ tại EU, Gordon Sondland trong một lần ông Trump đáp máy bay xuống căn cứ không quân Melsbroek ở Bỉ.
Những tin nhắn được phe Dân chủ ở Hạ viện công bố cho thấy ông Sondlan, Đại sứ Mỹ tại EU, đã làm việc với một đặc phái viên khác của ông Trump để khiến Ukraine đồng ý điều tra bất cứ sự can thiệp nào vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, và cả việc điều tra công ty năng lượng nơi con trai của ông Biden có mặt trong ban giám đốc.
Đổi lại, các quan chức Mỹ đưa ra lời đề nghị về một lễ đón tiếp tại Washington dành cho tổng thống mới nhậm chức Zelenskiy.
Các tin nhắn cũng cho thấy ông Sondland cố gắng trấn an một nhà ngoại giao thứ ba rằng những hành động này là bình thường, tuy nhiên ông Sondland có nói rằng nên đề phòng bằng việc hạn chế nhắn tin.
Từng là ông chủ thành công của một chuỗi khách sạn trước khi bước vào chính trường, ông Sondland đã đóng góp ít nhất 1 triệu USD vào quỹ nhậm chức của tổng thống khi ông Trump đắc cử. Với tư cách là đại diện của chính quyền Trump tại EU, ông Sondland đã thể hiện rõ chương trình nghị sự của tổng thống Mỹ, đôi khi bằng cách đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ.
Ông Sondland từng tỏ ra nóng nảy với những gì mà ông tuyên bố là tốc độ chậm chạp của nhánh hành pháp của EU, Ủy ban châu Âu, về việc đàm phán các thỏa thuận thương mại. Ông cũng chỉ trích lập trường của EU trong vấn đề hạt nhân Iran, và cho rằng nước Anh nên được rời khỏi EU theo cái cách mà họ có thể tự do làm ăn với Mỹ.
Theo vietnamplus
Đại sứ Mỹ tại EU thừa nhận bị Tổng thống Trump gây sức ép Đêm qua 21/1 theo giờ Hà Nội, diễn biến mới trong phiên điều trần luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hạ viện đã đi theo chiều hướng bất lợi cho nhà lãnh đạo Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU) Gordon Sondland Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU) Gordon Sondland đã thừa nhận Tổng thống...