Tinh trùng bất động, có thể có con?
Chồng tôi vô sinh do không có tinh trùng trong tinh dịch, làm pesa có tinh trùng 100tr/ml nhưng bất động 100%. Vậy chúng tôi có thể có con bằng thụ tinh trong ống nghiệm được không?
Hình minh họa – Nguồn Internet
Chào bạn,
Theo các thống kê ở Việt Nam, khoảng 50% trường hợp không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch vẫn tìm thấy tinh trùng trong mào tinh và tinh hoàn. Trong những trường hợp này, bệnh nhân có thể được thực hiện các thủ thuật trích tinh trùng để thu nhận tinh trùng và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Video đang HOT
Hiện nay, hai kỹ thuật trích tinh trùng được sử dụng thường xuyên nhất là PESA (chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da: xác định vị trí mào tinh, chọc kim xuyên qua da để hút tinh trùng) và TESE (mở bao tinh hoàn, bộc lộ tinh hoàn, xẻ tinh hoàn và cắt lấy các phần mô nghi ngờ còn sinh tinh. Sau đó tìm và phân lập tinh trùng từ mô tinh hoàn).
Trường hợp chồng bạn sau khi làm PESA có tinh trùng nhưng bất động, với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiêm tinh trùng vào trong bào tương trứng (ICSI: Intra-Cytoplasmic Sperm Injection) có thể giúp vợ chồng bạn có con.
Bản chất của ICSI là một kỹ thuật hỗ trợ sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Các bước thực hiện ICSI tương tự một ca thụ tinh trong ống nghiệm thông thường. Người vợ sẽ được hẹn tiêm thuốc kích thích buồng trứng và theo dõi bằng siêu âm, xét nghiệm nội tiết. Đến thời điểm trứng trưởng thành, người vợ sẽ được hẹn chọc hút trứng.
Cũng vào ngày đó, người chồng sẽ đến bệnh viện để lấy tinh trùng. Tinh trùng của người chồng sau đó được xử lý với một số kỹ thuật đặc biệt để chọn một số ít tinh trùng tốt nhất. Trứng người vợ cũng được xử lý khác với thụ tinh trong ống nghiệm thông thường để chuẩn bị việc tiêm tinh trùng vào.
Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng thường được thực hiện 4-6 tiếng sau khi chọc hút trứng. Do kích thước của trứng và tinh trùng rất nhỏ, ICSI phải được thực hiện dưới kính hiển vi phóng đại vài trăm lần.
Theo Tuổi trẻ
Kỳ tích tạo ra tinh trùng từ tế bào da
Các nhà khoa học cho biết đã thành công bước đầu trong việc tạo ra tinh trùng từ tế bào da, được đánh giá là một kỳ tích về y tế giúp điều trị vô sinh hiếm muộn.
Ảnh: Telegraph.
Các nhà khoa học Tây Ban Nha khẳng định đã tạo được tinh trùng từ tế bào da. Nghiên cứu thực hiện tại trường Đại học Stanford, Mỹ, vừa được công bố trong báo cáo khoa học trên tạp chí Nature. Nhóm nhà khoa học kỳ vọng tìm ra giải pháp hữu hiệu giúp cho khoảng 15% các cặp vợ chồng trên toàn thế giới gặp vấn đề về vô sinh hiếm muộn chỉ có lựa chọn duy nhất là sử dụng tinh trùng hiến tặng.
"Phải làm gì khi một cặp vợ chồng khao khát có được một đứa con nhưng lại thiếu giao tử (trứng hoặc tinh trùng)?", Carlos Simon, Giám đốc khoa học Viện Vô sinh Valencia, cơ sở y tế đầu tiên hỗ trợ sinh sản của Tây Ban Nha đặt câu hỏi. "Vấn đề chúng tôi muốn đề cập đến là tạo ra các giao tử ở những người không có".
Nghiên cứu trên lấy cảm hứng từ phát hiện trước đây của Shinya Yamanaka (Nhật Bản) và John Gordon (Anh), 2 người đã cùng đoạt giải thưởng Nobel vào năm 2012 nhờ tìm ra cơ chế chuyển đổi các tế bào trưởng thành thành tế bào gốc phôi. Sau này, Simon và nhóm nghiên cứu đã tái lập trình tế bào da trưởng thành bằng cách tìm ra hỗn hợp của các gene cần thiết để tạo ra giao tử.
Trong vòng một tháng, nhóm đã tìm được các tế bào da và biến đổi để trở thành một tế bào mầm có thể phát triển thành tinh trùng hoặc trứng nhưng chưa có khả năng thụ tinh. "Đây là một tinh trùng, nhưng nó cần một giai đoạn trưởng thành hơn nữa để trở thành một giao tử. Đây mới chỉ là bước khởi đầu", Simon nói.
Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thông báo đã tạo ra những con chuột từ tinh trùng nhân tạo, đánh dấu một bước ngoặt xa hơn trong nghiên cứu về tái lập sự sống. "Với loài người, chúng tôi phải làm thử nghiệm nhiều hơn nữa bởi vì ta đang nói về sự ra đời của đứa trẻ", Simon cho biết.
Theo Trần Ngoan - VnExpress
9 bí ẩn về tinh trùng bạn đã biết? Nhiều người nhầm lẫn tinh dịch với tinh trùng. Tinh dịch chứa tinh trùng, nó có màu trắng, đặc, trơn dính, là dịch tiết của tuyến tiền liệt, dịch của túi tinh và dịch của tuyến Cowper. Tinh dịch là môi trường bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng. Nó có tính kiềm để khi đưa tinh binh vào...