Tổ chức đưa đón người già, khuyết tật và người có bệnh nền đi tiêm vaccine phòng dịch
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine toàn dân, thành phố Móng Cái ( Quảng Ninh) đã chủ động bố trí phương tiện đưa đón người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật đến địa điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 một cách an toàn.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người già tại Trung tâm Y tế thành phố. Ảnh: TTXVN phát
Móng Cái có khoảng 150 người từ 90 tuổi trở lên. Chính quyền thành phố đã thành lập các tổ công tác đến từng hộ dân, vận động, tuyên truyền tới người dân, nhất là các cụ cao tuổi chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 đi tiêm chủng. UBND phường Ka Long đã hỗ trợ phương tiện đưa hai cụ cao tuổi của phường là cụ Phạm Thị Huệ (sinh năm 1923, tại khu 3) và cụ Nguyễn Thị Gái (sinh năm 1932, tại khu 6) đi tiêm vaccine phòng dịch.
Chính quyền các địa phương khác trong thành phố phối hợp với ngành Y tế đã rà soát số người cao tuổi, người khuyết tật, có bệnh nền để chủ động bố trí phương tiện đưa đón họ từ nhà đến cơ sở tiêm chủng và ngược lại.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hải Đông, thành phố Móng Cái chia sẻ, dù các hộ dân sống cách xa nhau nhưng chính quyền xã đã tổ chức phương tiện đến đưa đón tận nơi người cao tuổi, người khuyết tật, người có bệnh nền đến địa điểm tiêm chủng. Hiện tại, các cụ sau khi tiêm về đều mạnh khỏe.
Đáng chú ý, trong nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia tiêm chủng, một số ít người còn chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của tiêm vaccine phòng COVID-19 nên trì hoãn việc tiêm. Thành phố Móng Cái đã có những biện pháp cảnh báo nhằm giúp các trường hợp này nhận thức được rõ vấn đề, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Thực tế đã có trường hợp người có lịch trình di chuyển nhiều nơi, mắc bệnh và trở thành nguồn lây cho chính người cao tuổi, người có bệnh nền, trẻ em trong gia đình khi chưa được tiêm chủng. Nguy cơ này sẽ gia tăng khi nhu cầu đi lại thăm thân trong dịp Tết nguyên đán rất lớn.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái cho biết, ngành Y tế đang tập trung rà soát những người già, người bị bệnh nền để tổ chức đưa đón họ về Trung tâm Y tế thành phố tiêm phòng dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn. Những người chưa được tiêm phòng sẽ có nguy cơ mắc bệnh nặng nên ngành Y tế khuyến cáo mọi người dân chưa tiêm vaccine nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm chủng vaccine đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch.
Xác định vaccine là “lá chắn” hữu hiệu, mang lại thành công trong phòng, chống dịch lâu dài, tỉnh Quảng Ninh sớm triển khai chiến dịch “thần tốc” tiêm chủng toàn dân, trở thành địa phương đạt độ bao phủ tiêm vaccine cho người dân ở mức cao trong toàn quốc (gần 100% đối với người từ 12 tuổi trở lên).
Quảng Ninh đang nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp ứng phó với các tình huống có 1.000 ca, 2.000 ca và 10.000 ca nhiễm/ngày; sẵn sàng ứng phó với những diễn biến mới của đại dịch khi xuất hiện biến thể Omicron trên địa bàn và trong tình huống đạt đỉnh dịch vào ngày 25/1/2022 khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã cận kề.
Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19
Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc gửi Bí thư các Tỉnh ủy, Thành ủy trong cả nước nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Tỉnh Đắk Lắk tăng tốc tiêm vaccine phòng COVID-19 để sớm tạo miễn dịch cộng đồng. Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN
Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 13/11/2021, Bộ Y tế đã phân bổ 116 triệu liều vaccine tới các địa phương và đơn vị triển khai tiêm chủng.
Bộ Y tế đề nghị Bí thư các Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo Sở Y tế khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để nhanh chóng đạt được tốc độ bao phủ mũi 1 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên các đối tượng từ 50 tuổi trở lên và người có bệnh nền) và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Chủ động rà soát tình hình sử dụng vaccine, tổng hợp và báo cáo số lượng vaccine phòng COVID-19 được cấp từ nguồn Bộ Y tế và các nguồn khác (nguồn do doanh nghiệp viện trợ trực tiếp cho địa phương...), số vaccine còn tồn và báo cáo nguyên nhân.
Trong trường hợp địa phương không kịp sử dụng và không có nhu cầu sử dụng số vaccine được cấp phải báo cáo kịp thời cho các Viện vệ sinh dịch tễ để điều phối đảm bảo sử dụng vaccine hiệu quả.
"Địa phương, đơn vị nào nhận vaccine từ nguồn khác không báo cáo Bộ Y tế, không kiểm định theo quy định mà tự tổ chức tiêm thì phải chịu trách nhiệm", văn bản Bộ Y tế nêu rõ.
Cũng theo Bộ Y tế, các Sở Y tế phải đề xuất nhu cầu cần cấp từ nay đến cuối năm để bao phủ đủ mũi cho toàn bộ đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn và nhu cầu vaccine năm 2022; Báo cáo Bộ Y tế trước ngày 20/11/2021.
Sau ngày 20/11, địa phương nào không có đề xuất, được hiểu là không có nhu cầu, Bộ Y tế sẽ không cấp vaccine cho địa phương. Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và nhân dân về việc không đủ vaccine để tiêm chủng do không có đề xuất.
Bộ Y tế sẽ thông báo công khai những địa phương có tiến độ tiêm chủng, tỷ lệ bao phủ vaccine thấp đồng thời trên trang cổng thông tin điện tử Chiến dịch và các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ Y tế khẳng định, đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đề nghị Bí thư các Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo Sở Y tế thực hiện. Trong tháng 11, địa phương nào không đảm bảo tỷ lệ phủ vaccine, phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đến chiều 15/11 đã được tiêm là 99.751.224 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64.467.940 liều, tiêm mũi 2 là 35.283.284 liều.
Như vậy, so với số vaccine đã phân bổ và số lượng đã tiêm thì đến nay vẫn còn trên 15 triệu liều chưa được sử dụng. Trong khi Bộ Y tế cho biết, từ nay đến tháng 12/2021, lượng vaccine sẽ về nhiều.
Trong thời gian qua, rất nhiều lần Bộ Y tế có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine. Tuy nhiên, theo thống kê đến ngày 14/11 vẫn có 9/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine dưới 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó 5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Sơn La (45,5%), Thanh Hóa (50,6%), Nam Định (58,2%), Nghệ An (60,0%) và Cao Bằng (63,2%).
Vĩnh Phúc: Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 Để thực hiện mục tiêu kép "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế" hiệu quả, ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng dịch. Chuẩn bị vaccine để tiêm phòng COVID-19 cho đối...