TKV vừa đẩy mạnh SXKD, vừa phòng, chống dịch hiệu quả
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhiều đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) xác định rõ mục tiêu chống dịch hiệu quả, đồng thời đảm bảo các hoạt động sản xuất-kinh doanh.
Trước giờ vào ca. Ảnh: VGP
Tại Công ty CP Than Vàng Danh, bước vào năm 2021 trong bối cảnh tình hình chung có nhiều khó khăn, nhất là dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại cộng đồng Công ty đã khẩn trương kích hoạt lại các biện pháp phòng, chống dịch ở cấp độ cao nhất. Thành viên Ban Chỉ đạo từ Công ty đến đơn vị sẵn sàng tiếp nhận những thông tin mới từ người lao động (NLĐ) về công tác phòng, chống dịch; chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trong đó yêu cầu CBCNV thực hiện tốt “5K”, nhất là lưu ý đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các điểm và trên các phương tiện giao thông công cộng, nhà giao ca.
Trong quá trình sản xuất, các đơn vị tổ chức giao ca, cắt việc chia làm nhiều đợt, mỗi đợt không quá 20 người nhằm giữ khoảng cách theo quy định. Việc bố trí ăn theo suất, không ăn tự chọn như trước đây và thực hiện giãn cách được triển khai nghiêm túc
Năm 2021, Công ty đặt mục tiêu đạt công suất lò chợ bình quân tăng 5% so với năm 2020 và khai thác trên 3,2 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ trên 3,3 triệu tấn.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc Công ty CP than Vàng Danh, xác định công tác an toàn là nhiệm vụ quan trọng số 1 trong quá trình sản xuất-kinh doanh, đơn vị đã tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao ý thức NLĐ trong thực hiện AT-VSLĐ, nâng cao tính tự chủ an toàn của bản thân và yêu cầu phải thường trực trong suy nghĩ của NLĐ đó là “chưa an toàn, không làm việc”.
Tại Công ty CP Than Đèo Nai, khi dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, song hành với nhiệm vụ sản xuất-kinh doanh, Công ty đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn TKV đến toàn thể CBCNV.
Video đang HOT
Công ty đã trang bị máy đo thân nhiệt, cấp dung dịch rửa tay, nươc súc họng sát khuẩn, khẩu trang cho người lao động; yêu cầu CBCNV trong Công ty khai báo y tế, thực hiện theo quy định 5K của Bộ Y tế. Tăng cương công tác vê sinh môi trương, phun thuôc khư khuân tại nơi làm viêc và khu vưc xung quanh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đơn vị dịch vụ cung cấp bữa ăn giữa ca cho người lao động, nhằm đảm bảo đủ định lượng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó nâng cao sức khỏe cho người lao động phòng, chống dịch bệnh.
Hiện nay, Công ty đẩy mạnh triển khai họp trực tuyến trong các cuộc họp giao ban nhằm bảo đảm công tác phòng chống dịch.
Ngoài ra, Công ty cũng đã áp dụng công tác nhận lệnh trực tuyến hàng ngày cho trên 1.500 công nhân là lái xe, vận hành khoan, vận hành xúc, vận hành xe gạt, thợ sửa chữa ô tô, máy xúc, thợ điện… đang làm việc tại 11 công trường, phân xưởng trên khai trường sản xuất của Công ty.
Để đạt mục tiêu sản xuất-kinh doanh đã đặt ra cho năm 2021, Công ty CP Than Đèo Nai chủ động đổi mới phương pháp điều hành theo hướng ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào các khâu của dây chuyền sản xuất. Hệ thống quản lý nhật lệnh trực tuyến được duy trì 24/24h, đảm bảo thông suốt và bảo mật. Chỉ với máy tính hay điện thoại thông minh, các công trường, phân xưởng của Công ty CP Than Đèo Nai đã có thể triển khai công việc mà không cần phải tập trung đông người. Việc viết sổ nhật lệnh thủ công trước đây được thay bằng phần mềm công nghệ.
Đến thời điểm hiện tại, Công ty vẫn giữ vững được diện sản xuất và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Ngoài mục đích sử dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch Covid 19, Công ty cũng song song tiến hành áp dụng công nghệ phù hợp vào hoạt động sản xuất, hướng tới mục tiêu xây dựng nền tảng sản xuất kinh doanh hiện đại trong thời đại công nghệ số phát triển.
Theo TKV, tính đến hết tháng 4/2021 toàn Tập đoàn sản xuất được 13, 62 triệu tấn than nguyên khai, đạt 35% kế hoạch năm. Than tiêu thụ đạt 13,89 triệu tấn. Doanh thu ước đạt 38.610 tỷ đồng. Thu nhập của người lao động đạt bình quân 12,7 triệu đồng/người-tháng. Nọp ngân sách Nhà nươc đạt 6.600 tỷ đông.
