Tình nguyện viên: Đảo quân để có “sức chiến đấu”
Tính đến ngày 11-7 TP.HCM có 17 bệnh viện điều trị COVID-19, ước tính gần 20.000 giường.
Đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 3 tại TP Thủ Đức – Ảnh: TỰ TRUNG
Trong đó có 4 bệnh viện phải nâng công suất lên 1.000 giường điều trị bệnh nhân nặng, gồm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Chợ Rẫy, 115 và Nhân dân Gia Định.
Đảo quân để có “ sức chiến đấu”
Từ chiều 9-7, 10 chuyên gia về hồi sức tích cực của Bệnh viện Nhân dân 115 “đổ quân” xuống Bệnh viện Bình Chánh để điều trị cho 3 ca mắc COVID-19 nặng đang phải thở máy, lọc máu. Những ngày tới, các chuyên gia hồi sức tiếp tục lên đường, mỗi kíp ở lại 15 ngày và được đảo quân để đảm bảo sức “chiến đấu”.
“Bệnh viện đang thống kê đề xuất thành phố trang bị gấp trang thiết bị để tăng công suất 50 giường hồi sức nặng phải thở máy, 100 giường thở oxy và 50 giường nhẹ trong thời gian tới” – TS.BS Phan Văn Báu, giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, nói.
Bệnh viện Chợ Rẫy vừa được giao bố trí 300 giường hồi sức tích cực. TS.BS Nguyễn Tri Thức – giám đốc – cho biết hiện chỉ có thể bố trí khoảng 100 giường hồi sức điều trị bệnh nhân phải thở máy, lọc máu, chạy ECMO.
Do phải huy động 181 người chi viện cho 6 bệnh viện dã chiến, người ở nhà gồng gánh công việc cho nhau. Sắp tới phải bố trí nhân sự cho 300 giường hồi sức quả thật không dễ. Đó là chưa kể thiếu trang thiết bị điều trị, oxy, khí nén.
“Hiện chúng tôi đang đàm phán với ĐH Bách khoa TP.HCM xem có thể sản xuất được hệ thống này trong vài tuần hay không” – bác sĩ Thức nói.
Ba vòng cách ly
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết trong 15 ngày áp dụng chỉ thị 16 thành phố sẽ thực hiện giãn cách tương ứng với ba vòng cách ly. Cụ thể vòng lớn nhất giãn cách trên toàn thành phố; vòng thứ hai là gần vùng cách ly y tế, phong tỏa và một số khu vực có nguy cơ cao cần đảm bảo “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Vòng cuối cùng là vùng cách ly tập trung và thí điểm cách ly F1 tại nhà.
Tuy nhiên tại khu cách ly có tình trạng quá tải trong cung ứng nhu yếu phẩm, điện, nước cho người bệnh.
Bác sĩ Phạm Gia Thế – phụ trách Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 3 (chuyên điều trị cho F0 không triệu chứng) – xác nhận trong 1-2 ngày đầu do lượng F0 chuyển đến lớn, thức ăn chuyển không kịp, nhiều nhân viên y tế nhường suất ăn và nước cho người bệnh. Muốn giải quyết tình trạng này rất cần các tình nguyện viên hỗ trợ trong bệnh viện, ưu tiên những người từng mắc COVID-19 đã điều trị khỏi.
Còn bác sĩ Trần Chánh Xuân – giám đốc Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi – cũng xác nhận có tình trạng nhà cung ứng thực phẩm, nước uống chậm trễ trong 1-2 ngày đầu nhưng ông trấn an người bệnh không nên quá lo lắng vì các bác sĩ sẽ chăm sóc, nếu bệnh chuyển nặng sẽ có bác sĩ điều trị tích cực. Bệnh viện luôn bố trí WiFi để người bệnh đọc báo, xem tin tức…
Bác sĩ Phạm Gia Thế (phụ trách Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 3):
91 người phục vụ cho 1.600 ca bệnh
Nơi điều trị của bệnh viện được trưng dụng từ chung cư tái định cư chưa có người ở. Vào viện, các F0 sẽ được chuyển đến phòng từ 6-8 người; các bác sĩ thăm khám tối thiểu 1 lần/ngày; nhưng luôn túc trực đường dây nóng khi bệnh nhân gọi.
Hiện trung bình bệnh viện tiếp nhận 400 người bệnh/ngày, trong 4 ngày hoạt động bệnh viện đã tiếp nhận 1.600 ca F0. “Chưa bệnh viện nào có bệnh nhân biến động lớn như vậy” – bác sĩ Thế nói. Tuy nhiên khó khăn nhất là bệnh viện chỉ có 66 nhân viên y tế, 10 tình nguyện viên, 15 dân quân phục vụ cho 1.600 người bệnh. Với số lượng người như vậy, chia 1.600 suất cơm mỗi bữa “chắc chắn sẽ chậm trễ” – bác sĩ Thế nói. Để tăng chất lượng phục vụ, bệnh viện cần có 2.000 nhân viên y tế.
