Tivi đã ‘giảm cân’ thế nào trong 20 năm qua?
Nếu bạn đã từng được xem những chiếc Tivi ‘mập mạp’, có lẽ tối thiểu bạn cũng đã trên 18 tuổi.
Khác với xu hướng công nghệ nói chung của những người anh em như Laptop, điện thoại…ngày càng nhỏ gọn hơn thì Tivi lại ngày càng to hơn, to chứ không phải mập. Nhưng đó là bức tranh hiện tại còn khoảng hơn 20 năm trước, những chiếc Tivi đều mập mạp, và câu chuyện “giảm cân” của TV phía sau đó là sự trỗi dậy của các công nghệ mới cùng sự soán ngôi ngoạn mục của các thương hiệu đến từ xứ sở Kim Chi với các ông lớn xứ sở mặt trời mọc.
Những chiếc TV CRT giờ chỉ còn là hoài niệm (Ảnh: Điện Máy xanh)
Vào khoảng những năm 20 hoặc xa hơn trước đó một chút, những chiếc TV là của “hiếm” ở Việt Nam, không phải gia đình nào cũng có, nhất là Tivi màu. Đó là thời kỳ của Tivi CRT, rất to, dày và đặc biệt rất nặng. Với 1 chiếc tivi chỉ khoảng 21 inch, một người phải bê rất vất vả. Còn với những chiếc TV từ 32 inch trở lên, chắc chắn phải có 2 người khiêng vì nó nặng khoảng 45 kg và cồng kềnh. Để sắm được một chiếc TV CRT như vậy, chúng ta cũng phải bố trí một chỗ để đủ rộng và chắc chắn, thường là các tủ/kệ tivi rất to. Còn giờ, hầu hết chúng ta treo TV lên tường để tiết kiệm diện tích, thậm chí còn để trang trí với đa số các dòng TV mới, chứ chưa nói các dòng siêu mỏng, hay dòng TV dán tường. Trọng lượng không chân đế của các dòng TV hiện tại đa số là dưới 20 kg, cá biệt một số dòng chỉ dưới 10 kg.
Khi công nghệ Tivi được thay thế bởi LCD, Plasma rồi sau đó là OLED hay QLED, kích thước của TV đã thay đổi theo. TV mỏng hơn hàng chục lần so với trước nhưng cũng ngày càng rộng hơn và dài hơn. Ngay cả khi dòng TV “đít nồi” được thay thế bởi các dòng Slim “đít phẳng” thì những chiếc TV CRT vẫn dày cả vài chục cm. Còn giờ, những chiếc TV mỏng nhất chỉ khoảng 2 mm. Trong khi độ dày phổ biến của TV hiện tại khoảng từ 3 cm-5 cm.
Video đang HOT
Kích thước Tivi CRT lớn nhất nhỏ hơn 40 inch, còn giờ kích thước của TV thậm chí còn lớn hơn kích thước của một máy chiếu thông thường. Samsung có một dòng TV siêu to khổng lồ là với kích thước 292 inch công nghệ MicroLED. Giống như tên gọi, mỗi Model dòng này của Samsung đều như 1 bức tường, kích thước nhỏ nhất của dòng The Wall cũng lên tới 150 inch, độ phân giải 8K.
Tuy to hơn, mỏng hơn, đẹp hơn nhưng TV ngày nay lại rẻ hơn hẳn so với TV của 20 năm trước, xét theo cùng kích cỡ. Những năm 2000, một chiếc Tivi CRT 34 inch có thể lên tới 30-40 triệu đồng thì hiện tại, với số tiền đó bạn có thể mua được khoảng 3-4 chiếc Tivi có số inch tương tự nhưng công nghệ siêu hiện đại hay mua được 1 chiếc Tivi 4K OLED hoặc QLED 65 inch hoặc to hơn.
Không chỉ giảm cân thành công, TV hiện tại cũng thông minh hơn khi tích hợp AI và nhiều công nghệ hiện đại khác. Từ chỗ chỉ điều chỉnh bằng các nút bấm trực tiếp rồi chuyển qua bấm trên điều khiển từ xa, công nghệ hiện tại cho phép TV giao tiếp trực tiếp với con người qua trợ lý ảo như Alexa và Google Assistant. Các kết nối cũng đa dạng hơn để có thể biến TV từ một nguồn phát thông tin thông thường trở thành một thiết bị All in One trong nhà khi có thể xem phim, nghe nhạc, lướt web, sử dụng mạng xã hội, chơi game và hơn thế nữa.
Tivi hiện tại cũng linh hoạt hơn khi không còn chỉ là một món đồ điện tử thuần túy mà còn là một vật trang trí trong nhà. Dòng Tivi dán tường là một ví dụ khi có thể biến thành một tác phẩm nghệ thuật thay vì chỉ là một chiếc Tivi. Những chiếc không viền của Samsung có thể làm mọi nơi trong ngôi nhà của bạn sang trọng hơn Samsung thậm chí còn đi xa hơn với dòng -TV ngoài trời chuẩn 4K, chống bụi, chống nước. LG cũng tạo ra bước đột phá với dòng , dựa trên công nghệ màn hình dẻo.
Trong 20 năm qua, khi TV giảm cân, ngoài sự thay đổi của công nghệ, vị trí các ông lớn trên thị trường TV cũng thay đổi, những nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới khi xưa đều tới từ Nhật Bản đã phải nhường chỗ cho các thương hiệu tới từ Hàn Quốc và gần đây là
Chi tiết công nghệ 'khủng' trên các mẫu tivi mới hiện nay
Những mẫu ti vi mới 4K/UHD cung cấp trải nghiệm mới về phim hoặc trò chơi qua màn hình OLED hoặc QLED.
Mẫu tivi mới LG C9 sở hữu bộ xử lý hình ảnh alpha 9 (9) thế hệ thứ 2 trang bị trí tuệ nhân tạo, cho phép xử lý hình ảnh theo nội dung và giao diện mượt hơn. C9 tương thích với AirPlay 2, tích hợp các đầu nối HDMI 2.1 và eARC dành cho Dolby Audio.
LG B8 sở hữu màn hình OLED 4K được thiết kế và hiệu chỉnh bởi chính nhà sản xuất hoàn toàn tương thích HDR 10.
Samsung QExxQ6xR sở hữu màn hình QLED sáng hơn so với màn hình LCD, tính năng điều khiển từ xa được đơn giản hóa cùng giao diện thân thiện.
The One của Philips được trang bị màn hình LCD thực hiện 4K/UHD cũng như các tiêu chuẩn HDR 10 và Dolby Vision, bộ xử lý P5 thế hệ 1, nổi tiếng với Uspcaling.
Trong số mẫu ti vi bình dân, người dùng đánh giá cao Samsung UExxRU7525 với hình ảnh chất lượng và có sẵn 4 phiên bản phổ biến nhất (43, 50, 55 và 65 inch).
Theo kiến thức
QLED và OLED: đâu là lựa chọn đúng? Thời đại của TV CRT, LCD, Plasma đã qua. Ngày nay, đại diện cho hai "thế lực" mới trên thị trường TV là tấm nền diode hữu cơ độc lập OLED và chấm lượng tử QLED. Vậy chính xác chúng là gì, sự khác biệt ở đâu, nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh tốt nhất thì nên chọn công nghệ nào? Ngày...