Kết quả này thể hiện sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, công nhân viên toàn Tập đoàn trong bối cảnh thị trường năng lượng quốc tế nhiều biến động do dịch COVID-19, trong nước nhu cầu than cho điện giảm vì nhiệt điện than huy động thấp.
Thực hiện Công điện 570/CĐ-TTg ngày 2/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, mới đây, ngày 4/5/2021, tại trụ sở 226 Lê Duẩn – Hà Nội, Tập đoàn TKV đã chủ trì cuộc họp trực tuyến tại 6 điểm cầu (Hà Nội, Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều – Uông Bí, Lâm Đồng, Đắk Nông) về công tác phòng chống dịch COVID-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sau dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Nhận định dịch bệnh COVID-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải yêu cầu tất cả hệ thống chính trị cùng các tổ chức đoàn thể và toàn thể CB, CNV, NLĐ Tập đoàn cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch, từ đó chủ động các giải pháp trước mọi tình huống có thể xảy ra.
Ông Đặng Thanh Hải yêu cầu các đơn vị của TKV chủ động kích hoạt các giải pháp tối ưu nhất trong phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời phải thực hiện tốt 2 nhiệm vụ, vừa ổn định hoạt động SXKD vừa nghiên túc tuân thủ các chỉ đạo phòng chống dịch của Chính phủ, các địa phương và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TKV. Tiếp tục thực hiện rà soát kỹ lưỡng toàn bộ số lượng CB, CNV, NLĐ và người thân trở về sau kỳ nghỉ 30/4-1/5, nhất là các trường hợp trở về từ địa phương có dịch hoặc có nguy cơ bùng phát dịch. Phân công rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của người đứng đầu từ cấp công trường, phân xưởng đến công ty trong công tác triển khai các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh.
Thanh Hóa: Hơn 3.600 con trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục, phải tiêu hủy 230 con
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa, đến ngày 13/4, toàn tỉnh có 3.619 con trâu, bò ở 21 huyện, thị xã, thành phố bị mắc bệnh viêm da nổi cục.
Thanh Hóa đã có 3.619 con trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Thanh Hóa, tính đến 16h ngày 13/4 trên địa bàn tỉnh đã có 3.619 con trâu, bò của 2.875 hộ chăn nuôi tại 552 thôn, 175 xã của 21 huyện, thị xã, thành phố bị mắc bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) và buộc phải tiêu hủy 230 con.
Trong đó, các địa phương có số trâu, bò mắc bệnh nhiều như: thị xã Nghi Sơn (1.425 con), huyện Yên Định (1.030 con), Nông Cống (403 con), Thọ Xuân (258 con), Nga Sơn (70 con), Ngọc Lặc (74 con), Hoằng Hóa (70 con)...
Cơ quan chức năng đã phải tiêu hủy 230 con trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục.
Ngay sau khi có thông tin dịch bệnh, Sở NN&PTNT Thanh Hóa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã làm việc với các địa phương có dịch để triển khai công tác phòng, chống dịch và cử cán bộ chuyên môn trực tiếp bám sát địa bàn để phòng, chống dịch.
Ngoài ra, việc thành lập tổ công tác để điều tra tổng đàn, nắm bắt tình hình, tổ chức tiêm phòng bao vây vắc xin cho đàn trâu, bò tại vùng đệm, vùng bị uy hiếp và vùng dịch, cơ quan chức năng nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò trên địa bàn xã, phường có dịch.
Bên cạnh đó, thành lập các chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động trên các tuyến giao thông ra vào địa bàn túc trực 24/24 để phòng, chống dịch; đồng thời tổ chức thực hiện việc phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả tại các thôn có dịch 2 ngày/lần, các thôn chưa có dịch tiêu độc 3 ngày/1 lần bằng các loại hóa chất sát trùng...
Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết: "Người ăn hay không ăn thịt trâu, bò bị bệnh thì sợ nhất bệnh nền, còn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò chỉ lây sang trâu, bò với nhau chứ không lây sang người".
Về các biện pháp phòng, chống dịch, đến thời điểm 16h ngày 13/4, các địa phương trên toàn tỉnh đã tiến hành tiêm được tổng số vắc xin cho 221.425 con trâu, bò.
Hiện nay các ngành chức năng cũng đã công bố hết dịch đối với xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc.
Hải Phòng trở lại trạng thái bình thường mới Tất cả các hoạt động bị tạm dừng hoặc hạn chế trên địa bàn Thành phố Hải Phòng được hoạt động trở lại bình thường nhưng phải thực hiện 5K và các biện pháp phòng chống dịch trong từng lĩnh vực theo quy định. UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Văn bản hỏa tốc số 1724/UBND-VX về một số biện pháp...