TNS John McCain nói về “một chuyện đáng xấu hổ!”
Vấn đề cá da trơn (catfish), tôi đã đấu tranh quyết liệt tại thượng viện. Tôi thậm chí viết các bài báo lên án. Và tôi thấy đây là vấn đề đáng xấu hổ.
LTS: Thượng nghị sĩ John McCain là người có nhiều duyên nợ với Việt Nam. Tham chiến trong lực lượng không quân, bị bắn rơi và trở thành tù binh, sau đó lại trở thành một trong những người tích cực ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Hiện ông John McCain cùng 11 Thượng nghị sỹ khác đang bảo trợ một đạo luật nhằm loại bỏ chương trình kiểm soát cá da trơn. Trong lần trò chuyện này cùng Tuần Việt Nam, ông chia sẻ về những vấn đề xung quanh quan hệ Việt – Mỹ.
Lợi cả đôi bên
Hơn 20 năm trước, trong khi nhiều đồng nghiệp Cộng hòa khác phản đối thì ông lại ủng hộ việc cải thiện quan hệ với Việt Nam. Tại sao vậy?
Máy bay của tôi từng bị bắn rơi ở Hồ Trúc Bạch. Có một điều rất quan trọng đối với tôi cũng như với nhiều cựu binh Mỹ khác là phải hàn gắn nỗi đau của chiến tranh.
Rất nhiều cựu binh Mỹ đã được hàn gắn nhờ vào việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Và thực tế chỉ trong vòng 10 năm sau ngày bình thường hóa, chúng ta đã chứng kiến mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai nước và chính điều đó đã làm lợi cho cả Việt Nam và Mỹ.
Điều gì trong quan hệ Việtn – Mỹ khiến ông ấn tượng nhất kể từ ngày xóa bỏ cấm vận?
Thương mại là yếu tố đáng nói nhất. 15 năm trước đây, Việt Nam không hề có sản phẩm cà phê, hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, điều đó cũng giúp giá cà phê trên thế giới ở mức không tăng quá cao.
Nếu nhìn vào sản xuất hay du lịch cũng vậy. Và thực tế rằng hiện nay chúng ta đã là những người bạn của nhau. Và chúng ta cần phải ghi nhận một thực tế thú vị là ngay tại châu Á, các quốc gia vẫn còn nuôi dưỡng những tư tưởng thù địch, nghi ngờ lẫn nhau.
Tôi hy vọng rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ được cải thiện nếu họ lấy sự tiến triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ để làm hình mẫu.
Việt Nam và Mỹ đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Theo ông, khuôn khổ quan hệ mới sẽ giúp thế nào trong việc thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới?
Video đang HOT
Tôi nghĩ rằng tình hình sẽ tiếp tục phát triển. Thương mại sẽ tăng trưởng hơn nữa. Du lịch từ Mỹ đến Việt Nam cũng sẽ tiếp tục phát triển, đã có ngày một nhiều các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng được xây mới tại Việt Nam và mọi người có thể tận hưởng những điều đó. Nếu chúng ta nhìn vào thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thấy một thành phố châu Á hiện đại.
Chúng ta cũng cần phải ghi nhận một thực tế thú vị là, hiện có 16.000 sinh viên, học sinh Việt Nam đang theo học tại Mỹ. Điều đó là điều cực kỳ đặc biệt.
Thượng nghị sĩ John McCain. Ảnh: AP
Bảo hộ mậu dịch
Chúng ta đều đồng ý rằng thương mại đã phát triển ngoạn mục nhất. Nhưng ông cũng thấy rằng Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại tại Mỹ, như các vụ phán quyết về chống bán phá giá hay áp thuế chống trợ giá với tôm, cá tra, cá basa của Việt Nam. Theo ông, nên nhìn nhận những rào cản thương mại thương mại này như thế nào trong quan hệ song phương?
Vấn đề cá da trơn (catfish), tôi đã đấu tranh quyết liệt tại thượng viện. Tôi thậm chí viết các bài báo lên án. Và tôi thấy đây là vấn đề đáng xấu hổ.
Thật vô lý khi người dân Mỹ phải chi đến 15 triệu đô la để duy trì Văn phòng giám sát cá da trơn (theo Luật Nông nghiệp 2014). Để làm gì?
Đó chính là ví dụ tồi tệ nhất cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh chống lại. Một ngày nào đó chúng ta sẽ gạt bỏ được hàng rào này. Nhưng nếu chúng ta nhìn cả vào tổng thể hoạt động thương mại thì chúng ta vẫn thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ. Do vậy, nếu trừ vấn đề cá basa và một số vấn đề nhỏ lẻ khác thì chúng ta có thể tự hào về những tiến triển trong quan hệ giao thương giữa hai nước.
Ông có nói đến Văn phòng giám sát cá da trơn sẽ được thành lập theo Đạo luật Nông nghiệp mới. Dù sao thì Tổng thống Obama cũng đã mới ký ban hành luật này rồi. Vậy ông sẽ làm gì để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đạo luật này?
Thì tôi sẽ tiếp tục đấu tranh. Mỗi khi có bất kỳ dự luật nào có liên quan đến các điều khoản đó được đưa ra thì tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để có các điều khoản sửa đổi nhằm xóa bỏ cái cơ quan giám sát cá da trơn đó.
