Tô bún bò giá 40.000 đồng, phí ship 50.000 đồng, sao ăn?
Muốn ăn bún bò, hủ tiếu, hay uống cà phê, trà sữa…nhiều người dân ở TP.HCM phải đứng trước hai lựa chọn một là chấp nhận trả tiền cao gấp đôi bình thường, hai là nhịn.
Nhiều người dân phản ánh gặp trường hợp giá phí ship cao hơn cả tiền mua bún bò. Ảnh minh họa chụp trước khi TP.HCM tạm ngưng hoạt động bán tại chỗ – Ảnh: B.MAI
Hơn một tuần kể từ ngày 7-9 UBND TP.HCM cho cửa hàng ăn uống được bán mang về, đến hôm nay 15-9, để mua được món ăn yêu thích, nhiều khách hàng vẫn phải trải qua quá trình tìm kiếm gian nan hơn trước.
Mấy tháng nay chưa được ăn bún bò, chị Trần Thanh Thùy (Q.Bình Thạnh) mở một ứng dụng để đặt mua, thấy một quán cách nhà 800m thông báo đang có khuyến mãi, chị Thùy bấm vào xem thực đơn cụ thể thì tất cả danh mục của quán bao gồm các món bún bò đặc biệt, bún bò giò heo, bún bò sườn bò… đều “không khả dụng”.
Chuyển sang tìm một tiệm bún bò khác cách nhà 1,6km, chị Thùy tiếp tục bị thất vọng khi thực đơn không có bún bò mà chỉ toàn rau củ.
Lên nhóm ăn vặt trên Facebook tìm, chị Thùy thấy có người thông báo mở bán bún bò giá 40.000 đồng/tô, nhận giao trong quận.
Video đang HOT
Chưa kịp mừng thì: “Nghĩ sao tô bún bò 40.000, mà khác phường, tiền ship tới 50.000, thôi nhịn cho rồi”, chị Thùy than.
Theo chỉ dẫn của chị Thùy, chúng tôi liên hệ thì người bán bún bò giải thích thêm: “Phải có giấy đi đường, giờ khó lắm, người ta phải chạy lòng vòng, không đi thẳng một vèo”.
Để giảm chi phí cho khách, người bán có thể cử người nhà đi giao “chui” trong khả năng: “Thí dụ trong phường của em, người nhà em còn cho đi được, chứ khác phường không đi được.” Phí ship chỉ 10.000 đồng, rẻ hơn đặt trên ứng dụng.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online , hiện nay nhiều quán ăn khác cũng đã hoạt động trở lại, nhưng phí giao hàng tăng cao nên khách hàng vẫn chưa nhiều.
“Ly cà phê 21.000, tiền ship 28.000, hỏi sao dám mua?”, anh Nguyễn Minh Sang (Q.Bình Thạnh) nói và cho biết vì ở một mình nên không thể đặt mua nhiều hơn.
Trong khi đó, để giảm tiền phí giao hàng, một số gia đình đông người chọn cách mua một lần vài trăm ngàn trở lên.
Sau một tuần được bán mang về, nhưng đến nay nhiều quán ăn trên ứng dụng giao hàng vẫn chưa trở lại nghề chính.
“Thèm cà phê, mở ứng dụng coi thử có quán nào bán không, thấy quán cà phê gần nhà nên định đặt, ai ngờ nhấn vô không thấy cà phê mà chỉ toàn hình… gân bò, nạm bò…”, chị Yến Bình (Q.Phú Nhuận) chia sẻ.
Từ 16-9 đến 30-9 shipper được chạy liên quận
Trước đó, trong chương trình livestream “Dân hỏi – Thành phố trả lời” diễn ra vào tối 13-9, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết từ 16-9 đến 30-9 sẽ cho phép các shipper được chạy liên quận
Điều này được kỳ vọng sẽ giúp tài xế di chuyển linh hoạt, nhận được nhiều đơn hàng. Khách hàng cũng thuận tiện hơn trong đặt món, gỡ khó phần nào cho các chủ quán.
Những món bún miền Trung làm say lòng thực khách
Ngoài bún bò Huế trứ danh, bún cá thu ở Đà Nẵng hay bún mắm nêm tại Quảng Nam cũng được thực khách ưa thích.
Bún bò từng được cố đầu bếp lừng danh Anthony Bourdain công nhận là một trong những món ăn ngon nhất thế giới. Người địa phương khác quen gọi là bún bò Huế để chỉ nơi xuất xứ của món ăn, trong khi ở Huế dân địa phương gọi là bún bò hoặc bún bò giò heo. Người Huế cho rằng, nồi bún bò theo chuẩn cần có "Nước dùng trong, mang vị ngọt của xương hầm và mùi thơm dịu của sả cùng một vị rất đặc trưng của mắm ruốc". Trong tô bún bò ngoài phần thịt bò, giò lợn, tiết lợn còn có thêm chả cua, một số nơi thay bằng bò viên hoặc chả lụa theo ý thích của thực khách. Món ăn kèm với bắp chuối sống, giá và rau thơm. Ảnh: Di Vỹ
Mắm nêm là loại gia vị phổ biến ở các tỉnh thành miền Trung. Tại Đà Nẵng, Quảng Nam, bún mắm nêm như một đặc sản hút khách có giá bình dân với nhiều hàng quán chất lượng. Tô bún có thành phần phong phú với bún tươi ăn cùng thịt heo luộc, chả, nem và rau sống. Ngoài ra, món ăn còn là sự kết hợp giữa thịt heo quay giòn rụm với mít non thái nhỏ dai ngọt, rau sống ngon mát, vị béo ngậy thơm của đậu phộng rang, tương ớt cay nồng và vị mặn mà của mắm nêm. Thực khách còn được phục vụ thêm đĩa đu đủ bào sợi chua ngọt cho món ăn thêm ngon. Ảnh: @cukhoaiiiiiiii/Instagram
Với người Huế, bún nghệ xào lòng không chỉ là món ăn chữa bệnh mà còn là thức quà chiều phổ biến, món có vị cay nồng, thích hợp ăn vào các ngày se lạnh. Món ăn không nhiều nguyên liệu nhưng phải được làm kỹ. Lòng lợn chọn loại tươi ngon, làm sạch rồi thái nhỏ ướp gia vị đem xào chín, còn bún xào chung với nước nghệ giã cho có màu vàng óng. Món ăn đựng trong tô nhỏ có lòng lợn béo dai, sợi bún mềm, thơm của rau răm và vị cay của ớt, tiêu... Ảnh: Visit Hue
Sứa có nhiều ở các vùng biển miền Trung như Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận và được chế biến thành nhiều món ăn ngon, trong đó có món bún sứa đậm đà vị biển. Sứa sau khi đánh bắt được làm sạch nhớt, sơ chế theo kỹ thuật và kinh nghiệm riêng, sứa dùng làm món ăn này thường nhỏ, màu trắng đục, mình dày. Tô bún sứa hấp dẫn với những miếng sứa giòn mát, có thêm chả cá biển dai, đậm đà, chan nước dùng nóng được nấu từ cá biển thanh ngọt. Ảnh: @phillipnguyen2811/Instagram
Bún cá cũng là món ăn được lòng thực khách thập phương khi đến miền Trung, nhất là ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Nguyên liệu chính của món ăn là cá thu, cá ngừ có thịt ngọt, nấu chín rồi xé thịt từng phần nhỏ hoặc cắt thành khoanh mỏng. Nước dùng bún nấu từ xương cá hoặc các loại cá nhỏ để có vị ngọt, một số nơi cho thêm dứa, cà chua để tăng hương vị. Bún có sợi nhỏ mềm, chan nước lèo, thêm thịt cá, chả cá và ăn cùng các loại rau thơm, rau sống. Ảnh: @Trungbuii/Instagram.
Tương tự bún cá, bún chả cá ở Quy Nhơn, Bình Định có nước dùng được nấu từ cá biển thanh ngọt, không béo. Điểm nhấn của món ăn chính là phần chả làm từ đủ loại cá biển như cá nhồng, cá rựa, cá mối, cá thu... Thịt cá được xay nhuyễn, tẩm ướp gia vị theo công thức riêng rồi đem hấp chín hoặc chiên vàng ươm, ăn đậm vị, mỗi tô bún có ba loại chả cá khác nhau. Bún chả cá thường được ăn kèm hành tím ngâm chua, ăn giòn và không có mùi hăng. Ngoài Quy Nhơn, thương hiệu bún chả cá cũng được biết đến ở Nha Trang, Đà Nẵng. Ảnh: Tâm Linh
Ở Phù Mỹ, Bình Định có món bún rạm hấp dẫn thực khách với vị rạm béo, nhiều thịt và thơm ngon. Rạm là loài thuộc họ cua, vỏ cứng, có thịt ngọt, người nấu xay nhuyễn, lọc thịt nấu thành từng váng dậy mùi thơm. Bún rạm có thêm rau sống, bánh tráng nướng để trong tô bún tươi, khi ăn, thực khách múc thịt rạm vào tô từng chút, nước rạm béo thơm hòa quyện trong từng sợi bún thơm ngon. Ảnh: @trangpinkyy/Instagram
Bún tôm Bình Định là khởi nguồn của món bún quậy nổi tiếng ở Phú Quốc, nguyên liệu tươi ngon là điểm nhấn cho món ăn độc đáo này. Bún không làm sẵn mà khi có khách gọi thì chủ mới lấy bột ép thành cọng chạy thẳng vào nồi nước sôi luộc chín. Tôm tươi bỏ cối giã nhuyễn với ít muối, ớt... sau đó cho vào tô, thêm gia vị như bột ngọt, nước mắm. Lúc này người bán chan nước luộc bún sôi vào tô cho thịt tôm tái đi rồi thêm bún, bỏ ngò, hành, tiêu cho thơm. Thực khách thích ăn trứng có thể thêm trứng gà vào tô đánh tái. Món dọn kèm với bánh tráng nướng giòn thơm. Ảnh: @bgz.pomade/Instagram
Chuỗi siêu thị nổi tiếng tại Sài Gòn bắt đầu bán bún bò "ăn liền" nhưng biến tấu ăn kèm với một thứ khiến dân mạng tranh cãi Bạn đã bao giờ thử ăn bún bò với xúc xích chưa? Hoặc đã bao giờ bạn nghĩ món "Bún bò xúc xích" là có thật? Mỗi chúng ta đều biết một tô bún bò đầy đủ sẽ bao gồm thịt bò, giò heo, chả,... và nếu có sự xuất hiện của một vài cây xúc xích chiên thì bạn sẽ thấy thật...