Tình thâm chia năm xẻ bảy
Tình máu mủ ruột rà bỗng chốc tan biến vì quyền thừa kế một căn nhà…
“Chị em tôi sẽ kháng án đến cùng” – nguyên đơn trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ “Tranh chấp di sản thừa kế” thốt lên khi chủ tọa chưa kịp đọc hết bản án. Kết quả xét xử hầu như theo đúng mong muốn ban đầu của người đi kiện. Tuy vậy, một phần nội dung bản án vẫn khiến họ bức bối dù không ai có hành động hay lời lẽ quá khích. Phía bên kia, bị đơn thở phào trong lặng lẽ. Họ cùng là một đại gia đình với 10 thành viên kéo nhau ra tòa vì một căn nhà chưa đầy 50 m2.
Bà T.T.T khởi kiện em trai là ông T.C.D cùng con gái ông D. là chị T.T.B.Đ với mục đích đòi lại tài sản thừa kế là căn nhà mà cha mẹ để lại cho 10 người con. Tám người khác (anh, chị, em ruột bà T.) ra tòa với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Tại tòa, HĐXX xác minh rất kỹ từng tình tiết trong diễn biến vụ việc. Theo đó, căn nhà 50 m2 do cha mẹ (đã mất) của họ xây dựng, sở hữu. Đại gia đình chung sống ở đây từ năm 1991. Sau khi cha mẹ qua đời, căn nhà do chị T.T.B.Đ (cháu nội) trông coi.
Cách đây không lâu, 7 thành viên trong gia đình ủy quyền cho bà T. đến tòa, đâm đơn đòi nhà; sau đó chia thừa kế cho từng người. Theo các thành viên, ông D. có quyền hưởng phần tài sản cha mẹ để lại nhưng con gái ông thì không. Do đó, họ buộc chị Đ. chuyển ra khỏi nhà. Vì chị Đ. không chấp nhận nên những thành viên khác đồng tình khởi kiện.
Trong khi đó, chị Đ. khẳng định mình có quyền thừa kế vì D. đã làm giấy tờ cho chị phần thừa kế của mình đối với căn nhà này. Theo bị đơn, trước khi mất, ông bà nội mong muốn giữ nguyên căn nhà làm nơi thờ phụng, sum họp. Vì thế, ông bà ủy thác cho cha chị quản lý căn nhà. Sau này, cha giao lại cho chị. Chị Đ. và gia đình vẫn thực hiện theo di nguyện của người đã khuất – hương khói, thờ cúng tổ tiên.
Video đang HOT
Trước tòa, hai bên đều đưa ra một loạt giấy tờ chứng minh nội dung mình cung cấp có “sức nặng” hơn đối phương.
Phai nhạt tình máu mủ
Trong phần tranh luận, chị Đ. trình bày mình sống tại căn nhà từ lúc lọt lòng. Hiện tại, chị vẫn sinh sống ở đây và có sửa nhà nhiều lần như: lát gạch men, xây gác lửng, làm cửa…
Khi HĐXX hỏi về quyền thừa kế, ông D. bất ngờ phủ nhận thông tin con gái đưa ra. Ông xin hủy bỏ văn bản cho đứt chị Đ. quyền thừa kế. Đồng thời, ông D. cho biết ông trao phần thừa kế cho con trai (đang định cư ở nước ngoài); đồng ý với ý kiến của nguyên đơn.
Phía bị đơn gồm: ông D. và chị Đ. thuận tình trả nhà nhưng nào đâu đã xong. HĐXX lại tiếp tục “đau đầu” khi dàn xếp khoản tiền bồi hoàn bởi cô không nhường cháu và người cháu cũng không nhân nhượng.
Thái độ và hành động của người cha khiến con gái vô cùng bất ngờ. Chị Đ. bật khóc: “Tôi không hề biết trước việc cha mình thay đổi ý định đột xuất như vậy. Nếu chuyển ra khỏi nhà, tôi muốn phía nguyên đơn hoàn trả phần chi phí sửa chữa từ đó đến nay và hỗ trợ kinh phí chuyển nhà” – bị đơn bày tỏ.
Trái lại, nguyên đơn cho rằng bà cũng như những thành viên khác trong gia đình không có nghĩa vụ và trách nhiệm bồi hoàn hay hỗ trợ bất cứ khoản tiền nào. Bà T. kiên quyết: “Thử hỏi nếu không có căn nhà thì mẹ con nó có chỗ che nắng, che mưa không? Đáng ra, chúng tôi nên đòi tiền nhà. Nghĩ tình máu mủ nên chúng tôi bỏ qua. Thưa tòa, chúng tôi nghĩ bị đơn yêu cầu quá vô lý nên không đồng ý”.
Cuối cùng, căn cứ hồ sơ, HĐXX quyết định phía nguyên đơn bồi thường đúng khoản tiền chị Đ. bỏ ra sửa chữa, nâng cấp căn nhà (khoảng 500 triệu đồng).
Phiên tòa kết thúc. Đại diện VKS nán lại. Ông khuyên hai bên đừng vì tiền mà khiến tình cảm sứt mẻ. “Lại thêm một căn nhà khiến tình cha con, anh em, bác cháu chia năm xẻ bảy. Sau mỗi lần ra tòa như vậy, họ lại càng xa cách, né tránh nhau. Cứ như vậy, tình máu mủ dần phai nhạt. Tiền thì có thể làm ra chứ tình nghĩa khó xây đắp lắm” – vị đại diện VKS thở dài.
Lấy đâu ra nơi thờ cúng tổ tiên?
HĐXX ghi nhận việc ông T.C.D cho con trai nhận phần thừa kế của mình đối với căn nhà trên.
Trước khi ra khỏi cổng tòa, chị Đ. buồn rầu nói: “Tôi chỉ quá sốc chứ không trách cha. Tôi hay anh trai hưởng tài sản thì cũng như nhau thôi. Chúng tôi là ruột thịt mà. Tôi chỉ trách những thành viên khác trong gia đình ép mẹ con tôi quá đáng. Rồi đây, họ sẽ bán căn nhà, chia tiền. Lấy đâu ra nơi thờ cúng tổ tiên nữa?!”.
DI LÂM
Theo nld.com.vn
Hé lộ những sai phạm gần trăm tỷ của lãnh đạo TP Trà Vinh
Lãnh đạo TP Trà Vinh đã để ra sai phạm với số tiền gần trăm tỷ đồng.
Trụ sở Thành ủy Trà Vinh
UBND tỉnh Trà Vinh đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Diệp Văn Thạnh, Chủ tịch UBND TP Trà Vinh; thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND TP Trà Vinh và cảnh cáo ông Phạm Văn Tám, nguyên Phó bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND TP Trà Vinh do đã có những sai phạm nghiêm trọng.
Cụ thể, ở giai đoạn 2011-2016, trong lúc TP Trà Vinh triển khai thực hiện công tác hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở, các Chủ tịch và Phó Chủ tịch nêu trên đã thiếu trách nhiệm quản lý nhà nước, để xảy ra nhiều sai phạm, gây thất thu lớn nguồn ngân sách nhà nước.
Trong đó, ông Diệp Văn Thạnh, trong thời gian giữ chức Phó chủ tịch TP (từ ngày 1/1/2011 đến ngày 1/7/2014), được Chủ tịch TP Trà Vinh ủy quyền ký 146 quyết định miễn giảm tiền sử dụng đất với tổng số tiền trên 24 tỷ trong đó có 48 trường hợp miễn giảm sai quy định với tổng số tiền trên 11,4 tỷ đồng. Đến giai đoạn giữ chức Phó Bí thư, Chủ tịch UBND TP Trà Vinh (từ ngày 1/7/2014 đến nay), ông Thạnh đã ký 5 quyết định miễn giảm sai quy định với số tiền trên 912 triệu.
Nghiêm trọng nhất, ông Thạnh đã ủy quyền cho ông Trần Trường Sơn, Phó chủ tịch UBND TP ký các quyết định miễn giảm tiền sử dụng đất cho 504 đối tượng; trong đó, 236 trường hợp sai quy định với số tiền trên 51,8 tỷ đồng.
Đối với ông Phạm Văn Tám, trong thời gian giữ chức vụ Phó bí thư, Chủ tịch UBND TP Trà Vinh đã ủy quyền cho Phó chủ tịch ký hàng trăm quyết định miễn giảm tiền sử dụng đất trong đó có 46 trường hợp miễn giảm sai quy định với số tiền trên 11,1 tỷ đồng. Đặc biệt, thời gian giữ Phó Chủ tịch UBND TP Trà Vinh, ông Sơn đã lập hồ sơ xin miễn giảm tiền sử dụng đất cho chính bản thân sai quy định với số tiền trên 67 triệu đồng.
Lê An
Theo baogiaothong
Vụ tranh chấp tại 28 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội: Ngôi nhà di sản thừa kế của vợ chồng cụ Hoàng Huân Trung để lại Sau khi báo Công lý có bài phản ánh về những tranh chấp tại ngôi nhà số 28 Hàng Vôi đã kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm, chúng tôi đã nhận nhiều phản hồi từ phía người dân. Để rộng đường dư luận cũng như bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về tính pháp lý của căn nhà...