Tình nguyện viên được tặng cây xanh khi đi làm nhiệm vụ
Qua gần 3 tháng đi tình nguyện trên tuyến đầu, Trần Thanh Ngọc (20 tuổi) có nhiều kỷ niệm đáng nhớ về sự ấm áp tình người tại TP.HCM trong dịch bệnh.
“Mình đi xét nghiệm cho ngôi nhà bị phong tỏa trong một hẻm trên đường Nguyễn Văn Công ( quận Gò Vấp, TP.HCM). Lúc xong việc, thấy có quầy tặng cây xanh miễn phí, mình đến xin luôn một cây”, Ngọc kể với Zing .
Nữ tình nguyện viên cũng chia sẻ rằng mình từng nhận được đồ ăn, nước uống từ người dân hoặc các anh trực chốt. Thỉnh thoảng đi đường, cô được anh bộ đội cho trái cây.
“Những khoảnh khắc nhỏ mà dễ thương ấy khiến mình vui lắm. Bởi vậy mới thấy mùa dịch này mọi người sẵn lòng giúp đỡ nhau, cho đi mà không cần nhận lại. Mình không chỉ vui vì được cho quà mà còn vì tình người giữa Sài thành”, cô nói.
Thanh Ngọc được tặng cây trên đường làm nhiệm vụ.
Công việc khó nhọc
Khoảng giữa tháng 6, sau khi tình cờ xem một đoạn video tình nguyện viên làm việc mệt và dựa vào nhà người khác ngủ, Ngọc cảm thấy thương và mong muốn góp sức. Ở nhà, đọc những câu chuyện về tình người trong dịch, cô gái trẻ càng có thêm động lực đi tình nguyện.
Không lâu sau, Ngọc gia nhập đội phun khử khuẩn của Thành Đoàn. Mỗi ngày, cô gái nhỏ khoác trên vai bình phun nặng 20kg, lại chứa 30l dung dịch khử khuẩn, tổng cộng là 50kg.
Phải đến từng con hẻm giữa trưa nắng để làm việc, Ngọc và các bạn bị mất sức, mỏi nhừ người. Nhất là khi đi phun khử khuẩn tại nhà F0 ở trên tầng cao, cả đội phải leo cầu thang, rất mệt và khó thở.
Sau một thời gian, Ngọc quen dần với sức nặng của bình phun và cái nắng của TP.HCM. “Khi xịt khuẩn, dung dịch cũng ngấm vào đồ bảo hộ khá mát, đỡ lúc trời nắng”, cô vui vẻ kể lại.
Video đang HOT
Ngọc và các tình nguyện viên khử khuẩn phải khoác bình dung dịch 50kg trên vai mỗi ngày.
Qua 2 tháng làm việc trong đội khử khuẩn, Ngọc có chuyện gia đình nên xin về nhà một thời gian. Sau khi xong việc, cô gái trẻ lại xuất hiện tại điểm cách ly trường tiểu học Trần Văn Ơn, quận Gò Vấp (TP.HCM) với vai trò tình nguyện viên tiếp nhận F0 và trực phòng cấp cứu.
“Mẹ khuyên mình nên nghỉ ngơi sau thời gian hoạt động vất vả, nhưng mình thấy rất nhiều chỗ vẫn thiếu tình nguyện viên nên không an lòng. Sau khi xem phóng sự Ranh giới trên VTV, mình quyết định tiếp tục tham gia hỗ trợ mọi người”, Ngọc chia sẻ với Zing .
Hiện giờ, cô gái trẻ hàng ngày ghi chép thông tin của F0, đo nhịp tim, SpO2, kiểm tra nhiệt độ, triệu chứng, rồi chỉ định người bệnh tới phòng cách ly.
Tuy không nặng nhọc như khi đi khử khuẩn, công việc mới của Ngọc có nguy cơ lây nhiễm cao hơn vì tiếp xúc nhiều F0. Giờ hoạt động khi trực cấp cứu khá bất thường. Đôi khi, Ngọc phải làm việc lúc 3-4h sáng.
“Mình sẽ đi cùng bác sĩ và tài xế cấp cứu đến những nhà có người đang khó thở hay suy hô hấp. Dù không theo ngành y, mình cũng ráng học hỏi để phụ giúp mọi người. Hôm nào mệt quá thì mình sẽ để bạn khác đi”, Ngọc nói.
Dù công việc vất vả, nữ tình nguyện viên cho biết mình sinh hoạt lành mạnh hơn lúc ở nhà.
“Khi còn đi làm, mình hay thức khuya tới 1-2h sáng. Nhưng ở đây mình ngủ sớm lắm, nhiều khi xong việc lúc 9h là đã ngủ rồi”, Ngọc chia sẻ.
Ngọc và các tình nguyện viên tại điểm cách ly trường tiểu học Trần Văn Ơn, quận Gò Vấp.
Niềm vui nhỏ bé
3tháng đi tình nguyện đã để lại trong cô gái 20 tuổi nhiều kỉ niệm khó quên khi đồng hành cùng những người bạn trước lạ sau quen trong đội khử khuẩn.
Trong một lần, đội của Ngọc làm nhiệm vụ ở khu chung cư mà thang máy hỏng. Cả đội phải leo lên từng tầng bằng thang bộ để phun các hành lang.
Chung cư cũ, đèn chập chờn nên không rõ đường. Kính chống giọt bắn của nhiều thành viên bị mờ nên Ngọc phải dìu các bạn đi. Có người trượt chân ngã do sàn trơn, vậy mà chỉ lo bình khử khuẩn hỏng, không làm tiếp được.
“Lúc thấy các bạn té, mình thương đến nỗi khóc luôn. Dù muốn giúp các bạn nhưng bản thân cũng đang chật vật nên đành bất lực”, Ngọc nhớ lại.
Sau khi đỡ bạn dậy, cả đội Ngọc tiếp tục gắng gượng leo lên từng tầng, luôn miệng động viên lẫn nhau rằng “Sắp xong rồi”.
Chiều hôm đó, khi xong việc, các tình nguyện viên nằm luôn ra đường vì quá mệt.
Đội phun khử khuẩn của Ngọc nằm ra vỉa hè vì quá mệt sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
“Khi thấy những ngôi nhà, con hẻm được gỡ dây phong tỏa, không còn bị cách ly, mình vui lắm. Giờ không đi phun khử khuẩn nữa, mình vui khi thấy các F0 khỏi bệnh được ra về, hay những lúc đi cấp cứu giúp người bệnh vượt qua nguy hiểm”, Ngọc chia sẻ.
Làm việc tại điểm cách ly, Ngọc rất đau lòng mỗi khi chứng kiến cảnh gia đình ly biệt. Cô càng thấm thía giá trị của sức khỏe và tình yêu thương.
Nữ tình nguyện viên mong rằng mọi người và cả gia đình mình được an toàn, khỏe mạnh. Cô hy vọng số ca nhiễm sẽ giảm trong thời gian tới để không còn những đau thương, mất mát tại TP.HCM và trên cả nước.
Bình Định triển khai nhiều Tổ tình nguyện đi chợ giúp dân
Một tuần nay, người dân phường Hải Cảng - nơi bùng phát ổ dịch lớn của thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) thực hiện nghiêm các quy định phong tỏa để phòng, chống dịch COVID-19.
Tình nguyện viên mang giúp thực phẩm tiếp tế đến từng hộ dân ở trong vùng bị phong tỏa.