Chàng trai bật khóc khi đi chống dịch: 'Khẩn thiết xin mọi người hãy tuân thủ 5K'
Tham gia tình nguyện hỗ trợ chống dịch từ đầu mùa dịch đến nay, nhưng khi chứng kiến đồng đội gần như kiệt sức, gục vất vưởng trên nền đất, Nguyễn Ngọc Hùng đã bật khóc và khẩn thiết xin mọi người hãy tuân thủ đúng 5K.
Hùng bật khóc khi nhìn thấy hình ảnh đồng đội gần như kiệt sức và nằm nghỉ vất vưởng trên nền đất . Ảnh NGỌC HÙNG
"Tôi cũng cảm thấy thương thay, khi chứng kiến hàng chục đồng đội thay nhau nằm dài trên nền đất giá lạnh để tranh thủ chợp mắt. Thực sự, chúng tôi đã cố gắng hết sức. Cũng không biết liệu chúng tôi có thể tiếp tục gồng mình thêm được bao lâu. Nên mọi người ơi, xin hãy tuân thủ đúng 5K và gửi lời cảm ơn hay chúc sức khỏe thay vì bóc mẽ nhau. Để chúng tôi có thêm phần nào sức lực, giảm bớt đi những mệt mỏi và tiếp tục cố gắng cùng chống lại dịch bệnh nguy hiểm này", Nguyễn Ngọc Hùng (29 tuổi, Q. Gò Vấp, TP.HCM, thành viên đội tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch Go Volunteer của Thành đoàn TP.HCM), khẩn thiết xin mọi người hãy tuân thủ đúng 5K để cùng nhau chung tay phòng, chống dịch.
Những ngày cao điểm lấy mẫu xét nghiệm ở TP.HCM, những tình nguyện viên phải làm việc xuyên suốt để hỗ trợ công tác lấy mẫu, và dường như bạn nào cũng kiệt sức sau một thời gian dài tham gia hỗ trợ chống dịch. Thế nhưng, các bạn luôn cố gắng hết mình chỉ mong dịch nhanh được kiểm soát. Ảnh NGỌC HÙNG
Không tuân thủ đúng 5K còn chửi tình nguyện viên không ra gì
Trò chuyện với người viết, Hùng kể đã tham gia hỗ trợ chống, dịch từ đầu mùa dịch đến nay, dường như chưa có công việc hỗ trợ nào mà Hùng chưa tham gia, chưa có điểm khó khăn, nguy hiểm nào mà anh chàng ngần ngại.
"Tụi mình làm rất nhiều công việc khác nhau, ở nhiều địa điểm khác nhau. Có những hôm làm từ sáng hôm nay đến tận sáng sớm ngày hôm sau trong bộ đồ bảo hộ cồng kềnh, mồ hôi ra ướt sũng và mệt lã người nhưng cũng luôn cố gắng. Thế nên, điều tụi mình luôn mong ước lớn nhất nhưng mãi vẫn không thành hiện thực đó là người dân hãy ý thức và tuân thủ đúng 5k để có thể nhanh chóng khống chế được dịch bệnh". Hùng bày tỏ.
Hùng tham gia đội hình tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch từ đầu mùa dịch đến nay . Ảnh NVCC
Rồi anh chàng kể: "Vì đi đâu tụi mình cũng phải gào thét, nhắc nhở. Mà hầu hết các điểm tụi mình hỗ trợ để lấy mẫu xét nghiệm, người dân đều cứ chen chúc rồi giành giựt để cho xong rồi về. Ngay cả việc tụi mình đang cố gắng hướng dẫn mọi người thực hiện đúng để an toàn, nhưng nhiều người còn không hiểu rồi chửi tụi mình xối xả".
Hùng cho biết mọi người khi đến lấy mẫu nếu không được làm trước cũng chửi, làm không đúng thủ tục phải làm lại cũng chửi. "Có nhiều lúc đến ca mình trực, chẳng biết mọi người bực tức ở đâu rồi chạy lại đứng chửi mình như kiểu mình là thùng rác để họ trút giận. Mà mọi người chửi thì tụi mình phải chịu thôi. Vì không còn đủ sức để thanh minh. Mà mình có thanh minh họ cũng không hiểu", Hùng chia sẻ.
Lạ lùng những "người dưng" đi xin tiền, hỗ trợ vùng phong tỏa An Lạc giữa Covid-19
Nhiệm vụ chống dịch là trên hết
Mặc dù công việc rất vất vả và mức độ nguy hiểm cao nhưng khi bị chửi các tình nguyện viên vẫn không hề nản lòng mà luôn cố gắng hết mình vì với các bạn nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch là trên hết.
