Tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2021
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 785/BVHTTDL-TV về việc tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2021.
Ảnh minh họa.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thư viện số 46/2019/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, trong đó khoản 1 Điều 30 quy định ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Video đang HOT
Nhằm triển khai thi hành quy định của Luật Thư viện vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị của văn hóa đọc trong cộng đồng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn trong đợt hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 8 năm 2021 căn cứ điều kiện thực tiễn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động khuyến đọc đồng thời tổ chức tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa, tinh thần của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2021(theo tinh thần Luật Thư viện) nhằm xây dựng phát triển văn hóa đọc của người dân trên địa bàn.
Ngoài ra, các đơn vị tổ chức truyền thông trực quan (băng rôn, pano…) hoặc trực tuyến nhằm tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa, tinh thần của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2021.
Tủ sách "xếp sau" tủ rượu
Qua 30 năm phát triển kinh tế thị trường, tỉ lệ đọc sách của người Việt ngày càng giảm, có đến 26% hoàn toàn không đọc sách.
Ảnh minh họa/INT
Lười đọc sách - đó là vấn nạn của người Việt - đã được cảnh báo từ lâu, nhưng vấn nạn đó không được khắc phục mà ngày càng tệ hại. Năm 2019 nhân Ngày sách Việt Nam, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, qua 30 năm phát triển kinh tế thị trường, tỉ lệ đọc sách của người dân Việt Nam ngày càng giảm đi.
Nếu như người Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc hay Nhật Bản đọc sách hàng chục giờ mỗi tuần, thì người Việt đọc chưa tới 1 giờ/tuần. Đó là chưa kể tới con số đáng buồn - đáng sợ, với 26% người Việt hoàn toàn không đọc sách.
Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách làm người?
Lý giải nguyên nhân người Việt lười đọc sách có rất nhiều. Nhưng phải khẳng định, nguyên nhân chính yếu ở bản thân mỗi người. Ham vui, muốn giàu xổi, không coi trọng tri thức... Và thật kỳ lạ, một đất nước nhỏ bé với những con người có thể hình khiêm tốn lại được xếp vào tốp những quốc gia tiêu thụ rượu bia lớn nhất thế giới.
4,7 tỷ lít bia và 350 triệu lít rượu trong năm 2018, tỉ lệ không chịu đứng yên mà tiếp tục tăng 15%/năm. Trên 5 tỉ USD cho 365 ngày để nhậu đã khiến người Việt u mê trong men say. Kéo theo đó là những hệ luỵ đau khổ và dai dẳng như tai nạn giao thông, bệnh tật, tan vỡ hạnh phúc.
Vào nhiều gia đình, dễ thấy tủ rượu hơn tủ sách. Thậm chí, không ít người được coi là thành đạt, có tri thức lại coi tủ rượu mới là đẳng cấp, mới là thứ đáng để phô bày. Còn tủ sách, có cũng được mà không có cũng chẳng sao!?
Bàn về xây dựng văn hóa đọc, nhiều chuyên gia đã góp ý xây dựng mô hình tủ sách. Hàng chục năm rồi, những giải pháp ấy vẫn chỉ mang tính "hô hào khẩu hiệu", đáp án cho văn hóa đọc vẫn không hề nhúc nhích.
Chúng ta cũng hô hào "chấn hưng văn hóa đọc". Nhưng dường như càng chấn hưng thì tỉ lệ đọc sách ngày càng giảm. Giống như chỗ nào có biển cấm đổ rác thì y rằng, nơi ấy đầy rác.
Muốn kích thích xã hội đọc sách thì cần những cuốn sách đáng đọc. Sách đáng đọc rất nhiều, nhưng lại xuất hiện một vấn đề - văn hóa đọc. Một giáo sư phụ trách một nhà xuất bản nói rằng, những cuốn sách mang tầm thế giới thì ở Việt Nam chỉ tiêu thụ được khoảng 1.000 cuốn, còn ở nước khác hàng vạn cuốn vẫn thiếu. Thế nhưng, các loại sách tình cảm hời hợt, thậm chí kích dục lại có số lượng tiêu thụ nhanh. Và ông kết luận: Văn hóa đọc của người Việt hiện nay gói gọn trong 2 từ "đau lòng"!
Hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc đã khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên. Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc đã khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng. Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc...