Tình trạng ô nhiễm ‘mãn tính’ tại châu Á và cái giá đắt về sức khỏe
Tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ suy yếu sức khỏe, dẫn đến đột quỵ và ung thư.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia tại châu Á vẫn chưa đạt được mục tiêu về không khí sạch.
Khói mù ô nhiễm bao phủ dày đặc tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: ANI/TTXVN
Kênh DW (Đức) đưa tin, 100 thành phố ô nhiễm nhất thế giới đều nằm ở châu Á. Hiện nay, ô nhiễm không khí nghiêm trọng vẫn tiếp diễn trên khắp Nam Á. Vào tháng 11 này, cư dân của các thành phố lớn của Ấn Độ, bao gồm thủ đô New Delhi, và một số khu vực của Pakistan được khuyến cáo nên ở trong nhà. Nhiều trường học, công trình xây dựng ngoài trời đã phải tạm đóng cửa do ô nhiễm.
Trong khi đó, người dân có nguy cơ tiếp xúc với không khí ô nhiễm ở mọi nơi, từ những người đi bộ, người điều khiển xe mắc kẹt trong tắc đường giờ cao điểm hay ở vùng nông thôn phụ thuộc vào đốt củi để sưởi ấm.
Tuy nhiên, đối với nhiều người dân ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh không khí kém chất lượng lại là bài toán khó.
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Video đang HOT
New Delhi, với 20 triệu dân, đứng đầu danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, phải chịu đựng chất lượng không khí nguy hiểm từ tháng 10 đến nay do hoạt động đốt rơm rạ sau vụ thu hoạch, ô nhiễm từ phương tiện giao thông…
Theo kênh Aljazeera, chất lượng không khí kém ở Nam Á thường là do khí thải công nghiệp, đốt rác thải nông nghiệp và hỏa táng. Việc đốt nhiên liệu rắn để nấu ăn và sưởi ấm, đặc biệt là trong những tháng nhiệt độ thấp, làm tăng thêm ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí đôi khi không có giới hạn về biên giới, trong mùa đốt rơm rạ sau thu hoạch, khói từ Ấn Độ, Nepal và Pakistan có thể tràn sang Bangladesh.
Smog là từ ghép của “smoke” (khói) và “fog” (sương mù). Hiện tượng này hình thành khi các chất gây ô nhiễm ở mặt đất, như các hạt vật chất nhỏ, sulfate, nitrate và các hóa chất độc hại khác kết hợp với sương mù dưới ánh nắng Mặt trời.
Trong khói là các hạt vi mô hình thành từ các phản ứng hóa học giữa những chất chúng ta đã đốt. Các hạt này được chia theo kích cỡ. Ví dụ, PM10 là hạt có kích thước 2,5-10 micromet, PM2.5 cho các hạt có kích thước 2,5 micromet trở xuống và PM0.1 cho các hạt siêu mịn có kích thước nhỏ hơn 100 nanomet. Do kích thước siêu nhỏ nên khi con người hít phải các hạt hóa chất này, chúng có thể dễ dàng được hấp thụ vào má.u, từ đó gây ra tác hại lâu dài.
Ảnh hưởng của smog và ô nhiễm không khí đối với sức khỏe
Khói mù ô nhiễm bao phủ dày đặc tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: ANI/TTXVN
Từ lâu, việc hít phải các hạt vật chất và không khí ô nhiễm được coi có liên quan đến sức khỏe kém và một loạt các bệnh tật, rối loạn. Tiếp xúc trong thời gian ngắn có thể làm trầm trọng thêm các bệnh cấp tính như hen suyễn cũng như vấn đề về hô hấp, đồng thời gây suy yếu chức năng phổi. Tiếp xúc về lâu dài có thể phát sinh các bệnh mãn tính, bao gồm ung thư, đột quỵ, bệnh tim… Điều này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổ.i, nhưng tr.ẻ e.m và những người trên 65 tuổ.i đặc biệt dễ bị tổn thương.
Vào tháng 5/2024, một nghiên cứu về các khu vực phát thải thấp ở Đức phát hiện ra rằng tr.ẻ e.m tiếp xúc với không khí sạch từ khi thụ thai đến năm đầu đời sẽ phải dùng ít thuố.c hơn trong giai đoạn từ 0 đến 5 tuổ.i, so với những trẻ sống ở môi trường ô nhiễm.
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng tr.ẻ e.m tiếp xúc với ô nhiễm trong thời gian đầu đời có kết quả học tập kém hơn ở trường, đạt điểm kiểm tra thấp hơn và có thu nhập trung bình thấp hơn khi trưởng thành.
Biện pháp xử lý có thể áp dụng
DW cho biết hầu như không có biện pháp hiệu quả để bảo vệ bản thân khỏi khói bụi, ngoài việc tránh xa khói bụi càng nhiều càng tốt. Tại một số thành phố ô nhiễm cao như New Delhi (Ấn Độ) và Lahore (Pakistan), chính quyền địa phương đã ban hành hạn chế đối với các hoạt động ngoài trời. Các thành phố dễ bị smog và ô nhiễm không khí cao cũng có thể khuyên người dân sử dụng thiết bị lọc không khí.
IQAir – một tổ chức giám sát không khí của Thụy Sĩ – đề xuất các chính phủ cần đầu tư mạnh hơn vào sáng kiến năng lượng tái tạo, cải thiện cơ sở hạ tầng và cấm tập quán đốt nông nghiệp.
New Delhi đã cấm các phương tiện cũ vào năm 2018, dẫn đến giảm 35% số lượng ô tô trên đường. Tuy nhiên, vào tháng 11/2023, một dự án hợp tác giữa chính quyền New Delhi và Viện Công nghệ Kanpur cho kết quả là khí thải của các phương tiện vẫn là nhân tố chính dẫn đến ô nhiễm không khí trong thành phố.
Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch
Ngày 21/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế đầu tư vào không khí sạch để cứu sống được nhiều người và chống biến đổi khí hậu.
Các tuốc bin sản sinh điện gió hoạt động tại California, Mỹ ngày 29/5/2020. Ảnh: Reuters/TTXVN
Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh được tổ chức vào ngày 7/9 hàng năm, người đứng đầu LHQ cho biết: "99% nhân loại hít thở không khí ô nhiễm, dẫn đến ước tính 8 triệu ca t.ử von.g sớm, trong đó có hơn 700.000 tr.ẻ e.m dưới 5 tuổ.i".
Ông Guterres cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm cũng đang bóp nghẹt các nền kinh tế và làm trái đất nóng lên, "đổ thêm dầu vào lửa" cho cuộc khủng hoảng khí hậu, đồng thời cho rằng tình trạng ô nhiễm đang làm ảnh hưởng đến những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, bao gồm phụ nữ, tr.ẻ e.m và người già. Ông Guterres chỉ rõ: "Tuy nhiên, ô nhiễm là kẻ giế.t ngườ.i thầm lặng có thể ngăn chặn được".
Ông Guterres lưu ý những hành động mà cả chính phủ và doanh nghiệp nên thực hiện là loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, tăng cường giám sát chất lượng không khí, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng không khí, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, chuyển đổi sang nấu ăn sạch, xây dựng hệ thống quản lý chất thải bền vững và phát triển giao thông bền vững, làm sạch chuỗi cung ứng và giảm lượng khí thải độc hại. Ông nêu rõ: "Việc định giá carbon cũng rất quan trọng".
Ngoài ra, người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi các tổ chức phát triển, định chế tài chính nên dành nguồn lực tài chính cho công nghệ xử lý không khí sạch để giải quyết 3 cuộc khủng hoảng của hành tinh là ô nhiễm, khủng hoảng khí hậu và mất đa dạng sinh học. Ông cho biết: "Trên hết, chúng ta phải làm việc cùng nhau ở cấp độ khu vực và toàn cầu".
Ông Guterres nhấn mạnh: "Đầu tư vào không khí sạch sẽ cứu được nhiều mạng sống, chống biến đổi khí hậu, củng cố nền kinh tế, xây dựng xã hội công bằng hơn và thúc đẩy các mục tiêu phát triển nền vững".
Những nơi nào ở châu Á đang phải hứng chịu nhiệt độ cao kỷ lục và nắng nóng sẽ kéo dài bao lâu? Từ Myanmar đến Philippines, nhiều khu vực rộng lớn ở châu Á đang phải hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục và buộc hàng triệu tr.ẻ e.m phải nghỉ học ở nhà. Nắng nóng thiêu đốt càn quét nhiều khu vực Nắng nóng đã bao phủ phần lớn Nam Á và Đông Nam Á. Trong đó, những khu vực như Chauk của Myanmar...