"Những tình nguyện viên như bọn mình một khi đã xác định vào những khu vực đông đúc và có nguy cơ lây nhiễm cao thì đều đã chuẩn bị sẵn tinh thần để chiến đấu. Hiểm nguy còn không sợ thì ngại ngần gì chuyện chửi bới của người dân. Mặc dù có lúc hơi chạnh lòng và rất mệt mỏi, nhưng nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch là trên hết, nên mọi người đều động viên nhau cố gắng", Hùng bày tỏ.
Những lần chợp mắt vội để lấy lại sức tham gia hỗ trợ chống dịch . Ảnh NGỌC HÙNG
Hùng kể từ đầu mùa dịch đến nay anh chàng tham gia hỗ trợ ở nhiều điểm trên địa bàn thành phố như Q. Gò Vấp, Q.1, Q. Bình Tân, Q.8, Q. Phú Nhuận, huyện Bình Chánh, huyện hóc Môn, TP. Thủ Đức...bất cứ nơi đâu cần là Hùng đều tham gia.
Hùng tham gia trực chốt cách ly, trực chốt giao thông, hỗ trợ tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ nhập liệu thông tin người dân nhằm kiểm soát và truy vết F0. Trong đó nhiệm vụ làm xuyên suốt nhiều nhất từ đầu mùa dịch đến nay là hỗ trợ truy vết, lấy mẫu F0: "Ở nhiệm vụ này phải mặc đồ bảo hộ khá là kín, thường xuyên phải nói to và liên tục từng thông điệp để hướng dẫn người dân các bước xếp hàng, giãn cách, điền thông tin... để lấy mẫu nên dễ bị mất giọng và cũng khá là mệt. Nhưng mệt nhất vẫn là những lúc người dân không chịu hợp tác", Hùng kể.
Bên cạnh đó, đội tình nguyện viên của Hùng cũng kiêm luôn nhiệm vụ hỗ trợ hậu cần, tiếp nhận, khuân vác, phân loại rau, củ quả, nhu yếu phẩm được gửi từ các tỉnh khác về và sau đó phân bổ ra cho từng quận, huyện...
Trực cách ly thì Hùng thường trực từ 13 giờ 30 đến 20 giờ; trực chốt giao thông từ 13 giờ 30 đến 22 giờ hoặc ca 3 từ 22 giờ đến 6 giờ sáng; hỗ trợ tại điểm tiêm vắc xin thường thì Hùng tham gia cả ngày từ 7 giờ sáng đến 17 giờ 30, làm liên tục và gần như không nghỉ; còn nhiệm vụ lấy mẫu, truy vết F0 thường Hùng làm từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30 hoặc từ 17 giờ 30 đến 22 giờ. Nhưng đó chỉ là những thời điểm cố định, còn đa phần là đều nhận lệnh đột xuất và phải đi bất cứ thời điểm nào. Có hôm nhận lệnh lúc 20 giờ và Hùng đi đến 2 giờ sáng mới về...
"Như ngày 4.7 vừa qua là mình tham gia hỗ trợ bên Q.1 từ 13 giờ 30 đến 18 giờ, khi vừa về nhà lại thấy thông tin cần hỗ trợ bên chợ Bình Điền nên mình chạy đi làm luôn đến sáng", Hùng kể.
Mặc dù công việc mang tính chất nguy hiểm rất cao, nhưng những người trẻ như Hùng không hề ngần ngại, điều các bạn mong ước là tất cả người dân cùng ý thức tốt hơn về việc thực hiện 5k để dịch nhanh chóng được kiểm soát . Ảnh NGỌC HÙNG
Cũng tại cái đêm hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm tại chợ, chứng kiến cảnh những đồng đội của mình nằm vất vưởng dưới nền đất để chợp mắt vì quá mệt. Lại nhìn thấy sắc mặt bần thần đầy lo lắng của những tiểu thương tại chợ, những người lam lũ với nghề buôn bán sau khi họ phát hiện mình là trường hợp nghi nhiễm, Hùng thấy xót và đã bật khóc: "Mình cảm thấy rất thương vì tuổi thơ mình cũng chứng kiến cha mẹ lầm lũi sớm hôm với chợ búa, giờ thấy cảnh này, nghĩ cả cuộc đời họ làm lụng vất vả còn không đủ ăn, giờ phải đi cách ly, rồi nguồn sống của gia đình họ sẽ ra sao...? Mình thương cho cả đồng đội của mình vì bao ngày qua cố gắng đến kiệt sức, phải nằm ngủ vất vưởng. Chính vì thế, mình chỉ mong sao tất cả mọi người hãy ý thức hơn nữa, cùng đồng lòng hỗ trợ chống dịch để dịch bệnh sớm qua đi".
Quảng Trị: Lớp học bơi đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật ở vùng "rốn lũ" Đối với những đứa trẻ yếu thế, bị khuyết tật, nhận thức và vận động đều hạn chế thì việc dạy bơi nhằm nâng cao kỹ năng sinh tồn dưới nước cho các em. Những ngày qua, cứ vào mỗi buổi chiều, ông Nguyễn Cử (68 tuổi, ở thôn Trà Trì, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đều tranh thủ...