Lần vừa rồi chúng tôi đã tiến rất rất gần tới thành công trong việc loại bỏ cái văn phòng này. Và một lần nữa, khi tôi đưa ra những minh chứng về sự lãng phí trong hoạt động của Nhà Trắng, thì Văn phòng giám sát cá da trơn lại một lần nữa nằm trong tốp 2, 3 gì đó trong danh sách của tôi.
Do vậy, có rất nhiều người Mỹ vốn không liên quan gì đến cá da trơn đã biết đến thực tế này. Sớm hay muộn thì chúng ta cũng sẽ xóa bỏ được.
Năm tới, chúng ta sẽ kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam. Đến giờ, nhìn lại cuộc chiến đó, ông nghĩ gì?
Tôi nghĩ rằng cuộc chiến đó đã chia rẽ nước Mỹ nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến nào trước đó kể từ thời nội chiến. Nó ảnh hưởng tồi tệ đến đời sống, tính mạng và của cải của cả nhân dân Mỹ lẫn nhân dân Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, vì chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, thông điệp rõ ràng nhất của cuộc chiến đến ngày hôm nay chính là hãy cùng nhau tiến về phía trước.
Chúng tôi đã từng chiến đấu với người Nhật và người Đức, giờ chúng tôi với họ là bạn tốt. Chúng tôi tham chiến ở Việt Nam nhưng giờ đây hai nước chúng ta đang có quan hệ rất tốt…
Tôi muốn nói thêm một điều. Tôi luôn khuyến khích bạn bè tôi quay trở lại Việt Nam. Có rất nhiều cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam đã quay trở lại như là một giải pháp hàn gắn tâm hồn của họ.
Bản thân tôi luôn cảm thấy rất hạnh phúc khi được chứng kiến tình cảm nồng nhiệt của người Việt Nam, những người dân bình thường trên đường phố ở Đà Nẵng, Hải Phòng hay Hà Nội, đã dành cho tôi. Tình cảm đó làm tôi thực sự rất cảm động, tôi thực sự cảm thấy sự thương yêu của người dân Việt Nam dành cho tôi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Minh Ngọc (Thực hiện)
Tuần Việt Nam
Singapore "cấm cửa" chiến hạm hải quân Indonesia
Singapore ngày 18/2 tuyên bố sẽ cấm một chiến hạm Indonesia vào các cảng và căn cứ hải quân nước này vì con tàu được đặt tên theo 2 lính thủy quân lục chiến từng đánh bom một tòa nhà văn phòng ở đảo quốc sư tử vào những năm 1960.
Một tàu của hải quân Indonesia.
Bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho hay con tàu mang tên Usman Harun sẽ bị cấm vì một cuộc tranh cãi liên quan tới quyết định của hải quân Indonesia nhằm đặt tên cho tàu khu trục mới được tân trang này theo tên 2 lính thủy quân lục chiến là Usman Haji Mohamed Ali và Harun Said.
Usman và Harun đã bị kết án và tử hình tại Singapore vì vụ đánh bom tòa nhà MacDonald House ở Singapore vào tháng 3/1965, làm 3 người chết và 33 người bị thương. Nhưng các lính thủy quân lục chiến này, vốn vào Singapore bằng cách cải trang thành thường dân, lại được tôn vinh như những anh hùng ở Indonesia.
Cuộc thâm nhập bí mật của họ nằm trong một âm mưu của Tổng thống Indonesia khi đó là Sukarno nhằm phát động cuộc đối đầu có vũ trang chống lại liên bang Malaysia mới thành lập, lúc ấy bao gồm cả Singapore.
"Singapore sẽ không cho phép tàu quân sự tên gọi Usman Harun ghé vào tất cả các cảng và các căn cứ hải quân của chúng ta", ông Ng phát biểu trước quốc hội ngày 18/2. "Các lực lượng vũ trang Singapore cũng không tham gia tập trận với tàu này".
Trong bài phát biểu trước quốc hội, Bộ trưởng Ng Eng Hen cho hay Bộ quốc phòng và quân đội Singapore "rất thất vọng về động thái không thể giải thích được của phía Indonesia".
"Dù là không có ý xấu, nhưng việc đặt tên một con tàu theo tên 2 kẻ đánh bom không giúp xây dựng quan hệ tốt hoặc thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước chúng ta", ông Ng Eng Hen nhấn mạnh.
Quan hệ giữa hai nước đã căng thẳng gần đây xung quanh chuyện Indonesia đặt tên cho một tàu khu trục hải quân mới theo tên 2 lính thủy quân lục chiến.
Singapore, vốn tách khỏi Malaysia để trở thành quốc gia độc lập vào năm 1965, và Indonesia đều là các quốc gia thành viên của khối ASEAN.
Quan hệ giữa hai nước đã rơi xuống mức thấp vào cuối những năm 1990 sau khi chế độ Suharto sụp đổ và người kế nhiệm của ông là B.J. Habibie gọi Singapore là "một chấm đỏ" trên bản đồ thế giới.
Nhưng quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.
Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Singapore, với tổng thương mại song phương đạt 62,6 tỷ USD vào năm 2012.
Theo Dantri
Thượng nghị sỹ John McCain: Việt - Mỹ là bạn bè Nhân dịp Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại song phương, phóng viên VOV tại Mỹ đã có cuộc trò chuyện với Thượng nghị sỹ John McCain. Việt Nam và Mỹ đang kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại song phương (3/2/1994 - 3/2/2014). Nhân dịp này, phóng viên VOV tại...