Tỉnh Thanh Hóa thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới
Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, trước tác động rất lớn do đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến công tác đối ngoại, nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của công tác và các hoạt động đối ngoại.
Qua đó đã góp phần quan trọng quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời huy động các nguồn lực cho xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với Đoàn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp.
Thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8-8-2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 18-2-2019 của Bộ Chính trị về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại Đảng trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh chủ động triển khai các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới; giới thiệu các chính sách, pháp luật liên quan đến đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế; tăng cường chỉ đạo về công tác biên giới, lãnh thổ, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo; giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền của tỉnh Thanh Hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, đáp ứng xu thế hội nhập, phát triển của đất nước,… tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao vị thế của tỉnh Thanh Hóa trong cả nước, khu vực và trên thế giới.
Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, nhưng với sự chủ động, sáng tạo, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế với các đối tác nước ngoài, góp phần quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương trên thế giới. Trong năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đã ký kết được 18 thỏa thuận quốc tế, trong đó tập trung vào lĩnh vực kinh tế, cụ thể là, ngay sau khi Chính phủ công bố hết giãn cách xã hội – Thanh Hóa là địa phương đầu tiên tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư. Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 19 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 56,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ USD và ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư 15 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 285 nghìn tỷ đồng, tương đương 12,5 tỷ USD. Đây là hội nghị xúc tiến đầu tư có số dự án và số vốn thu hút đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh…
Quý I năm 2021, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đón tiếp nhiều đoàn và nhà đầu tư đến tìm hiểu để đầu tư tại Thanh Hóa. Đặc biệt vào cuối tháng 3-2021, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tiếp và làm việc với ngài Yamada Takio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam và 14 nhà đầu tư Nhật Bản đang có ý định khảo sát, tìm hiểu đầu tư tại Thanh Hóa. Tại buổi làm việc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam và các nhà đầu tư Nhật Bản rất ấn tượng với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua và cho rằng tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa với các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn. Tỉnh Thanh Hóa đang có nhiều thời cơ và vận hội mới, được rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới quan tâm, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản. Sau buổi làm việc, các nhà đầu tư đã đi khảo sát tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, Khu Công nghiệp Công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng và một số khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh… Thông qua buổi làm việc và sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ mở ra nhiều cơ hội cho tỉnh Thanh Hóa thu hút đầu tư, tăng cường công tác đối ngoại trong thời gian tới.
Trong công tác vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) trên địa bàn tỉnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, một số văn phòng dự án phải đóng cửa; một số dự án đã được phê duyệt nhưng ngân sách đóng băng; nhiều hoạt động dự kiến triển khai cũng bị hoãn, hủy… Tuy nhiên, trong năm 2020, các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, sáng tạo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN; kết quả có 39 chương trình, dự án triển khai, giá trị giải ngân đạt khoảng 7 triệu USD. Nhìn chung, các chương trình, dự án viện trợ PCPNN đang thực hiện trên địa bàn tỉnh đều phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, góp phần thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Video đang HOT
Trong quan hệ hợp tác với tỉnh Hủa Phăn (Lào) các đơn vị, địa phương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ các đơn vị tỉnh Hủa Phăn phòng chống dịch COVID-19 như: Tỉnh đoàn Thanh Hóa trao tặng cho Đoàn Thanh niên tỉnh Hủa Phăn khẩu trang và nước sát khuẩn trị giá 150 triệu đồng tại Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn; huyện Quan Hóa hỗ trợ cho huyện Viêng Xay 1.000 chiếc khẩu trang, 5 máy đo thân nhiệt và nước rửa tay sát khuẩn với tổng giá trị hơn 20 triệu đồng; huyện Quan Sơn hỗ trợ các huyện Sầm Tớ, Viêng Xay mỗi huyện 2 máy đo thân nhiệt, 50 lọ nước rửa tay sát khuẩn và 1.500 chiếc khẩu trang y tế; huyện Thường Xuân hỗ trợ huyện Sầm Tớ trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh với tổng trị giá 48,2 triệu đồng tại mốc biên giới Cửa khẩu Đồn Biên phòng Bát Mọt; huyện Lang Chánh hỗ trợ huyện Sầm Tớ 2.500 khẩu trang y tế và 100 chai nước rửa tay sát khuẩn; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ, giúp đỡ vật chất, trang thiết bị y tế cho lực lượng bảo vệ biên giới của tỉnh Hủa Phăn với giá trị 82,87 triệu đồng; Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức trao tặng Công an tỉnh Hủa Phăn một số vật tư y tế với tổng trị giá 110 triệu đồng;…
Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác đối ngoại đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân; tăng cường giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến bạn bè quốc tế, đặc biệt là chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa. Tăng cường hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành phố, các đại sứ quán, cơ quan phát triển, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài; tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa năm 2021 bằng hình thức trực tuyến với các đối tác tại khu vực Đông Bắc Á; “Hội nghị xúc tiến vận động viện trợ PCPNN năm 2021″… Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người Thanh Hóa và những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh tới bạn bè trong nước và quốc tế nhằm nâng cao vị thế của tỉnh trong quan hệ đối ngoại và hợp tác, xúc tiến đầu tư, du lịch.
