Tô bún suông 80.000 đồng ở chợ Bến Thành
Quán bún suông cô Mai ở chợ Bến Thành có tuổi đời gần 80 năm, với công thức gia truyền qua 3 thế hệ.
“Làm tô bún cho chị này đi em, tô đầy đủ, ít bún, hẹ nhiều, thêm một con suông”, bà Vân (50 tuổi), chủ quán bún cô Mai, cất lời khi thấy một khách quen bước vào. Vị khách mỉm cười, không nói gì thêm, ngồi vào bàn lau đũa, kêu thêm trà đá và chờ thưởng thức bữa sáng nóng hổi giữa chợ Bến Thành.
Tô bún được mang ra bàn, bên dưới là phần bún sợi nhỏ được trụng mềm, chan ngập nước lèo. Bên trên là một con tôm cỡ lớn được bóc vỏ sạch đến đuôi, thêm 3 lát thịt heo thái mỏng và một con suông – thành phần làm nên điểm nhấn của món bún này.
Suông ở quán dùng thịt tôm tươi quết nhuyễn trộn cùng chả cá thác lác, nêm nếm vừa miệng, vừa dai vừa giòn. Vì không có thêm bột để tạo độ dính, suông vẫn giữ được vị thơm ngọt của tôm và cá thác lác. Đây là công thức gia truyền từ thời bà ngoại, qua mẹ đến thời bà Vân bán như bây giờ. Tiệm ăn có tên Mai được đặt từ thời bà ngoại của chủ quán hiện tại.
Phần bún giá 80.000 đồng ở quán bún cô Mai. Ảnh: Huỳnh Nhi
Ngoài thành phần chính, chủ quán còn cho thêm chút đậu phộng rang tách hạt ăn beo béo, hẹ trụng và một muỗng mắm ruốc để hài hòa vị ngọt của phần nước lèo ninh từ xương ống, nước dừa xiêm và khô mực. Ăn kèm bún suông là tô rau trụng hoặc để tươi tùy theo ý thích khách hàng, gồm giá, bắp chuối, ngò gai và rau muống bào sợi. Nếu khách muốn chấm thịt, tôm hay suông, quán phục vụ kèm một chén tương ngọt xay nhuyễn, có thể thêm nước cốt me hay ớt tươi băm nhuyễn vào trộn cùng.
Hiện giá tô bún suông đầy đủ ở quán là 80.000 đồng, thêm 17.000 đồng cho một con suông. “So với những chỗ khác thì mắc, nhưng khi ăn khách sẽ cảm nhận được là nó đáng giá. Tôm mình dùng tôm tươi lấy từ 4h sáng, mối ở chợ Bình Điền (quận 8) chở ra chợ Bến Thành cho mình nên nấu lên ăn rất ngọt. Có những chỗ bán 40.000 rồi 50.000 đồng, nhưng mình vẫn bán dựa trên chất lượng món ăn”, bà Vân cho biết.
Video đang HOT
Tên gọi bún suông cũng bắt nguồn từ việc nặn hình phần thịt này giống con đuông dừa, tuy nhiên suông ở quán cô Mai được nặn dài hơn. Có người cho rằng cái tên bún suông là mong muốn gửi gắm vào món ăn những điều suôn sẻ trong cuộc sống. Ảnh: Huỳnh Nhi
Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm hút khách du lịch của TP HCM nên thực khách ở quán chủ yếu là du khách và kiều bào ở xa về nước. Khi Covid-19 xuất hiện, lượng khách này mất dần, hiện chỉ còn khách quen người Việt ủng hộ.
“Trước mình bán từ 6h đến 13h mới nghỉ, nhưng nay bán đến 12h là ngưng, lượng khách còn bằng 1/3 so với trước. Mình vẫn cố bám trụ, đảm bảo chất lượng món ăn để giữ lượng khách hiện tại. Nếu giảm chất lượng thì có thể họ sẽ không ủng hộ và mình mất luôn số khách đang có”, bà Vân chia sẻ. Chủ quán cũng thừa nhận, giá một tô bún 80.000 đồng có thể khiến nhiều người đắn đo trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện tại.
