Tính toán lại kịch bản tăng trưởng xuất, nhập khẩu năm 2020
Các đơn vị rà soát, cập nhật để hoàn thiện và trình ban hành Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030; trong đó xác định lại vị trí, vai trò của các thị trường xuất nhập khẩu.
Dây chuyền sản xuất tất xuất khẩu mới đưa vào hoạt động tại Công ty TNHH Jasan Việt Nam (vốn đầu tư Trung Quốc) trong Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng. (Ảnh: Danh
Nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp-hương mại trong giai đoạn mới phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành công thương với nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu của năm 2020 và tạo nền tảng tốt cho tăng trưởng những năm tiếp theo.
Theo đó, các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao bám sát chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 để triển khai nhằm phòng, chống hiệu quả dịch bệnh và khôi phục, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới.
Cụ thể, các đơn vị rà soát, cập nhật để hoàn thiện và trình ban hành Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030; trong đó xác định lại vị trí, vai trò của các thị trường xuất nhập khẩu trong xu hướng chuyển dịch mới gắn với từng mặt hàng, từng thị trường.
Ngoài ra, tính toán lại kịch bản tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu năm 2020; xây dựng kịch bản khai thác, phát triển thị trường theo các nhóm ngành hàng có lợi thế, đặc biệt là sang thị trường EU và các thị trường mà Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Bộ trưởng lưu ý các đơn vị chủ động rà soát nội dung cụ thể trong cơ chế hợp tác thông qua các Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban Hỗn hợp, Ủy ban thực thi FTA để khẩn trương triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ thương mại với các thị trường nước ngoài trong năm 2020 và các năm tiếp theo.
Cùng với đó, các đơn vị tăng cường hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất nông sản, thủy sản tập trung với địa phương có cửa khẩu xuất khẩu nhằm đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài nước.
Bộ cũng lưu ý việc mở cửa thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng Việt Nam và các thị trường có nhu cầu; triển khai các hình thức xúc tiến thương mại, nhất là các hình thức xúc tiến thương mại áp dụng các công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, kết nối giao thương.
Video đang HOT
[Dự kiến 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế khi kiểm soát được COVID-19]
Đặc biệt, các đơn vị tập trung xây dựng nội dung hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp về các loại chứng nhận cần thiết cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các khu vực thị trường để khai thác tốt các cơ hội thị trường như EU, Hoa Kỳ …
Ngoài ra, triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong nước, tận dụng tốt các qui định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam.
Bốc xếp gạo xuất khẩu sang thị trường Malaysia và Bangladesh tại cảng Sài Gòn. (Ảnh: TTXVN)
Quyết định cũng đề cập đến việc rà soát, cập nhật để hoàn thiện và trình ban hành Đề án Chiến lược phát triển thương mại nội địa giai đoạn đến năm 2025; trong đó xác định các trọng tâm chiến lược để tập trung thu hút đầu tư, củng cố hệ thống hạ tầng thương mại, đổi mới phương thức kinh doanh ở thị trường trong nước.
Trên cơ sở đó, khẩn trương hoàn thiện nội dung Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản” để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành và tổ chức thực hiện.
Riêng đối với phát triển thương mại điện tử và hệ sinh thái kinh tế số, hỗ trợ hoạt động kinh doanh trên nền tảng công nghệ số, cần chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai ngay kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng đề nghị điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ trong khuôn khổ Đề án tái cơ cấu trong lĩnh vực công nghiệp theo Quyết định số 598/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để triển khai ngay trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
Tiếp đó, triển khai có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ và của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 để tổ chức triển khai.
Đặc biệt, đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước trong thời gian tới.
Hoàn thiện các cơ chế chính sách trong lĩnh vực điện lực và năng lượng tái tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án điện, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Cùng đó, Bộ tiếp tục rà soát, đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do tác động của dịch COVID-19.
Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động, xu hướng chuyển dịch đầu tư và đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm thu hút có hiệu quả luồng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời xử lý tốt vấn đề mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Ngoài ra, tiến tới xây dựng và triển khai Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp chế tạo đến năm 2030…/.
Hà Nội cần cơ cấu lại những ngành hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng dịch Covid-19
"Là một trong những địa phương chịu tác động rất lớn của dịch bệnh Covid-19, TP Hà Nội cần có giải pháp quyết liệt, hiệu quả để phát huy vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước", đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Hà Nội giữ được mức tăng trưởng 3,72%
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, trong những tháng đầu năm, bức tranh kinh tế cũng có nhiều điểm sáng. Đơn cử như lĩnh vực thương mại nội địa đạt mức tăng trưởng 7,4 %, dù thấp hơn so với 10,2 % của cùng kỳ năm 2019 nhưng cao hơn mức tăng chung của cả nước là 4,7 %.