Để giúp các hộ dân sinh sống tại đây đảm bảo cuộc sống, phường Hải Cảng đã thành lập Tổ hậu cần thực hiện mô hình "Đi chợ giúp dân", "Shipper áo xanh", với thành viên là các hội viên phụ nữ, dân quân tự vệ, mặt trận và thanh niên xung kích. Thông qua các cuộc gọi hoặc tin nhắn điện thoại hoặc mạng xã hội Zalo, Facebook, Messenger... của người dân, các tổ trưởng dân phố, thành viên sẽ nhận đơn và tập hợp đơn hàng rồi đi mua giúp, giao hàng đến tận nhà cho từng người.
Phó Chủ tịch UBND phường Hải Cảng Lê Thị Ngọc Hà cho biết, mô hình "Đi chợ giúp dân" của phường đã giúp người dân vùng đang phong tỏa có thể mua được hàng hóa thiết yếu, phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày mà không phải đi ra ngoài. Trước khi mô hình được triển khai, Tổ hậu cần đã phối hợp với các Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng rà soát, thống kê nhu cầu của hộ dân nơi cách ly, từ đó có phương án phân công cho từng tình nguyện phụ trách hỗ trợ từng tổ dân cư, hộ gia đình cụ thể.
Theo bà Lê Thị Ngọc Hà, mô hình "Đi chợ giúp dân" giúp các hộ dân trong khu phong tỏa bớt lo lắng về việc mua nhu yếu phẩm. Đến nay, tất cả các yêu cầu trợ giúp của người dân đều được các tình nguyên viên hỗ trợ đầy đủ, kịp thời. Mô hình này sẽ duy trì và thực hiện xuyên suốt đến khi gỡ bỏ phong tỏa.
"Một tuần qua, đội tình nguyện không chỉ đi chợ hộ mà còn chuyển đến các hộ dân ở đây hàng trăm suất quà, nhu yếu phẩm của chính quyền và các tổ chức hỗ trợ. Việc làm kịp thời, ý nghĩa này của các tình nguyện viện đã giúp người dân vùng phong tỏa đảm bảo cuộc sống sinh hoạt. Trong quá trình giao hàng, nhiều tình nguyện viên tiếp xúc với F0 và phải cách ly. Ngay sau đó, đội tiếp tục được tăng cường thêm nhiều tình nguyện viên từ các phường khác trên địa bàn thành phố, đến hỗ trợ tích cực người dân vùng dịch", Bí thư Đoàn phường Hải Cảng Nguyễn Thị Liễu chia sẻ.
Các tình nguyện viên đi chợ giúp dân vùng bị phong tỏa ở tổ 17, khu vực 4, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn.
Mô hình "Đi chợ giúp dân" đang được Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn triển khai, giúp các hộ dân mua những mặt hàng thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, thành viên Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng khu vực 4, phường Ghềnh Ráng, cho biết: Hằng ngày, đội tình nguyện viên của Hội Phụ nữ phường tiếp nhận đơn đặt mua hàng, sẵn sàng hỗ trợ người dân đi mua và giao hàng hóa đến tận nhà để đảm bảo người dân vùng đang phong tỏa "ở yên trong nhà".
Bên cạnh đó, lực lượng tình nguyện còn hỗ trợ vận chuyển nhu yếu phẩm, các phần quà từ mạnh thường quân để trao đến tận nhà từng hộ gia đình; vận chuyển thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch vào khu vực phong tỏa.
Đến nay, các địa phương bị phong tỏa, cách ly y tế để phòng, chống COVID-19 ở huyện Phù Cát, Tuy Phước, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) đồng loạt triển khai mô hình "Đi chợ giúp dân", "Shipper áo xanh", "Gian hàng 0 đồng"..., kịp thời hỗ trợ, cung ứng rau, củ quả, nhu yếu phẩm thiết yếu đến tận tay người dân, không để người dân tự phát đi ra ngoài nhằm đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Bí thư Hà Nội: Cơ bản kiểm soát tốt dịch, áp dụng biện pháp cho tình hình mới Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, đến nay thành phố đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 và chuyển sang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu sáng 22-9 - Ảnh: V. THỊNH Phát biểu chỉ đạo tại kỳ...