TitanFall đã xâm chiếm cuộc đời tôi như thế nào?
Có thể còn hơi sớm để khẳng định TitanFall là kẻ sẽ hạ gục COD và Battlefield., nhưng với cá nhân tôi thì nó đã làm được điều đó. Sẽ hơi kì lạ khi bạn bước vào một trận chiến trong COD và nhìn vào một bước tường. Tại sao tôi không được trèo lên nó, tại sao không có double jump, ko có Jetpack. Tại sao không có một killstreak thú vị như là gọi Titan? Hãy tự mình trải nghiệmTitanFall và bạn sẽ hiểu được cảm giác này. Game đã được phát hành vào ngày 11 tháng 3 vàNextgen sẽ là địa chỉ uy tín tại Việt Nam để mua key bản quyền.
Tin vui là Titanfall sẽ không có phí Subcription hàng tháng định kỳ. Bạn sẽ chỉ phải mua game 1 lần mà thôi (tất nhiên vẫn sẽ có những bản DLCs nhưng bạn có thể đợi cho nó giảm giá đến mức nào đó hợp lý rồi mua cũng được mà). Giá game gốc ở Việt Nam hiện nay mua theo con đường key only cũng đã khá rẻ rồi, chỉ cần bớt tiêu pha những thứ không cần thiết 1 chút là bạn sẽ có thể tậu cho mình 1 key bản quyền để chơi Titanfall rồi đó! Bên cạnh đó những hứa hẹn về chiều sâu khi đầu tư thời gian với Titanfall sẽ khiến cho từng đồng bỏ ra với Titanfall sẽ không bị phí hoài.
Tựa game bom tấn này là sản phầm đầu tiên mà Respawn Entertainment ra mắt sau khi Vince Zampella cùng các cộng sự sớm rời khỏi Infinity Ward sau bao rùm beng. Nếu Call of Duty còn sống nổi (và tôi nghĩ rằng nó vẫn sẽ sống nổi) thì ngày nào đó trong tương lai của Call of Duty sẽ chính là Titanfall đây. Tin tôi đi, topic ngày hôm nay không liên quan đến việc chơi game lậu đâu nhé. Với số lượng máy PC siêu đại trà tại Việt Nam như hiện nay cộng với sự giảm giá tệ hại củaXbox 360 (giá cực rẻ rồi, mua thôi !) thì tại sao bạn còn vương vấn chơi game PC không thôi và tại sao còn vương vấn game không bản quyền không được hỗ trợ?
Theo VNE
Cảm nhận chi tiết về Titanfall: Cuộc chiến của những người khổng lồ
Mặc dù cảm hứng của người viết đang tuôn trào dữ dội sau khi đắm chìm trong buồng lái của những Titan, nhưng hãy khoan nói ngay về Titanfall, mà thiết nghĩ nên nhắc lại "chuyện xưa" một chút.
Cách đây 7 năm, khi mà lần đầu tiên Call of Duty 4: Modern Warfare ra mắt, đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra từ phía giới bình luận game cũng như người hâm mộ khi mà hãng phát triển Infinity Ward không ngần ngại chuyển thể bối cảnh của dòng game từ Thế Chiến thứ hai sang chiến tranh hiện đại. Câu hỏi được chú ý nhiều nhất: liệu với một bối cảnh hiện đại thì game có thể phác họa được sự hoành tráng và khốc liệt như những gì mà chúng ta đã thấy ở các phần trước hay không?
Mọi thứ nghi ngờ về thành công của Call of Duty 4 đã tan biến khi Infinity Ward tung ra bản demo màn chơi đơn của game. Ngay lập tức nó đã dấy lên một làn sóng từ phía người hâm mộ, với chỉ vẻn vẹn 20 phút của bản demo, game đã làm cho người chơi không ít lần "nín thở" khi trải nghiệm sự khốc liệt của chiến trường tương lai.
Khi bản game chính thức được tung ra, Call of Duty 4 đã thay đổi "bề mặt" của game bắn súng góc nhìn người thứ nhất (FPS - first person shooter) mãi mãi. Vũ khí, khí tài, các công nghệ quân sự, những màn chơi đậm chất điện ảnh của chế độ chơi đơn cùng hệ thống cấp bậc, mở khóa vũ khí đầy hấp dẫn của mục chơi mạng đã là "hình mẫu" cho rất nhiều game FPS sau này.
Bảy năm sau, những con người "chịu trách nhiệm" cho "hiện tượng" Call of Duty đã trở lại cùng với một sản phẩm đầu tay sau khi thành lập studio mới (Respawn), với tên gọi: Titanfall. Có cả một câu chuyện dài dòng đằng sau việc những anh tài đã tạo nên Call of Duty lại tách ra thành lập studio mới, nhưng câu chuyện đó, chúng tôi sẽ kể trong một bài viết khác.
Còn bây giờ, hãy cùng chào đón những "vị thần khổng lồ" trong cuộc chiến Titanfall qua phiên thử nghiệm đại chúng vừa qua. Liệu trò chơi sẽ thay đổi "cục diện" của dòng game chiến tranh hiện đại và bộ mặt thể loại FPS một lần nữa?
