Tình nguyện vào trận chiến
Giữa tâm dịch, các y đoàn giỏi nhất từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), từ Hải Phòng, Huế, Bình Định… lần lượt đến Đà Nẵng.
Bệnh nhân nặng cần có thiết bị đặc biệt để duy trì sự sống như máy thở, máy lọc máu, máy ECMO – Ảnh: TẤN LỰC
Trong đó, Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện Đà Nẵng 6 đội phản ứng nhanh thì có đến 4 đội nhận lệnh cứu chữa những ca bệnh nặng nhất tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, trưởng đoàn y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tại Đà Nẵng, cho biết đoàn 11 y bác sĩ được giao phụ trách khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Hiện tại nơi đây đang cứu chữa cho 14 bệnh nhân, trong đó có 6 bệnh nhân nguy kịch phải lọc máu liên tục hoặc chạy ECMO.
Hầu hết bệnh nhân đều đã lớn tuổi, có các bệnh nền mãn tính như suy thận, suy tim, đái tháo đường, tăng huyết áp. Tuy nhiên, trong 6 bệnh nhân nặng thì 2 bệnh nhân đã có dấu hiệu hồi phục tích cực.
“Chúng tôi sẽ cố gắng nỗ lực cùng với đội ngũ bác sĩ của Đà Nẵng để cứu được càng nhiều bệnh nhân càng tốt” – quyết tâm của bác sĩ Linh cũng là tâm nguyện của những “thiên thần áo trắng” đã không màng an nguy, tính toán; họ chia tay gia đình, bè bạn và tình nguyện lên đường lao tới những tọa độ nóng bỏng nhất của dịch bệnh.
Họ ở đó để tiếp thêm sức mạnh cho đồng nghiệp Đà Nẵng và gieo niềm tin cho bệnh nhân, cho chúng ta về việc chiến thắng dịch COVID-19.
Các thanh lọc của máy lọc máu cho bệnh nhân nặng được thay sau 24 giờ – Ảnh: TẤN LỰC
Video đang HOT
Bệnh nhân P.T.B. vui mừng cảm ơn và trò chuyện với bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy. Bà gần như đã hồi phục dù vẫn cần bổ sung oxy qua mặt nạ – Ảnh: TẤN LỰC
Mỗi sáng, các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hội ý đánh giá tình trạng các bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng – Ảnh: TẤN LỰC
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị đồ bảo hộ vào thăm khám bệnh nhân – Ảnh: TẤN LỰC
Để nhận ra nhau trong bộ quần áo bảo hộ kín mít, họ viết tên và đơn vị công tác vào áo – Ảnh: TẤN LỰC
Siết chặt tay nhau vào cuộc chiến – Ảnh: TẤN LỰC
Thăm khám cho một trong những bệnh nhân COVID-19 đầu tiên tại Đà Nẵng – Ảnh: TẤN LỰC
Chuẩn bị thuốc ngủ để ổn định cho bệnh nhân nặng – Ảnh: TẤN LỰC
Sẵn sàng ghép phổi cho phi công người Anh nhiễm Covid-19
Phương án chi tiết ghép phổi cho nam phi công người Anh nhiễm Covid-19 đã được Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị sẵn sàng. Các chuyên gia đầu ngành trên toàn quốc đang nỗ lực hợp sức cứu người bệnh.
Ngày 12/5, thông tin từ Sở Y tế, TP HCM cho biết, nam phi công người Anh nhiễm Covid-19 vẫn chưa có tín hiệu tích cực. Bệnh nhân vẫn lệ thuộc hoàn toàn vào máy thở, sự sống đang nhờ máy ECMO.
Hiện bệnh nhân đang được điều trị bằng kháng sinh với hy vọng cải thiện tình trạng đông đặc phổi, tràn khí màng phổi nhưng tình trạng bệnh chưa có dấu hiệu cải thiện. Với tiên lượng "còn rất nặng" bệnh nhân vẫn phải tiếp tục duy trì các phương pháp điều trị tối ưu nhưng chưa biết đến khi nào mới cho kết quả khả quan.