Quán có thể phục vụ khoảng trên 10 thực khách cùng lúc. Khách mua mang về cần trả thêm 3.000 đồng mỗi phần bún cho tiền bao, gói… Ảnh: Huỳnh Nhi
Chị Minh Anh, một thực khách đi dạo và ăn sáng trong chợ Bến Thành, bày tỏ: “Bún ở đây ngon, mình thấy hài lòng, ăn hết cả tô. Nhưng giá thì khá cao, có thể tính thêm yếu tố tiền thuê mặt bằng này kia. Thỉnh thoảng ghé ăn một lần vẫn ổn”.
Quán bún cô Mai nằm ở khu ẩm thực, sạp 1020 trong chợ Bến Thành, mở bán từ 6h đến 12h hàng ngày. Ngoài bún suông, du khách có thể thưởng thức bữa sáng trong ngôi chợ trung tâm thành phố với cơm tấm, bún riêu, bún chả giò… ở những gian hàng bên cạnh, giá từ 50.000 đồng/phần.
Gánh bún suông ba đời ở vỉa hè Sài Gòn
Gánh hàng của cô Lương không tên không biển hiệu, chỉ treo chữ "Bán bún suông" ở đầu gánh. Từ 6h - 9h, cô bán hết 20 kg bún.
Cô Phạm Thị Lương (52 tuổi), ngụ quận 7, TP HCM là đời thứ 3 của gánh bún suông tại số 183/41, bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Mỗi ngày cô thức từ 2h sáng để nấu nước lèo và chuẩn bị nguyên liệu bán bún. Đúng 4h, cô cùng chồng đẩy xe sang quận 4 để dọn quán, 6h là khách có tô bún suông nóng hổi vừa thổi vừa ăn trên tay.
Cô Lương kể công việc bán bún suông là nghề bên chồng, còn quê cô ở Đồng Nai và làm phụ hồ. Năm 19 tuổi, cô theo chồng về TP HCM sinh sống, theo mẹ chồng phụ dọn bàn, rửa chén rồi được truyền lại gánh bún có từ thời bà nội của chồng.
Ban đầu, cô thấy việc nấu bún suông không khó, nhưng để bán đắt khách là không dễ. "Ngày mới bán, tôi làm chậm lắm, múc nước lèo, tương ớt rất lâu, nghĩ mình không có duyên mua bán. Khách cứ nghĩ tôi bán bún riêu, hỏi nhiều đến mức mà tôi phải để tấm bảng 'bún suông'. Thấy lạ, họ ăn thử, và cứ thế quán dần dần đông. Vào thứ bảy, chủ nhật tôi làm không kịp bán", cô tâm sự.
Tô bún suông của cô Lương gồm tôm, giò heo hoặc thịt nạc, huyết luộc cộng thêm suông (đuông), thành phần làm nên điểm nhấn của món bún này. Suông là phần thịt nạc tôm được giã nhuyễn trộn với bột, nêm nếm vừa ăn để khi nấu chín giữ được độ dẻo, dai vừa và có độ ngọt, thơm của tôm. Khi ăn, thực khách chấm suông với nước chấm pha bằng tương ngọt và nước mắm me.
Tên gọi bún suông cũng bắt nguồn từ việc nặn hình phần thịt này giống con đuông dừa, nhưng có người cho rằng cái tên là mong muốn gửi gắm vào món ăn những điều suôn sẻ trong cuộc sống.
Tô bún của cô Lương có giá 40.000 đồng. Trong 3 giờ, cô có thể bán hết 20 kg bún tươi. Gánh bún ba đời cũng trở nên thân quen với cư dân quận 4 vào mỗi sáng.
Bà nội, mẹ chồng của cô Lương đều không phải người Trà Vinh, và ngay cả cô cũng chưa từng đến Trà Vinh, quê hương của món bún suông nổi tiếng này. Nhưng trong những năm làm nghề, cô nói rằng món bún của cô "chưa có khách nào chê, trừ khi họ không biết cách thưởng thức".
Bún riêu 'sang chảnh' 55.000 đồng ở chợ Bến Thành Mở 40 năm ở chợ Bến Thành, quán bún riêu gánh còn có biệt danh là bún riêu "sang chảnh" vì hút khách nước ngoài, Việt kiều. Du khách đến chợ Bến Thành, qua phía cửa Đông ở góc đường Lê Lợi giao với Phan Bội Châu hỏi gánh bún riêu "sang chảnh" ở đâu thì ai cũng biết. Bởi cách đây hơn...