Titan “lậu”… phơi trên tỉnh lộ
Trong vòng hai năm trở lại đây, tình trạng người dân khai thác titan trái phép diễn ra ngày càng rầm rộ tại các xã Cát Thành, Cát Khánh, Cát Hải của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Mặc dù chính quyền địa phương đã vào cuộc nhưng do cách làm không kiên quyết, không duy trì thường xuyên nên nạn khai thác titan trái phép liên tục tái diễn.
Khai thác titan trái phép là giấc mơ đổi đời
Đầu tháng 3/2012, dọc theo tuyến tỉnh lộ 639 qua địa bàn xã Cát Thành, Cát Khánh… chất đầy những đống titan thô đã được đầu nậu thu gom. Nhiều người còn chở titan đem về để trong vườn nhà chờ xuất bán. Tại thôn Chánh Thiện (xã Cát Thành), không khí khai thác titan trái phép diễn ra rất rầm rộ. Từ tỉnh lộ 639, chỉ cần tiến về phía rừng dương chừng 10 m đã bắt gặp những người dân khai thác titan.
Chị Lan, một phụ nữ khai thác titan trai phép, tâm sự: “Trong năm 2011, hồ chứa nước Chánh Hùng (xã Cát Thành) tạm ngừng hoạt động để sửa chữa, đồng ruộng bị thiếu nước phải bỏ hoang hàng trăm ha, chúng tôi sợ thiếu đói nên đi khai thác titan để kiếm tiền mua gạo. Thời điểm đó, titan còn nhiều, giá mua cũng cao, từ 1.200 – 1.500 đồng/kg nên tôi có thể kiếm được từ 300.000 đến 500.000 đồng/ngày. Bây giờ thì chính quyền làm căng nên giá titan có thấp nhưng cũng kiếm được dăm ba trăm ngàn. Tiền nhiều vậy mà không bị ai bắt bớ thì làm sao mà chả ham”.
Titan trùm bạt ven tỉnh lộ
Video đang HOT
Chị Yến, bạn “tác chiến” với chị Lan, cho biết: “Từ ngày khai thác titan, gia đình tôi sống “thong thả” hẳn ra. Tiền học cho con, tiền đóng góp cho Hội nông dân, phụ nữ, thuế… đều được chúng tôi đóng tất tần tật, không thiếu một xu. Ở đây nhân công người ta trả rẻ lắm, đi xới cỏ, cuốc đất… quần quật cả ngày cũng chỉ kiếm được 60.000 đồng/ngày. Đi khai thác titan ít nhọc sức hơn mà kiếm được gấp 4 đến 5 lần số tiền được trả cho một ngày công nên ai cũng bỏ ruộng đồng cả rồi. Tôi cố gắng làm vài tháng để kiếm tiền mua thêm xe máy cho con đi học”.
Khai thác titan…trộm.
Người khổ nhất ở thôn Chánh Thiện (xã Cát Thành) bây giờ là ông Trưởng thôn Nguyễn Văn Thanh. Vừa ngồi vào “chiếc ghế” Trưởng thôn chưa được nửa năm phải chịu cảnh “trên đe dưới búa”. Lỗi để dân khai thác titan trên địa bàn bị cấp trên giáng xuống cho ông nhưng đi đến nhà vận động dân bỏ khai thác titan trái phép thì chẳng ai nghe.
Cái lý mà người dân đối đáp với ông Thanh là “titan trên đất ông bà mình nhưng bao năm nay doanh nghiệp khai thác mang đi đâu hết? Cả làng có ai được lợi gì đâu, đường xá thì bị hư hỏng, rừng phòng hộ dân mình trồng thì người ta phá nát! Chúng tôi đi mót lại để kiếm tiền chứ làm gì đâu mà cấm”. Ông Thanh có đem pháp luật ra giải thích thì người dân cũng không nghe, có người lịch sự hơn thì ậm ừ cho qua chuyện rồi thì “người nào có việc người nấy”!
Ông Thanh cho biết: “Hầu như tất cả người trong làng, ai cũng đi đào bới titan. Dân nông thôn làm nông, làm thuê thu nhập rất thấp, ngày công mà được chừng ấy tiền thì họ có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Bây giờ giấc mơ đó đang hiện ra trước mắt, họ kéo nhau đi đào titan trái phép thì khó mà cản được”.
Buôn lậu lộng hành
Theo ông Mai Văn Bé, Phó chủ tịch UBND xã Cát Thành, giữa năm 2011, trên địa bàn có 2 băng nhóm tranh nhau thu mua, bảo kê cho người dân khai thác titan trái phép. Ban đầu 2 nhóm này cũng có đụng độ, tranh giành lãnh địa nhưng sau đó lại bắt tay nhau, phân chia địa bàn để thu mua.
