Tô don ngày tết
Vùng hạ lưu sông Trà (Quảng Ngãi) có một làng chuyên hành nghề cào don. Các nghề khác ngày tết có thể nghỉ ngơi nhưng nghề cào don thì không.
Dụng cụ bắt don khá đơn giản, giống như cái nhủi được đan bằng tre, chiều ngang chừng 50cm, dài khoảng 1m.
Người bắt don dùng chiếc nhủi này thả xuống nước, cứ thể mà… ủi.
Sau khi ủi, don sẽ ở lại trong nhủi còn cát thì rơi xuống nước.
Don khác hến, hến hình rẽ quạt, sống ở vùng nước ngọt còn don hình hột xoài, sống ở vùng nước lợ.
Dọc các cửa sông miền Trung có rất nhiều loài thủy sản nhưng loài don chỉ có ở vùng hạ lưu sông Trà.
Don mang từ sông về ngâm trong nước vài giờ để chúng nhả bùn ra cho sạch, sau đó đem luộc rồi đãi lấy ruột.
Video đang HOT
Việc nấu con vật này sao cho ra “tô don” là bí quyết của những người bán don vùng Phú Thọ, cách TP.Quảng Ngãi khoảng 7km.
Ngày tết, du khách thường đi chơi xa, quán xá nghỉ cả, chỉ còn những quán don ven đường.
Theo một số người dân chia sẻ, khi say xỉn, ăn vài tô don sẽ thấy người tỉnh ngay.
Không hiếm những người là con em Quảng Ngãi đi làm ăn xa, nay có dịp về quê ăn tết, chạy xe vài chục cây số đến vùng Phú Thọ để được thưởng thức hương vị của don.
Bắt don ở vùng hạ lưu sông Trà
Luộc don
Vỏ don chất thành… núi
Gánh don bán dạo
Tô don đã hoàn tất
Theo TNO
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu
Cá bống sông Trà kho tiêu từ lâu đã trở thành món ăn dân dã của người dân xứ Quảng và là đặc sản phục vụ du khách thập phương mỗi khi đến Quảng Ngãi.
Theo những người dân nơi đây, con sông Trà Khúc chảy quanh Quảng Ngãi cung cấp một lượng lớn thủy sản, trong đó có nhiều giống cá sinh sống như cá đối, cá hanh, thài lai...và đặc biệt là cá bống, được chế biến thành món ăn hấp dẫn. Có rất nhiều loại cá bống được phân biệt qua màu sắc, hình dáng như: bống dô, bống thệ, bống mú, bống nhọn, bống tượng nhưng theo các đầu bếp khách sạn Petrosetco Sông Trà thì bống ngon nhất là bống cằn và bống cát vì thịt thơm, xương mềm.
Cá bống sông Trà kho tiêu. Ảnh: Ngọc Hoàng
Để kho cá bống tiêu ngon cũng rất tỷ mỷ, khéo léo từ khâu chọn cá đến chế biến. Người xứ Quảng thường dùng một chiếc gai tre rồi khều nhẹ phía bụng cá lấy hết ruột cá ra, rắc muối trắng xoa đều lên mình cá cho hết nhớt. Sau đó, cá bống được cho vào chiếc niêu ướp cùng với đường, mắm và tiêu, phải là tiêu sọ... Đây chính là khâu "bí quyết" của các đầu bếp để tạo ra những hương vị lạ, hấp dẫn của cá bống kho tiêu. Sau khi tẩm ướp, niêu cá được đặt lên bếp và đun liu riu (nhỏ lửa) cho đến khi con cá cong lên. Con cá bống cong chừng nào thì ngon chừng ấy. Vị thơm thơm, bùi bùi, béo ngọt của cá bống quyện với nước mắm và đường, kết hợp với vị tê tê, cay cay của tiêu sọ sẽ thấm dần từ đầu lưỡi và lan tỏa đến cuống họng để lại ấn tượng khó quên.
Người xứ Quảng thường thiết đãi khách quý món cá bống sông Trà kho tiêu ăn với cơm niêu cơm trắng và rau muống luộc chấm nước cá kho. Món cá bống sông Trà kho tiêu thể hiện sự tinh tế trong phong vị ẩm thực của người xứ Quảng. Mỗi người dân nơi đây dù có đi xa đều nhớ về những điều thật giản dị và tự hào với câu ca: "anh đi anh nhớ quê nhà/nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu".
Theo PNO
Don Nguyễn khoe dáng ở Đại Nội Chàng diễn viên - ca sĩ "Ông xã em number one" vô cùng thích Huế và nhân có dịp đến thăm, biểu diễn tại xứ sở của mưa buồn đã tranh thủ làm dáng chụp ảnh lưu niệm. Những bức ảnh được chụp với bối cảnh đẹp tại Đại Nội, nơi mà du khách bao giờ cũng hào hứng và hay nhắc đến...