Tình người nhạt nhòa, người già bị hắt hủi
“Trẻ cậy cha, già cậy con” vốn là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, hiện nay không ít người già đang bị ngược đãi, bạo hành về cả tinh thần và thể xác bởi chính… con, cháu mình.
Nhiều vụ hành hung người già
Ngày 28.4, mạng xã hội đăng tải clip một ông lão bị một người đàn ông đánh đập. Hình ảnh trong clip cho thấy, người đàn ông này vẫn liên tục chửi bới, giằng lấy con dao và dùng tay đấm mạnh vào mặt, đầu bố, dọa giết cả nhà, trong khi một bà lão – mẹ của người đàn ông – đứng cạnh khóc lóc, van xin. Cô gái vừa quay clip vừa la hét cầu cứu. May sau đó mọi người đã kịp thời giải cứu ông lão và đưa đến bệnh viện.
Một người mẹ bị con đánh gãy tay.
Cô cháu gái cũng là người quay lại clip cho biết, hai ông bà trong đoạn clip trên là ông bà ngoại của cô, năm nay đã ngoài 80 tuổi, đang sinh sống ở Tân Vĩnh Hiệp (Tân Uyên, Bình Dương). Ông bà bị chính con trai là N.H.M (SN 1977, thất nghiệp ở nhà) hành hung. Nguyên nhân, M không đồng ý cho chị gái kéo đường dây điện đi qua đất nhà mình. Bố mẹ già ra can ngăn thì bị con trai xông tới đánh chửi.
Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 7.5.2016, H.K.T (39 tuổi), ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đi uống rượu về nhưng chưa thấy mẹ là bà N.T.Đ (68 tuổi) nấu cơm tối. T đi tìm thì thấy bà Đ đang nằm trong nhà. T gọi hỏi thì bà Đ trả lời do bị bệnh, nằm trên giường nên không dậy nấu cơm được. Nghe vậy, T lớn tiếng rồi xông vào dùng tay đánh liên tiếp mẹ mình. Bà Đ hoảng loạn tìm cách thoát ra ngoài nhưng T vẫn tiếp tục truy đuổi và hành hung khiến bà Đ ngất xỉu. Người dân sống xung quanh phát hiện sự việc, chạy đến can ngăn và đưa bà Đ đến bệnh viện để cấp cứu.
Video đang HOT
Người cha già 80 bị con trai đánh đập ở Bình Dương (ảnh cắt từ clip).
Đau lòng hơn, ngày 20.3.2016, bà Nguyễn Thị M (SN 1930, trú tại thôn An Cầu, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) bị chính con trai của mình là Đoàn Văn Quang (SN 1966) ngược đãi, đánh đập, dẫn tới chấn thương sọ não và tử vong trên đường đi cấp cứu.
Cùng thời gian này, một cụ ông ở Đăk Nông cũng bị chính con trai đánh đập, treo tay lên nóc nhà tới chết chỉ vì ông bị đãng trí không kiểm soát được việc vệ sinh.
Coi cha mẹ là gánh nặng
Theo TS Ngô Thị Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (CFCD), trong cuộc sống hiện đại, khá nhiều người trẻ xem người già là một gánh nặng. Họ quen sống một cuộc sống nhanh, gấp gáp nên nhiều khi thấy cha mẹ làm việc, đi đứng chậm rãi thì tỏ ra mệt mỏi, khó chịu. Nhiều người già trở nên cô độc, trở thành người thừa trong chính gia đình mình.
“Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy không hiếm những trường hợp người già bị chính con cái gây bạo lực. Không chỉ bị bạo lực về tinh thần như: Chửi bới, mắng, miệt thị, bị bỏ đói, cô đơn mà nhiều người thậm chí còn bị con cái đánh đập, hành hung khi họ làm những việc được cho là trái mắt” – bà Ngọc Anh nói.
Cũng theo bà Ngọc Anh, qua tìm hiểu, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng người già bị bạo lực. Đầu tiên có thể kể tới việc khác biệt về quan điểm sống. Người trẻ thích cách sống hiện đại, nhiều khi không coi trọng đạo lý, thích sống tự do, ăn uống thoải mái… nhưng người già thì ngược lại. Chính điều này gây nên những mâu thuẫn trong gia đình, con cái dễ nỗi cáu và xúc phạm cha mẹ.
Ngoài nguyên nhân trên, cũng không loại trừ yếu tố về kinh tế. Có nhiều gia đình bố mẹ, con cái tranh chấp đất đai, tài sản. Thậm chí, có người con khi cha mẹ còn tài sản thì xin được phụng dưỡng, đến khi “đào mỏ” xong thì coi cha mẹ như người thừa.
Trao đổi về vấn đề bạo lực với người già trong gia đình, ông Trịnh Hoà Bình – Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học Việt Nam) cho rằng, việc người già bị ngược đãi có thể khiến họ bị suy yếu về sức khỏe, thể xác, rối loạn về tâm thần, khó khăn về tài chính, hay phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Người lạm dụng sự ngược đãi phần lớn là thân nhân trong gia đình, dòng tộc.
Theo ông Bình, xưa nay con cái không có quyền cãi lời cha mẹ. Nhưng bây giờ thì đảo lộn. Con cái ngang hàng với mẹ cha, thậm chí còn tự cho mình trên cha mẹ, bởi cha mẹ già phải phụ thuộc vào con cái. Tâm lý phụng dưỡng cha mẹ là niềm vui, niềm hạnh phúc không còn nữa. Việc đó như là một gánh nặng, một trách nhiệm không hề có niềm vui, không hề có lòng yêu thương, kính trọng.
Trong khi đó, khi người già bị ngược đãi, họ thường không muốn kêu ai vì sợ xấu hổ, vì vẫn thương con, lo con bị người đời lên án. Chỉ khi họ bị đánh đập tàn nhẫn, bị đẩy ra đường, mọi người xung quanh mới hay biết.
Ngoài việc xử lý nghiêm khắc những hành vi con cái ngược đãi cha mẹ, chúng ta cũng cần chú trọng giáo dục người trẻ về đạo đức, trách nhiệm của người làm con, nhân cách sống, lòng nhân ái thay vì chỉ quan tâm tới vấn đề kinh tế ngay từ khi còn nhỏ”. Ông Trịnh Hoà Bình – Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội
Theo Danviet
Sự thật rùng mình đằng sau những lời nói ngọt
Đến giờ, mỗi lần nghĩ lại những lời ngọt ngào của những con người ấy, cô vẫn cảm thấy ớn lạnh nơi sống lưng.
Mẹ mất, bố lấy vợ hai, vì không chịu được sự ghẻ lạnh, ruồng rẫy của mẹ kế nên cô bé ấy đã rời quê, theo người làng ra phố kiếm việc làm từ năm em mới 16 tuổi.
Cô chủ có quán cơm bình dân đặt ngay ở đầu con phố nhỏ tỏ ra rất thương cảm với hoàn cảnh của cô bé. Cô ấy cho cô bé phụ giúp việc nhà, việc ở quán cơm, cho ăn và trả lương hàng ngày khá hậu hĩnh. Cô gái kể với Thanh Tâm giờ nghĩ lại thì cô thấy rùng mình, nhưng lúc đó, cô đã cảm động đến rơi nước mắt khi được nghe những lời vô cùng ngọt ngào mà cô chủ dành cho mình. Từ lâu, cô không còn biết đến tình cảm ấm áp của một người mẹ dành cho mình. Nên khi ấy cô có cảm nghĩ cô chủ giống hệt như mẹ của cô.
Chừng được 5 tháng kể từ khi cô bé được làm việc ở đó, một hôm cô chủ ôm cô bé vào lòng, vuốt mái tóc cô, lại nói với cô những lời vô cùng ngọt ngào. Rằng cô chủ muốn thay mẹ cô lo toan bù đắp cho cô, cô muốn cô bé làm con dâu của cô. Thoạt nghe cô bé không thể tin nổi. Rằng người như cô mà lại được cô chủ "người hàng phố" chọn làm con dâu? Về anh con trai của cô chủ, cô bé nói với Thanh Tâm: Kể cho đến khi người mẹ đề nghị cô hãy làm con dâu bà, cô chưa một lần có dịp chuyện trò với anh ta. Anh ta thường dắt xe ra khỏi nhà từ sáng sớm cho đến tối mịt mới trở về. Cô chủ nói anh con trai bận bịu việc công ty với mấy anh bạn nên đi tối ngày. Thảng hoặc có dịp phục vụ anh ta bằng việc mua về cho anh ta tô phở, cốc cà phê vào buổi sáng, cô bé thấy anh ta trông cũng ưa nhìn và có vẻ cũng không ghét bỏ cô.