Thanh Hoá đang vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ
Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể, những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045, sẽ là tỉnh phát triển toàn diện, kiểu mẫu của cả nước.
Ngày 31/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình đã dự và chỉ đạo hội nghị.
Ngày 31/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Thanh Hóa: Cực tăng trưởng trong tứ giác phát triển ở phía Bắc
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư, trình bày những nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 58.
Theo đó, Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa sẽ là tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Nghị quyết xác định, Thanh Hóa sẽ là một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
"Để thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết yêu cầu Thanh Hóa cần phải thực hiện tốt 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó đặc biệt là 3 nhóm giải pháp mang tính đột phá chiến lược, gồm: đột phá về thể chế, tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính công...; đột phá về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với các cực tăng trưởng, nâng cấp cảng biển, sân bay...; và đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý...", ông Sơn nhấn mạnh.
Thanh Hóa: Một tỉnh kiểu mẫu
Phát biểu chỉ đạo và kết luận hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Kinh tế T.Ư, nêu rõ Thanh Hóa có vị trí địa chính trị, địa kinh tế và ví trí chiến lược về an ninh quốc phòng của đất nước.
Nhằm giúp Thanh Hóa khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để có bước phát triển đột phá trong giai đoạn tới, ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Nghị quyết của Bộ Chính trị đã chỉ rõ Thanh Hóa sẽ trở thành một cực phát triển mới của Bắc Trung Bộ để tạo ra tứ giác phát triển trên nền tảng tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tạo ra kết nối phát triển giữa vùng Bắc Trung Bộ với Đồng bằng Sông Hồng, với vùng duyên hải Bắc Bộ và với vùng Tây Bắc.
Dẫn lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa lúc sinh thời Người về thăm: "Tỉnh Thanh theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt", ông Nguyễn Văn Bình cho rằng Thanh Hóa đã vượt qua rất nhiều khó khăn, với quyết tâm rất cao để thực hiện lời căn dặn của Bác.
"Hai nhiệm kỳ gần đây, kể cả Trung ương và Thanh Hóa đã thể hiện được khả năng khéo điều khiển, khéo sắp đặt. Chúng ta có Khu Kinh tế Nghi Sơn với trọng điểm là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn... Trong quá trình thảo luận để triển khai Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn thì ý kiến của nhiều nhà phân tích, nhiều nhà khoa học cho rằng Nhà máy Lọc hóa dầu nên đặt ở Bà Rịa - Vũng Tàu hơn là ở Thanh Hóa. Thế nhưng Bộ Chính trị với tầm nhìn, quan điểm phải thể hiện làm sao khéo điều khiển thì Bộ Chính trị đã quyết định đặt Nhà máy Lọc hóa dầu ở Nghi Sơn, Thanh Hóa. Hôm nay điểm lại, chúng ta thấy rằng Khu Kinh tế Nghi Sơn của chúng ta là một Khu Kinh tế được Trung ương cho những cơ chế, chính sách hấp dẫn nhất trong các Khu Kinh tế của cả nước. Điều đó đã thể hiện sự khéo bố trí, khéo sắp đặt của Trung ương.
Ông Nguyễn Văn Bình cũng đề nghị các cơ quan Trung ương tiếp tục quan tâm, đồng hành với Thanh Hóa để góp phần cùng với Tỉnh triển khai thực hiện thành công Nghị quyết.
"Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới phải thể hiện đầy đủ và sâu sắc tinh thần Nghị quyết 58 và tin tưởng với bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nền tảng văn hóa, con người cùng với khát vọng và quyết tâm to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa, Nghị quyết sẽ được triển khai thành công góp phần phát triển Thanh Hóa thành một tỉnh kiểu mẫu như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm Thanh Hóa", ông Nguyễn Văn Bình đề nghị.
Thanh Hóa đã sẵn sàng chương trình hành động
Theo ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, hiện tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị.
Ông Chiến yêu cầu lãnh đạo các ngành, địa phương trong tỉnh phải nhận thức đầy đủ những nội dung cơ bản của nghị quyết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị mình.
"Sau hội nghị này, cách ngành, các địa phương phải ban hành kế hoạch hành động để triển khai thực hiện của đơn vị mình. Tỉnh sẽ thành lập một ban chỉ đạo, trong đó có thể sẽ có cán bộ chuyên trách để tăng cường kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện nghị quyết một cách đồng bộ nhất", ông Chiến chỉ đạo.
Thanh Hóa điều động, bổ nhiệm 9 lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ quản lý Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo tại các sở, ngành, huyện, thị, TP trong tỉnh thuộc diện quản lý. Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa chiều 3-4 đã tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy...