Tổ chức tín dụng UK có thể nắm 49% vốn điều lệ trong 1 NHTM CP Việt Nam
Hiệp định UKVFTA gồm 9 điều khoản; 1 Phụ lục sửa đổi một số điều của lời văn EVFTA; 01 Nghị định thư và 1 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và UK.
Hai bên thống nhất về cơ bản kế thừa toàn bộ các cam kết trong EVFTA, cũng như cam kết các nghĩa vụ chung về thương mại dịch vụ và đầu tư bao gồm:
Tiếp cận thị trường: Đối với những ngành, phân ngành liệt kê Trong Biểu cam kết cụ thể, trừ trường hợp có bảo lưu được ghi rõ trong Biểu cam kết , hai bên cam kết không áp dụng các hạn chế liên quan đến: (i) số lượng doanh nghiệp được phép tham gia thị trường, (ii) giá trị giao dịch, (iii) số lượng hoạt động, (iv) vốn góp của nước ngoài, (v) hình thức của pháp nhân, (vi) số lượng thể nhân được tuyển dụng.
Đối xử quốc gia: Đối với những ngành/phân ngành được liệt kê trong Biểu cam kết cụ thể, hai bên cam kết dành cho dịch vụ nhà cung cấp dịch và nhà đầu tư của nhau sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư tương tự của mình, trừ trường hợp có quy định khác ở trong Biểu cam kêt.
Đôi vơi cac doanh nghiêp cua nha đâu tư cua môt Bên đa hoat đông trên lanh thô cua Bên kia, hai Bên cam kêt đôi xư như doanh nghiêp cua nha đâu tư nươc minh, trư nhưng ngoai lê đa nêu trong Biêu cam kêt va môt sô ngoai lê cu thê khac.
Đối xử tối huệ quốc: Hai bên cam kết dành cho khoản đầu tư cua nhà đầu tư của nhau đa đươc câp phep sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho cho khoản đầu tư cua nhà đầu tư của một bên thứ ba.
Các lĩnh vực thông tin truyền thông, văn hóa, thể thao và giải trí, vận tải hàng không và thương quyền hàng không, thủy sản và nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và săn bắn, khai thác mỏ và dầu khí không phải áp dụng các nghĩa vụ này.
Video đang HOT
Các yêu cầu hoạt động: Đối với những ngành, phân ngành liệt kê trong Biểu cam kết cụ thể, hai bên cam kết không áp dụng các yêu cầu hoạt động như: quy định tỷ lệ hoặc mức xuất khẩu nhất định đối với hàng hóa hoặc dịch vụ, quy định tỷ lệ hoặc mức nội địa hóa nhất định, ràng buộc số lượng hoặc giá trị nhập khẩu với số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc nguồn thu ngoại tệ gắn với khoản đầu tư…
Bên cạnh đó, UKVFTA đưa ra một số điều chỉnh nhất định như sau:
Dịch vụ ngân hàng: ta đồng ý xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng UK nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 1 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt.
Tương tự như trong khuôn khổ EVFTA, cam kết này chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm (hết thời hạn 5 năm Viêt Nam sẽ không bị ràng buộc bởi cam kết này), không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.
Bên cạnh đó, việc thực hiện cam kết này sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục mua bán, sáp nhập cũng như các điều kiện an toàn, cạnh tranh, bao gồm giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần áp dụng đối với từng nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trên cơ sở đối xử quốc gia, theo quy định của pháp luật của Việt Nam.
Đối với một số ngành dịch vụ (như dịch vụ tư vấn pháp lý; dịch vụ cho thuê máy bay; dịch vụ cho thuê máy bay kèm người lái; dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển, trừ vận tải nội địa), UK sửa đổi biểu cam kết cho phù hợp với pháp luật trong nước của UK.
Truy thu thuế thương mại điện tử
TMĐT đang là lĩnh vực "hái ra tiền" của các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam. Về lý thuyết, khi doanh thu của các cá nhân, tổ chức tăng trưởng cũng đồng nghĩa đây là nguồn thu thuế lớn cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, nhiều năm qua do thiếu vắng công cụ chính sách thực sự hữu hiệu nên cơ quan thuế rất khó kiểm soát lĩnh vực này.
Truy thu thuế TMĐT là đúng
Thực tế, việc quản lý, thu thuế của các tổ chức, cá nhân có giao dịch trên nền tảng số xuyên biên giới hiện vẫn rất khó khăn. Theo số liệu của Bộ Thông tin - Truyền thông, Netflix cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet tại Việt Nam từ đầu năm 2016, với các gói có mức phí 180.000-260.000 đồng/tháng.
Đến nay, tổng số thuê bao trả phí cho Netflix ở Việt Nam đã đạt trên 300.000. Tính ra, mỗi năm Netflix thu về hàng trăm tỷ đồng từ Việt Nam. Thế nhưng, thuê bao Netflix hầu hết đăng ký sử dụng dịch vụ, thanh toán phí... đều thông qua phương thức trực tuyến, thẻ tín dụng. Netflix cũng chưa đặt chi nhánh công ty tại Việt Nam và chưa đóng thuế.
Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, căn cứ theo dữ liệu đầu ra của các doanh nghiệp, cơ quan thuế đã thu nộp vào NSNN hàng trăm tới hàng ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2018 thu thuế TMĐT từ các doanh nghiệp kê khai và nộp khoảng 800 tỷ đồng, năm 2019 trên 1.000 tỷ đồng, riêng 11 tháng năm 2020 thu xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Dẫu vậy, số thu này chưa phản ánh được thực tế hoạt động kinh doanh trên các nền tảng TMĐT. Đây đang là "lỗ hổng" lớn trong nguồn thu ngân sách.