Phim sao, game vậy!
Video đang HOT
Tại hội chợ E3 năm ngoái, khi lần đầu tiên trailer demo của Titanfall được giới thiệu, nhiều người đã há hốc mồm khi chứng kiến một chiến trường viễn tưởng cực kỳ khốc liệt.
Điểm nhấn của lối chơi chính là sự xuất hiện của các cỗ máy chiến tranh Titan. To lớn, trang bị hỏa lực cực mạnh và có thể được điều khiển dễ dàng, các Titan mang đến cho người xem trailer cảm giác phấn khích khó tả, đặc biệt là ở những pha "choảng" nhau kết liễu Titan đối thủ.
Khi không lái Titan, người chơi cũng vẫn có thể di chuyển đu tường và "phi thân" từ tòa nhà này qua tòa nhà khác nhờ một thiết bị tạo ra lực đẩy được gắn sau lưng, giúp các pha chiến đấu thêm phần thú vị.
Phim sao game vậy, ngay khi được sờ tay vào bản thử nghiệm của Titanfall, bạn sẽ bị ấn tượng y như khi lần đầu xem trailer. Cảm giác chiến trường tuyệt vời do những đôi tay tài hoa của dòng game Call of Duty dựng nên, nay càng hấp dẫn hơn khi bạn được tự tay điều khiển các Titan tham gia trận đánh.
Không đâu là an toàn!
Nhận định ban đầu của người viết về vấn đề game chỉ hỗ trợ 12 người chơi trong một trận là quá ít so với một game bắn súng bây giờ. Thế nhưng nhận định đó nhanh chóng bị "đập tan" khi vào trận.
Chưa đầy vài phút mà màn chơi đã trở nên náo loạn, nhịp độ trận đấu được đẩy lên cao một cách chóng mặt. Bởi ngoài 12 người chơi, còn có sự xuất hiện của các "Grunt", là các nhân vật máy (A.I) được tăng viện cho cả hai phe.
Khi xuất phát, mỗi người chơi đều có một đồng hồ đếm ngược cho đến khi nào Titan được sẵn sàng để gọi ra. Bằng cách triệt hạ các Grunt hoặc phi công của đối phương, bạn sẽ rút ngắn lại thời gian đếm ngược này. Nôm na giống như "ăn creep" trong các game MOBA vậy.
Khung cảnh hỗn loạn của trận đấu và bầu không khí căng thẳng đang tăng cao đã bị "xé toạc" ra khi một con Titan đầu tiên từ trên trời rơi xuống. Sự xuất hiện của các Titan đánh dấu bước ngoặt của trận đấu.
Nếu như ở các game bắn súng khác, chúng ta, người chơi thường có khái niệm vùng an toàn (thường thì những khu vực gần điểm xuất phát ban đầu) thì trong Titanfall, với sự xuất hiện của các Titan, không nơi nào trong trận đấu thật sự an toàn cả. Titan có thể rơi xuống đầu bất kỳ kẻ xấu số nào mà không hẹn trước, thậm chí có thể rơi... đè nát luôn cả Titan khác!
Với khả năng di chuyển cực kỳ linh hoạt và hỏa lực được trang bị cho tới "tận răng" (nghĩa đen), các Titan có khả năng đập tan bất kỳ phòng tuyến nào dù nó có kiên cố tới đâu. Thứ có thể làm chậm bước chân của cỗ máy chiến tranh đó chỉ có thể là một Titan khác.
Trong phiên bản beta lần này, bạn sẽ được chơi thử 3 chế độ chơi (Attrition, Hard point, The Last Titan Standing) và 2 màn chơi Angel City và Fracture.
Trước khi đi sâu vào chi tiết của những chế độ chơi, người viết xin đề cập sơ qua 2 màn chơi trong game:
- Angle City: Là một màn chơi khá "hẹp" cho các Titan do diễn ra trong khu đô thị. Các tòa nhà cao tầng và những con hẻm nhỏ là nơi lý tưởng để bạn có thể mai phục các Titan của đối phương và dễ dàng trốn thoát nếu như bị phát hiện.
- Fracture: Hoàn toàn trái ngược với Angle City, màn chơi diễn ra tại khu ngoại ô. Khung cảnh tương đối thoáng và khoảng cách giữa các tòa nhà với nhau đủ xa để bất kỳ người chơi nào cũng phải do dự mỗi khi muốn "bước chân ra đường". Fracture là màn chơi lý tưởng cho những ai thích chèn ép đối phương bằng Titan.
Chế độ Attrition
Còn được hiểu nôm na là Team Death Match (TDM) với nhiệm vụ đánh bại càng nhiều đối thủ càng tốt cho đến khi nào một trong hai đội đạt 250 điểm. Có thể nói ở chế độ này thì mục tiêu quan trọng nhất là phải gọi xuống Titan thật nhanh để kiểm soát được thế trận.