Điều này cho thấy vai trò của Hà Nội là một trung tâm kinh tế, thương mại lớn của cả nước. Trong quý I/2020, tăng trưởng của Hà Nội giữ được mức tăng 3,72% nhờ duy trì tốt nhóm ngành công nghiệp - xây dựng với mức tăng 5,46% (trong đó xây dựng đạt 6,35%), và nhóm ngành dịch vụ đạt 3,20% do trong tháng 1 và tháng 2 chưa bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19.
Thu ngân sách chưa bị ảnh hưởng do nhiều khoản thu chuyển từ quý IV/2019 sang quý I/2020. Một số lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và có cơ hội phát triển như sản phẩm công nghiệp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều lĩnh vực giảm mạnh như du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu. Riêng sản xuất nông nghiệp giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vẫn có cơ hội phát triển trong năm 2020.
Sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động tăng 36%, số lao động thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng hơn 22% so với cùng kỳ. Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong 3 tháng đầu năm, TP Hà Nội dự báo và xây dựng các kịch bản để phấn đấu đạt được mục tiêu cao nhất so với Kế hoạch năm 2020 đã đề ra với tốc độ tăng trưởng 7,5%.
Thủ tướng làm việc với TP Hà Nội ngày 20/4
Phát huy vai trò trung tâm kinh tế của cả nước
Mặc dù đánh giá cao việc Hà Nội quyết liệt phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là công tác bình ổn thị trường, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, tuy nhiên , Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng: Cần đánh giá kỹ lưỡng đối với các chỉ số tăng trưởng của TP Hà Nội trong 3 tháng đầu năm, nhất là đánh giá những tác động của dịch Covid-19.
Hà Nội là địa phương chịu tác động nhanh và mạnh hơn bởi các thị trường nước ngoài, điều này khiến kim ngạch xuất khẩu Hà Nội trong quý I tăng trưởng âm, trong khi kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong quý I tăng 7,5 %.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, do ảnh hưởng dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm tới 27,9%; hàng linh kiện điện tử giảm 32,1%; sắt, thép giảm 19,5%; phương tiện vận tải giảm 30,1%...
"Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sụt giảm mạnh mẽ trong quý I cho thấy TP Hà Nội nên đánh giá lại những tác động của dịch bệnh, qua đó các cơ quan quản lý thấy rõ khó khăn của DN, từ đó đưa ra giải pháp cơ cấu lại những ngành bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nghiêm trọng" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ.
Để phát huy vai trò vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nơi phát luồng hàng, lưu chuyển hàng hóa tới các tỉnh thành, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị TP Hà Nội tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống phân phối, bán lẻ.
Hà Nội đã có hệ thống hạ tầng thương mại khá hoàn chỉnh và phát triển ở trình độ cao, tuy nhiên, với vai trò là trung tâm kinh tế, thương mại, cùng với nhu cầu thị trường còn rất lớn, TP cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển thương mại bằng những giải pháp sát với thực tế. Cụ thể có cơ chế, chính sách hỗ trợ và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hệ thống phân phối và hạ tầng thương mại; bố trí quỹ đất phục vụ cho phát triển hạ tầng thương mại; các giải pháp phát triển thương mại điện tử...
Cùng với đó, Hà Nội cần phải có kế hoạch hỗ trợ phát triển, phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức; Đồng thời xây dựng kênh kết nối các DN và liên kết các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao với các vùng khác trong cả nước và quốc tế. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch và các giải pháp phát huy vai trò của các làng nghề. Trong đó, cần lưu ý đến công tác quy hoạch sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
"Trong quá trình Hà Nội thực hiện các biện pháp phục hồi kinh tế Bộ Công Thương sẽ đồng hành với TP Hà Nội để cùng bàn giải pháp thực hiện"-Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.
Lê Nam
ĐHCĐ FLC: Chuẩn bị khánh thành khách sạn The Coastal Hill và tổ hợp FLC Sea Tower Quy Nhơn trong nửa cuối 2020 Sáng nay (9/6), ĐHCĐ thường niên của CTCP Tập đoàn FLC (FLC - sàn HOSE) đã diễn ra thành công với nhiều nội dung quan trọng được thông qua với tỷ lệ nhất trí cao. Ban chủ tọa Đại hội đồng cổ đông thường niên Tập đoàn FLC năm 2020 Doanh thu, lợi nhuận 2019 tăng mạnh Báo cáo trước cổ đông, Ban...