Do đó, NĐ126 được cho đã "room" vào đúng nhóm đối tượng cần phải kiểm soát thuế. Với những quy định mới siết chặt tại NĐ126, các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên nền tảng số, đặc biệt là những giao dịch TMĐT liên kết xuyên biên giới sẽ phải tự giác khai, nộp thuế trên cơ sở "dấu vết" là các dữ liệu giao dịch qua tài khoản (TK) các ngân hàng (NH).
Đánh giá về quy định mới này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế, cho biết quy định mới xuất phát từ thực tế vấn đề quản lý, thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT hiện gặp nhiều khó khăn. Do đó, các cơ quan quản lý thuế có thể theo dõi các giao dịch NH, từ đây sẽ có cách quản lý thuế hiệu quả.
Bởi hiện nay có quá nhiều cá nhân, tổ chức bán hàng trên mạng xã hội có thể thu tiền về TK, hoặc các đối tượng cung cấp dịch vụ, cung cấp nội dung cho các nền tảng nước ngoài như YouTube, Facebook và nhận tiền, lượng xem càng cao người sản xuất nội dung càng nhận được nhiều tiền. Số tiền đó được chuyển từ nước ngoài vào TK cá nhân, cơ quan thuế sẽ không kiểm soát được nếu không có sự phối kết hợp với NH.
Cũng theo bà Cúc, quy định mới là nhằm tạo ra sự công bằng về thuế. Với những người kinh doanh truyền thống, vốn phải thuê cửa hàng, trụ sở, cộng thêm nhiều chi phí nhưng vẫn kê khai, nộp thuế đầy đủ. Trong khi đó, kinh doanh TMĐT hiện đại hơn, chi phí thấp, lợi nhuận cao hơn lại không phải nộp thuế.
Trên thực tế các cơ quan thuế chỉ quản lý được các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có đăng ký, còn doanh nghiệp không đăng ký, đặc biệt các cá nhân tham gia kinh doanh qua mạng xã hội, cơ quan thuế rất khó biết doanh thu thực sự của họ để đánh thuế.
Nhưng phải gỡ khó cho NHTM
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, các NHTM không thể làm thay công việc của cơ quan thuế, do đó NĐ126 cần được cụ thể hóa hơn, trong đó quy định rõ về cơ chế hợp tác và chia sẻ dữ liệu cũng như trách nhiệm của từng bên.
Theo LS. Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật BASICO, giải pháp NHTM thực hiện khấu trừ thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới phần nào chống được thất thu thuế từ lĩnh vực này, đồng thời nâng cao ý thức đối với người nhận thu nhập khi có tình trạng né thuế. Tuy nhiên, cơ quan thuế nên có sự "room" về đối tượng điều chỉnh theo nghị định.
LS. Trương Thanh Đức cho rằng, có 2 vấn đề chính cơ quan thuế cần thực hiện ngay trong thời gian tới để gỡ thế khó cho NH. Thứ nhất, quy định những đối tượng nào có khả năng phát sinh nhiều giao dịch, có nhiều doanh thu cơ quan thuế mới yêu cầu NHTM cung cấp dữ liệu thông tin TK, không nên "ôm đồm" mấy chục triệu khách hàng. Bởi như vậy sẽ quá tải, cơ quan thuế không đủ nguồn lực để thực hiện.
Thứ hai, Chính phủ đang khuyến khích phát triển kinh tế số và thanh toán không dùng tiền mặt, vì thế cần tuyên truyền cho người dân hiểu NĐ126 là công cụ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế số phát triển, không phải gây cản trở.
Theo LS. Đức, cơ quan thuế cần sớm làm việc với các tập đoàn xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam, để thỏa thuận và đưa ra được sự thống nhất chung trong quy định về tỷ lệ thu thuế, từ đó tạo điều kiện cho NHTM thực hiện được việc khấu trừ.
"Khoản thu nhập TMĐT xuyên biên giới được xác định đóng thuế nhà thầu, có nghĩa người bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ thuế và người mua chỉ có thể nộp thay. Do đó, cơ quan thuế cần có sự thống nhất với nhà cung cấp ở nước ngoài về tỷ lệ thuế phải đóng. Nếu không dễ xảy ra trường hợp cá nhân thanh toán bị khấu trừ tiền thuế, dẫn đến số tiền thanh toán không đủ trả cho phía nước ngoài và không được cung cấp hàng hóa, dịch vụ" - LS. Đức nói.
Để NH có cơ sở thu khấu trừ thuế của khách hàng cần có quy định chi tiết tại thông tư hướng dẫn nghị định này. Bản chất NH là trung gian thanh toán, cung cấp dịch vụ thanh toán nên không thể làm thay cơ quan thuế. NH chỉ có thể khấu trừ thuế thu nhập khi có sự chấp thuận của chủ TK, hoặc ủy quyền của cơ quan thuế.
Chính phủ siết việc doanh nghiệp vốn mỏng vay quá mức Nghị định 132 giúp chống chuyển giá và hạn chế những doanh nghiệp vốn mỏng, dựa nhiều vào vốn vay quá mức để mở rộng đầu tư, gây rủi ro cho hệ thống trong dài hạn. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Ông Đặng Ngọc Minh,...