Kỳ vọng thị trường châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng tích cực trong mùa lễ hội
Mới đây, Tập đoàn Federal Express (FedEx), một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, công bố kết quả khảo sát vừa được thực hiện trong tháng 10 về tình hình mua sắm cuối năm nay ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC).
Khảo sát được thực hiện với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) cùng 300 người tiêu dùng ở khu vực để đánh giá về những kỳ vọng, động lực mua sắm và một số mối quan ngại không chỉ của các doanh nghiệp mà còn từ phía người tiêu dùng trong mùa lễ hội sắp tới, đồng thời nhận diện các xu hướng chính đang định hình hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong khoảng thời gian này.
Mua sắm tại một trung tâm thương mại ở Q.1 (TP.HCM). ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Cụ thể, 70% SME tham gia khảo sát kỳ vọng mùa lễ hội này sẽ có sự tăng trưởng doanh thu đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các SME dự đoán gần 80% doanh số tăng trưởng sẽ đến từ các thị trường trong khu vực châu Á, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á. Đây là một tín hiệu tích cực, phù hợp với xu hướng chung của thị trường.
Video đang HOT
Thực tế, thị trường thương mại điện tử tại Đông Nam Á đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong năm 2024, nhờ vào việc ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả công nghệ số và đẩy mạnh thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, thương mại nội khu châu Á cũng đang phát triển mạnh mẽ và được dự báo sẽ vượt mức 13.500 tỉ USD vào năm 2030.
Bên cạnh đó, 57% số người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết họ ưa chuộng mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử, trong đó 70% người tiêu dùng bị thu hút bởi các chương trình giảm giá và khuyến mãi hấp dẫn trong mùa lễ hội.
Cũng theo kết quả khảo sát, yếu tố miễn phí vận chuyển tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm mua sắm và thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Ngoài ra, người tiêu dùng muốn thấy các doanh nghiệp phát triển các hoạt động mua sắm trực tuyến bền vững hơn và sẵn sàng trả thêm tiền cho bao bì thân thiện với môi trường khi mua quà tặng.
Bà Kawal Preet, Chủ tịch FedEx khu vực APAC, nhận xét: “Khi thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng phát triển, nhà bán lẻ trực tuyến – đặc biệt là SME – đang chuẩn bị để tối ưu hóa doanh thu của họ trong mùa lễ hội này”.
Dấu ấn Việt Nam tại lễ hội giao lưu văn hóa châu Á ở Hong Kong (Trung Quốc)
Ngày 10/11, Lễ hội giao lưu văn hóa châu Á đã diễn ra tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) với sự tham gia của các đoàn đến từ trên 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực.
Tiết mục dân ca ba miền của Việt Nam tại sự kiện. Ảnh: Xuân Vịnh/PV TTXVN tại Hong Kong
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hong Kong đã tổ chức gian hàng giới thiệu các loại đặc sản và biểu diễn văn nghệ truyền thống để giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè các nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, sự kiện trên do Cục Dịch vụ Văn hóa và Giải trí Hong Kong phối hợp tổ chức với Tổng lãnh sự quán một số nước và các tổ chức văn hóa nước ngoài ở Hong Kong, nhằm tạo ra sân chơi để các nước châu Á thể hiện bản sắc văn hóa nghệ thuật riêng, làm phong phú thêm nền văn hóa nghệ thuật đa dạng và đa sắc màu của châu Á. Sự kiện đã thu hút trên 32.000 người dân và khách du lịch tham gia.
Tham gia hoạt động lần này có 23 đại diện, trong đó có một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Singapore, các quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài ASEAN như Trung Quốc, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Macau (Trung Quốc), Bangladesh, Nhật Bản, Kazakhstan, Hàn Quốc, Kuwait, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Nga, Saudi Arabia, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ.
Gian trưng bày của Việt Nam tại sự kiện. Ảnh: Xuân Vịnh/PV TTXVN tại Hong Kong
Những năm gần đây, chương trình giao lưu văn hóa dân tộc đã trở thành hoạt động thường niên, các nghệ sĩ biểu diễn đã thông qua âm nhạc dân tộc, các điệu múa, trang phục, thủ công mỹ nghệ nhằm thể hiện những ý nghĩa văn hóa dân tộc phong phú.
Phần triển lãm trang phục dân tộc trưng bày trang phục của người dân khắp châu Á trong các lễ hội, biểu diễn ca múa và các dịp khác trong năm, như trang phục truyền thống của Trung Quốc, áo dài Việt Nam, áo cưới truyền thống của Nga, Indonesia, Hàn Quốc và Nepal.
Chị Đỗ Tú Quỳnh - phụ trách nhóm múa của người Việt Nam tại Hong Kong cho biết hằng năm, nhóm múa đều mang những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam tham gia lễ hội, với mong muốn người xem có thể hiểu hơn về văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng của 54 dân tộc Việt Nam.
Chị Yoyo Poon - người Hong Kong - cho biết dù chưa từng đến Việt Nam, nhưng qua chương trình giao lưu văn hóa, chị cảm nhận được sâu sắc về văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Các bạn nhỏ có trang phục rất đẹp, đặc sắc trong khi các điệu múa rất hoạt bát và đáng yêu. Qua tà áo dài thướt tha cùng các điệu múa của các chị em, chị Yoyo Poon cũng cảm nhận được tình đoàn kết, nét dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam và rất muốn đến Việt Nam để được một lần thử mặc bộ trang phục truyền thống của Việt Nam, tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam.
Bạn bè quốc tế tìm hiểu các đặc sản của Việt Nam tại sự kiện. Ảnh: Xuân Vịnh/PV TTXVN tại Hong Kong
Đại diện cho Việt Nam, đội múa của cộng đồng người Việt Nam tại Hong Kong, đã đem đến cho chương trình giao lưu văn hóa các dân tộc nhiều tiết mục đặc sắc như "Múa quê hương 3 miền", "Múa một vòng Việt Nam", "Múa dòng máu Lạc Hồng - Hào khí Việt Nam", "Múa trống cơm" cùng những khúc hát dân ca trữ tình mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được khán giả nhiệt liệt cổ vũ, bạn bè quốc tế ngợi ca và đánh giá cao.
Ngoài biểu diễn văn nghệ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau cũng có gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc sản của Việt Nam như cà phê, hạt điều và nhiều cuốn sách tập hợp những bài báo ảnh giới thiệu văn hóa, du lịch và ẩm thực Việt Nam đến với du khách tham quan lễ hội văn hóa châu Á.
Biến đổi khí hậu có thể kéo giảm GDP ở châu Á - Thái Bình Dương Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 31.10 đánh giá tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển giảm tới 17% vào năm 2070. Lòng sông khô cằn ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) hồi tháng 8.2022. ẢNH: REUTERS Theo Reuters dẫn...