Khu vực thôn Hóa Lạc, Chánh Hóa do các đối tượng Nguyễn Văn Công, Phạm Đình Nhi… cầm đầu, còn khu vực thôn Chánh Thiện do Đặng Văn Kìm, Nguyễn Thị Hoa … thu gom. Hầu hết titan khai thác trái phép tại Phù Cát đều được bán cho những đầu nậu và sau đó được chở vào các cảng ở Quy Nhơn tiêu thụ.
Ông Bé cho biết: “Thời gian đầu, một số đầu nậu sử dụng xe cơ giới để vận chuyển titan, nhưng về sau thì dùng cả thuyền máy, sõng, thuyền thúng, tàu đánh cá… để “tránh mặt” lực lượng chức năng. Những đối tượng này rất hung hãn, sẵn sàng chống lại lực lượng chức năng của địa phương, tẩu tán tang vật để thoát thân. Lực lượng chức năng mỏng nên rất khó đối phó với những đối tượng vận chuyển titan trái phép, nhất là khi người dân địa phương là tai mắt của bọn chúng”.
Xe ben bốc titan một cách ngang nhiên.
Gần đây, tại thôn Hóa Lạc (xã Cát Thành), tổ công tác của huyện Phù Cát và xã Cát Thành phát hiện xe tải 77L 2629 do Tạ Văn Quynh (trú ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) điều khiển, vận chuyển titan trái phép. Khi tổ công tác yêu cầu dừng xe để kiểm tra, tài xế liền đổ titan xuống lòng đường, rồi khóa cửa ca-bin và bỏ trốn khỏi hiện trường.
Chỉ sau 2 hôm , đối tượng Phạm Đình Nhi (1970- ở thôn Chánh Hóa, xã Cát Thành) điều khiển xe tải độ chế 77K 6882 chở titan tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng xã Cát Thành phát hiện. Khi bị Tổ công tác xã yêu cầu dừng xe thì Nhi không chấp hành, tiếp tục tăng tốc xe để bỏ chạy ra bìa rừng và đổ titan xuống để chạy trốn…
Hiện mỗi ngày có từ 300 đến 500 người trong xã đi khai thác titan trái phép. Mỗi đêm có 3 đến 4 xe chở titan thô, mỗi xe chở khoảng 30 đến 40 tấn thì số titan bị bọn buôn lậu thu gom hơn 100 tấn mỗi đêm. Đến tháng 3/2012, UBND xã Cát Thành đã có danh sách lên đến 29 đầu nậu thu mua titan thô trái phép.
Đối tượng buôn lậu thì tinh quái, dân không nghe lời vận động, tuyên truyền, các cơ quan chức năng ở địa phương ra tay thiếu kiên quyết, vậy xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác titan trái phép bằng cách nào?
Theo Bee.net.vn
Thừa Thiên - Huế: Truy quét, bắt giữ 13 "vàng tặc" trong rừng sâu
Ngày 20/3, tin từ&ocirng an huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thi&ecirn - Huế) cho biết vừa truy quét bắt giữ thành c&ocirng 13 đối tượng đang khai thá ng trái phép trong rừng s&aciru.
Nhằm giữ trật tự tr&ecirn địa bàn, c&ocirng an huyện A Lưới đã phối hợp thành lập đội truy quét với sự tham gia của lự lượng vũ trang, d&acirn qu&acirn cá xã với 49 người. Vào rạng sáng ngày 18/3, đội đã vượt qua nhiều hiểm nguy trong đ&ecirm tối, tiếp cận o khu vự có nhiều đối tượng đang khai thá ng, sa khoáng trái phép tại tiểu khu rừng 292 (khe Cọp) thuộ xã Sơn Thủy.
Lự lượng chứ năng đã kịp thời phong tỏa hiện trường, khống chế 13 đối tượng đang đào ng. Ghi nhận tại hiện hiện trường, vùng diện tíh đất rừng núi đã bị tàn phá khoảng 1.000 m2. Cùng đó, nhiều lán trại đượ cá đối tượng dựng l&ecirn, nhiều hầm hào đã đượ đào, đụ s&aciru o lòng núi nhiều c&aciry rừng đã bị đốn ngã do cá đối tượng sử dụng dụng cụơ khí phá hại.
13 đối tượng tr&ecirn đa số ở tỉnh Thái Nguy&ecirn o, đãó "kinh nghiệm" nhiều lần o rừng đào ng trái phép. Tất cả đều kh&ocirng đăng ký tạm trú tại huyện A Lưới. Đoàn đã tịh thu phá huỷ 5 cối máy xay đá, 5 lán trại, máy phát điện nhiều dụng cụ để khai thá khoáng sản khá.
Theo D&acirn Trí
Phải đưa các quái xế vào 'trung tâm cai nghiện cộng đồng' Để đối phó với hiện tượng phạm pháp này, các cơ quan chuyên trách về ATGT đã áp dụng nhiều biện pháp để vãn hồi trật tự. Nên tách các "quái xế" ra khỏi "vật gây nghiện" và những "bạn nghiện" của họ. Điều này không những là sự bảo vệ cần thiết cho tính mạng, thân thể của họ mà còn tạo...