Tổ công tác của Thủ tướng sẽ kiểm tra 2-3 cơ quan mỗi tháng
Theo kế hoạch năm 2018, mỗi tháng, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ kiểm tra từ 2 đến 3 bộ, cơ quan, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2018.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng.
Theo đó, trong năm nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ họp định kỳ mỗi tháng một lần để triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kiểm tra trong tháng; tiến hành kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương từ ngày 10 đến 22 hàng tháng.
Tổ công tác báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra cũng như đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng những nội dung, vấn đề cần chỉ đạo những nơi được kiểm tra và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện.
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, gửi xin ý kiến các thành viên Tổ công tác, hoàn thiện báo cáo từ ngày 23 đến 28 hàng tháng; báo cáo kết quả kiểm tra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ của tháng.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về báo cáo kết quả kiểm tra của Tổ công tác, Văn phòng Chính phủ sẽ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện. Những vấn đề lớn, Tổ công tác sẽ báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ để Chính phủ chỉ đạo trong Nghị quyết phiên họp.
Cũng theo kế hoạch, mỗi tháng, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ kiểm tra từ 2 đến 3 bộ, cơ quan, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty.
Đối tượng kiểm tra là các bộ, cơ quan, địa phương có nhiều nợ đọng trong thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc có nhiều tồn tại, hạn chế trong quản lý, điều hành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tổ công tác cũng tái kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương đã kiểm tra nhưng vẫn còn tình trạng nhiệm vụ giao quá hạn chưa thực hiện.
Tổ công tác cũng sẽ kiểm tra các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiều nhiệm vụ trong tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn, phát triển sản xuất kinh doanh…
Tổ công tác sẽ tập trung đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến xây dựng thể chế, xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2018.
Video đang HOT
Tập trung đôn đốc, kiểm tra các bộ quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm điều kiện kinh doanh (cắt giảm 50% so với hiện nay) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các kết luận của Tổ công tác…
Tổ công tác cũng kiểm tra các bộ ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết các điểm nghẽn về logistics, như việc rà soát, cắt giảm chi phí logistics, nhất là chi phí liên quan trong lĩnh vực giao thông vận tải…
Đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, sẽ tập trung kiểm tra việc tiến hành cổ phần hóa, thoái vốn, niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán; tập trung tìm kiếm các giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm.
Ngày 1/8/2016, trong phiên họp đầu tiên diễn ra chỉ vài ngày sau khi Chính phủ khóa mới ra mắt quốc dân đồng bào, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu yêu cầu thành lập tổ công tác theo dõi việc thực hiện chỉ đạo, kết luận của Chính phủ, Thủ tướng.
Ngày 19/8/2017, Thủ tướng ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng.
Hơn một năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Tổ đã tiến hành kiểm tra được 40 cuộc, trong đó 4 tháng cuối năm 2016 kiểm tra được 13 cuộc, năm 2017 đã kiểm tra được 27 cuộc.
Thông qua các buổi kiểm tra, Tổ trưởng Tổ công tác đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao của bộ, cơ quan, địa phương để có biện pháp thực hiện, bảo đảm đúng tiến độ.
Hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, cơ quan, địa phương. Việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao được các bộ, cơ quan, địa phương chú trọng, quan tâm hơn, kết quả chuyển biến rất tích cực, số nhiệm vụ quá hạn giảm nhiều so với thời điểm trước đó.
Từ 1.1.2017 đến 31.12.2017, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 21.914 nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan, địa phương. Nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành chỉ chiếm 1,38% (nhiệm vụ quá hạn năm 2014 là: 28,9%; năm 2015 là: 26,7%; năm 2016: Trước tháng 7/2016 thời điểm chưa có Tổ công tác của Thủ tướng là 25%, và đến 31/12/2016 còn 3,2%).
Theo Hà Chính (Báo Chính Phủ)
13 Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh bị phê bình vì giải ngân quá chậm
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2017 chậm trễ, đến nay mới chỉ đạt hơn 20% kế hoạch. 13 Bộ, ngành, địa phương bị nêu tên vì quá chậm. Truy nguyên nhân, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ngao ngán vì có dự án của Bộ này chỉ riêng việc chờ bộ khác thẩm tra, thẩm định mất đến... 9 tháng.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phê bình lãnh đạo nhiều Bộ ngành vắng họp.
Sáng 25.7, Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra các Bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017. Cuộc họp do Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì.
120.000 tỷ luôn sẵn trong kho bạc mà không tiêu được
Theo báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng về kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2017 của Bộ, cơ quan, địa phương, tổng số kế hoạch chi đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN năm nay là trên 357.000 tỷ đồng (gốm 307 tỷ vốn ngân sách, 50.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ).
Số vốn trái phiếu năm 2016 chưa phân bổ được Quốc hội cho phép chuyển sang năm 2017 có thêm 16.500 tỷ đồng nữa.
Tính đến ngày 15/6, tổng số vốn thanh toán là 85.000 tỷ đồng, đạt 23,9% tổng kế hoạch năm 2017 và 27,6% kế hoạch vốn được Quốc hội phân bổ và Thủ tướng giao.
Trong đó, vốn trái phiếu là 323 tỷ đồng, đạt 0,6% tổng kế hoạch vốn. Vốn ngân sách nhà nước là gần 85.000 tỷ, đạt 27,6% tổng kế hoạch vốn. Phần vốn trái phiếu từ năm 2016 chuyển sang cũng mới giải ngân được 217 tỷ đồng trên tổng số 16.500 tỷ đồng, đạt 1,3%.
Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công được cho là một điểm nghẽn đối với tăng trưởng kinh tế. Theo Tổ công tác, nếu không có giải pháp cấp bách để thúc đẩy tiến độ giải ngân sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của nền kinh tế, trong khi tỷ lệ và nghĩa vụ vay trả nợ công ngày càng có nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, việc giải ngân chậm khiến Chính phủ phải gánh lãi vay của dân. Hết năm 2017, nợ công sẽ tăng lên mức 65% - chạm trần nợ Quốc hội đề ra. Nợ công chạm trần, Chính phủ sẽ phải tính đến vay nợ trong nước. Để vay nợ, bù đắp bội chi, các công cụ điều hành vĩ mô như công cụ lãi suất, tỷ giá... sẽ được sử dụng. Điều này sẽ gây áp lực lên lạm phát và toàn bộ nền kinh tế, việc huy động phát hành trái phiếu Chính phủ xong rồi không tiêu được, chậm tiêu lại quay nằm ở ngân hàng là tiền "luẩn quẩn".
"Dư tiền gửi tại kho bạc luôn có hơn 120.000 tỷ đồng trong khi năm nay chúng ta đã giao vốn rất sớm" - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu nghịch lý.
Báo cáo của Tổ Công tác cũng chỉ rõ 13 bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp là: Bộ KH&ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước, UB Dân tộc, TTXVN, Hội Cựu chiến binh, TP.Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh (tỷ lệ chỉ từ 4% - xấp xỉ 20%).
Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh, Thủ tướng phê bình các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh bị điểm tên chậm giải ngân vốn. Nguyên nhân, theo ông Dũng, trước hết là do lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương, trong đó có vấn đề thủ tục, chỉ đạo không quyết liệt, năng lực đơn vị thi công.
Thậm chí, theo Tổ trưởng tổ Công tác, có hiện tượng đơn vị tăng vốn lên nhưng không vào đầu tư phát triển mà để gửi ngân hàng.
Cán bộ ngồi phòng lạnh "vẽ" thủ tục
Đi vào những vấn đề cụ thể của các bộ ngành, đại diện Bộ KH-ĐT cho biết, tổng số vốn giải ngân hết hết tháng 6 là 54 tỷ đồng, đạt 13,3% kế hoạc được giao đầu năm (406 tỷ đồng). Nguyên nhân chậm giải ngân là do 2 dự án "đầu tư xây dựng Học viện Chính sách và Phát triển" (được bố trí 202 tỷ đồng, chiếm 50% vốn được bố trị của Bộ nhưng mới giải ngân được 1,3 tỷ) và dự án PPP "Ứng dụng thương mại điện tư trong mua sắm Chính phủ theo hình thức đối tác công tư" (vốn được bố trí 26 tỷ đồng nhưng mới giải ngân được phần chi phí Ban quản lý dự án, còn lại phần vốn tham gia của nhà nước chưa giải ngân được).
"Các Bộ trốn sạch, không có một ai. Chỉ mấy chuyên viên không nắm được vấn đề thế này. Bộ KH-ĐT thì may có Thứ trưởng Đào Quang Thu tham dự ở đây nhưng với tư cách thành viên Tổ công tác chứ không phải lãnh đạo Bộ", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phê bình.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đào Quang Thu giải thích, dự án trụ sở Học viện Chính sách và Phát triển, cuối năm 2016 đã gửi sang Bộ Xây dựng thẩm tra thiết kế công trình và phương án thi công. Sau quy trình thẩm tra sẽ đến thủ tục thẩm định nhưng do thay đổi chính sách pháp luật, dự án này thuộc trách nhiệm Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định.
Tuy nhiên, cũng theo quy định, cơ quan thẩm tra cũng là cơ quan sẽ tiến hành thẩm định nhưng Bộ Xây dựng thì "lỡ" thẩm tra rồi nên Sở Xây dựng cũng không thể thẩm định.
"Như vậy là từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, mất 9 tháng chỉ cho việc làm thủ tục triển khai dự án" - đại diện Bộ KH-ĐT trình bày.
Tổ trưởng Tổ công tác - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lắc đầu ngao ngán: "Mới chỉ là thủ tục giữa Bộ với Bộ còn như thế thì nếu là quan hệ giữa địa phương với Bộ chắc còn lâu nữa".
Với báo cáo than khó của Bộ Ngoại giao, cũng về việc đọng vốn xây dựng trụ sở bộ này (vốn đã có nhưng dự án chuyển lại từ năm 2016 sang, mất nửa năm trời làm thủ tục), Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bác bỏ thẳng, cho rằng đó là thủ tục do Bộ tự "vẽ ra" chứ không có quy định nào "tréo ngoe" như vậy.
Người đừng đầu Văn phòng Chính phủ khái quát hài hước: "Tình hình là rất tình hình/Tình hình là do chúng mình gây nên. Với những cán bộ gây vướng mắc, cứ đưa xuống địa phương làm thì mới hiểu thế nào là khổ chứ cứ ngồi phòng lạnh mà vẽ thủ tục, chỉ làm chậm đà tiến chung".
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng phê bình thẳng thắn khi yêu cầu nhiều bộ giải trình các vấn đề nhưng không có người đại diện nào dự họp.
"Các Bộ trốn sạch, không có một ai. Chỉ mấy chuyên viên không nắm được vấn đề thế này. Bộ KH-ĐT thì may có Thứ trưởng Đào Quang Thu tham dự ở đây nhưng với tư cách thành viên Tổ công tác chứ không phải lãnh đạo Bộ", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phê bình.
Theo P.Thảo (Dân Trí)
Hàng nghìn xe BMW nhập vào VN được "mông má từ người già thành cô gái 18" Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định những vướng mắc mà các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra sẽ được các cơ quan chức năng của Việt Nam xem xét, sớm bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Mục tiêu đưa ra năm 2018 là nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và tháo gỡ khó khăn về...