Grunt đóng một vai trò rất quan trọng trong chế độ chơi này. Đối với những người chơi không có nhiều kinh nghiệm hoặc kỹ năng khi "đấu tay đôi" với người chơi khác, thì việc có Titan nhờ Grunt là rất quan trọng, và đặc biệt khi họ có thể dùng Titan để áp đảo những người chơi khác giỏi hơn mình.
Người viết cũng theo dõi một số trận đấu giữa các đội chơi game chuyên nghiệp, khi vào chế độ Attrition, các đội cũng rất chú trọng việc đi "farm" (cày) Grunt để lấy Titan ngay ở đầu game. Họ hạn chế giao tranh giữa các phi công với nhau, vì đơn giản nếu họ thất bại thì đội bên kia sẽ có Titan nhanh hơn rất nhiều.
Những người lái Titan giỏi được ưu tiên đi "cày" Grunt, trong khi số còn lại sẽ cố gắng giúp đỡ hoặc "bảo kê" họ khỏi sự tấn công của đối thủ.
Chế độ Last Titan Standing (LTS)
Mỗi người trong đội sẽ xuất phát trong một con Titan, đội nào triệt tiêu hết Titan của đội khác sẽ thắng. LTS có tiết tấu chậm hơn so với 2 mục chơi còn lại vì bạn chỉ phải tập trung vào việc "ám sát" các Titan của đối phương. Lần đầu tiên người viết chơi đã bị thua chỏng vó, không phải vấn đề kỹ năng mà vì bị đội đối phương dùng chiến thuật vây vào một điểm và hội đồng!
Khác với cách chơi của phi công, khi điều khiển một Titan, bạn sẽ bị giới hạn di chuyển ở rất nhiều điểm và đặc biệt ở màn chơi Angel City.
Ở phiên bản beta này thì các Titan được phân loại dựa trên vũ khí mà chúng cầm. Những Titan "tay dài" cầm pháo tầm xa sẽ được ưu tiên di chuyển ra những khoảng trống và có góc nhìn bao quát. Những Titan "tay ngắn" cầm súng phóng tên lửa hoặc đại liên hạng nặng sẽ được yêu cầu đi vào khu đô thị để đánh giáp lá cà.
Nếu như bạn thành công "chia rẽ" đội hình của đối phương và "hội đồng" từng Titan đi lẻ thì khả năng thắng trận của bạn là rất cao!
Chế độ Hardpoint
Còn được hiểu nôm na là chiếm điểm. Trong màn chơi sẽ chia ra 3 điểm chiến lược, đội nào chiếm được 2 điểm trở lên sẽ giúp cho điểm chiến thắng của đội tăng và cũng như chế độ Attrition, màn đấu sẽ kết thúc khi một trong hai đội đạt 250 điểm.
Theo như đánh giá của người viết, Hardpoint là chế độ chơi cần sự phối hợp giữa các phi công nhiều nhất. Có thể nói duy nhất ở chế độ này, việc có càng nhiều Titan không có nghĩa là bạn sẽ dành được chiến thắng.
Đơn giản là bạn không thể dùng Titan để chiếm điểm được, những điểm chiến lược được đặt ở những nơi có vị trí rất khó dùng Titan để tiếp cận và nếu bạn cố gắng đi chăng nữa, thì khả năng bị mai phục bởi phi công đối phương sẽ rất cao.
Điểm yếu "chết người" của Titan là phần gáy, nơi mà các phi công của đối phương có thể bám vào và phá hoại bộ phận điều kiển. Thế nên việc chiếm các điểm này sẽ phải phụ thuộc vào các phi công.
Bên cạnh đó, không có nghĩa là Titan hoàn toàn vô dụng. Nếu sự dụng Titan một cách hợp lý, bạn có thể giúp các Grunt di chuyển hàng rào phòng vệ lên cao hơn và giúp ổn định phòng tuyến. Việc thiết lập phòng tuyến ở phần chơi này rất quan trọng, có một phòng tuyến chắc chắn thì bạn sẽ không phải lo mất điểm chiến lược .
Khi nào ra mắt?
Tất cả những ấn tượng tốt đẹp nhất về phiên bản Beta của Titanfall, người viết đã đề cập hết trong bài, nên có lẽ sẽ thừa khi cuối bài lại tiếp tục... khen. Thế nên, ngắn gọn và dễ hiểu, nếu bạn là một fan của thể loại game bắn súng, hãy cố gắng dành tiền ngay từ bây giờ để khi game ra mắt chính thức vào 11/3, để có thể sở hữu ngay một bản game gốc chính hãng và lập tức so tài cùng nhiều người trên khắp thế giới.
Hãy tự mình kiểm chứng, nhưng tác giả cam đoan bạn sẽ không phí một xu nào trong số tiền bỏ ra mua Titanfall. Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong bài đánh giá chi tiết khi game ra mắt!
Theo VNE
3 lý do Titanfall có thể gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp game Sự độc quyền, thiếu sót về nội dung và không phải là game next - gen thực sự. Trong quá trình phát hành Titanfall, dù ít hay nhiều nó cũng tạo ra những nguy hại tới ngành công nghiệp game. Ba nguyên nhân: sự độc quyền, thiếu sót về nội dung và không phải là game next -gen thực sự được cho là...