Các bác sĩ Chợ Rẫy đặt ECMO thay thế hoàn toàn hệ thống tim phổi cho bệnh nhân để chuẩn bị cho một ca đại phẫu
Tuy nhiên, điều đáng mừng là phổi của bệnh nhân vẫn chưa chết hoàn toàn, vì thế các chuyên gia Bộ Y tế đã nhiều lần hội chẩn tìm phương án ghép phổi cho nam bệnh nhân. Dự kiến, khi các điều kiện liên quan đến sức khỏe diễn ra thuận lợi, người bệnh sẽ được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục quá trình hồi sức, chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật ghép phổi.
Sau khi Bộ Y tế giao nhiệm vụ, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép các bộ phận cơ thể người đang tìm nguồn hiến tặng để chuẩn bị cho cuộc ghép. Tại TP HCM ngoài việc phối hợp chuyên môn cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới điều trị cho bệnh nhân, công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận người bệnh và phẫu thuật ghép phổi đã được Bệnh viện Chợ Rẫy khẩn trương triển khai.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Các chuyên gia đang tiếp tục xem xét các vấn đề liên quan để thống nhất việc chỉ định ghép phổi cho bệnh nhân Covid-19 số 91 tại Việt Nam. Theo nội dung chỉ đạo của Bộ Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ phối hợp với Bệnh viện Việt Đức thực hiện cuộc ghép phổi. Trên thực tế, lĩnh vực ghép tạng tại Chợ Rẫy các kỹ thuật ghép thận, ghép gan, ghép tim đã được triển khai nhưng ghép phổi thì chưa có cơ hội thực hiện".
Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên tiếp nhận, điều trị thành công 2 bệnh nhân Covid-19 người Trung Quốc
"Hiện BV Chợ Rẫy đang xây dựng đề án ghép phổi nên xem đây là cơ hội để học hỏi chuyên môn từ các bệnh viện đi trước, điển hình như Bệnh viện Việt Đức. Khả năng cuộc phẫu thuật ghép phổi cho bệnh nhân sẽ được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó các bác sĩ từ Bệnh viện Việt Đức sẽ đứng chính trong kỹ thuật, các bác sĩ Chợ Rẫy sẽ phối hợp", BS Việt thông tin thêm.
Trước đó, ngày 11/5, bệnh viện đã tổ chức cuộc họp để có bước chuẩn bị tốt nhất khi tiến hành ghép phổi cho nam bệnh nhân này.
Tuy nhiên, nguồn phổi hiến cho bệnh nhân sẽ phải chờ đợi từ người cho chết não, vì thế, các phương án phải luôn sẵn sàng để bất cứ khi nào có phổi là ghép.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác là tình hình sức khỏe của người bệnh có đủ đáp ứng cho chỉ định hay không, nếu có nguồn mà bệnh nhân không đáp ứng được chỉ định thì cuộc ghép không thể thực hiện.
"Vì thế, khi các điều kiện đảm bảo hài hòa được các yếu tố có nguồn hiến, có chỉ định cho người bệnh, các chuyên gia sẽ tiếp tục tính đến những vấn đề bao gồm nguồn tạng hiến có đáp ứng được các tiêu chí cho cuộc ghép hay không, yếu tố tương thích...", BS Việt cho biết.
Vingroup trao tặng 1.700 máy thở xâm nhập và tài trợ hóa chất cho 56.000 xét nghiệm Covid-19 Ngày 7/8/2020, Tập đoàn Vingroup đã tiến hành bàn giao lô máy thở đầu tiên cho Bộ Y tế, đồng thời tặng hóa chất thực hiện 56.000 xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (Real Time - PCR) cho Đà Nẵng, Hải Phòng và Bắc Ninh. Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (thuộc Vingroup) cũng cam kết tiếp nhận mẫu từ CDC Đà Nẵng để xét nghiệm...