Đương nhiên bố cô gái coi đây là may mắn ngoài sức tưởng tượng. Cô gái kể hôm cô chủ bảo cô đưa bà về quê thưa chuyện với gia đình, bố cô cứ xuýt xoa: Sao ở đời lại có người đàn bà ăn nói ngọt ngào đến thế không biết! Rồi cô bé cười buồn với Thanh Tâm: "Giờ thì cháu thấy rùng mình mỗi khi nhớ lại giọng nói ngọt lịm như đường phèn của người đàn bà ấy cô ơi".
Cô gái đau khổ vì tin vào những lời nói ngọt (ảnh minh họa)
Ngay sau đám cưới, mẹ chồng cô vẫn để cô giúp việc nhà, việc quán cơm cho bà và vẫn trả lương đàng hoàng. Nhưng bà yêu cầu hai vợ chồng ra ăn riêng để tập lo toan cuộc sống. Và chỉ ít ngày sau khi cưới, cô gái đã biết được sự thật chồng cô tính tình ngỗ ngược, bất trị từ nhỏ. Lớn lên, anh mắc mọi thói hư tật xấu như rượu chè, cờ bạc, trai gái. Nhiều lần kiếm con dâu người hàng phố đều thất bại, người mẹ đã nhắm được cô, vừa đẹp người đẹp nết, lại chẳng hay biết tí gì về cậu con trai nghịch tử của bà. Có vợ rồi anh ta vẫn chẳng có gì thay đổi, vẫn chơi bời lêu lổng, quậy phá tối ngày, thường xuyên ăn chịu, uống chịu và nợ tiền bài bạc. Về nhà, anh ta còn tìm cớ hành hạ, đánh đập, chửi bới vợ không thương tiếc. Cô bé nói với Thanh Tâm rằng cuộc sống của cô những ngày ấy không khác gì địa ngục. Đến nỗi dù bố cô rất sĩ diện với làng xóm, rất ngại tai tiếng nhưng rồi cũng đành đồng ý cho cô ly hôn.
Cô bé đã tìm đến một thành phố xa hơn với hi vọng sớm quên đi mọi chuyện đau buồn. Qua một lớp học đánh máy và nghiệp vụ văn phòng, nhờ hình thức khá nên cô đã được nhận vào làm lễ tân ở một công ty. Rồi cô đã được sếp trưởng phòng để mắt đến. Nhiều lần mời cô đi ăn trưa, đi uống cà phê, anh ta thổ lộ đã yêu cô từ ngày đầu tiên cô đến công ty. Rồi cô đã quen với sự gần gũi, yêu thương của anh ta. Qua mọi người trong công ty cô biết anh đã có vợ và một con gái. Cô hỏi anh ta tại sao đã có vợ con còn đem lòng yêu cô? Nhưng rồi lòng cô lại mềm nhũn, khi thấy anh ta tỏ ra rất buồn, thổ lộ với cô rằng anh ta lấy vợ không có tình yêu mà chỉ là sự sắp đặt. Hôn nhân của anh ta không có hạnh phúc và anh ta rất cô đơn.
Cô gái sẽ vẫn tin những gì anh ta nói nếu buổi chiều chủ nhật đó cô không bắt gặp trong siêu thị hình ảnh anh ta công kênh đứa con gái nhỏ trên vai và bên cạnh là người vợ khoác tay anh đầy âu yếm. Đêm đó về cô không sao ngủ được và nhớ lại những buổi trưa đi cùng anh ta đến nhà nghỉ. Khi đó anh ta cuồng nhiệt, đắm đuối biết bao! Bao nhiêu những lời ngọt ngào anh ta đã thì thầm vào tai cô. Vậy mà khi về đến công ty, anh ta tỏ ra lạnh lùng, xa cách, như giữa cô và anh ta chẳng hề có tư tình gì...
Cô gái hỏi Thanh Tâm vì sao anh ta đối xử với cô như vậy? Còn Thanh Tâm thì thật sự thương cảm cho một cô gái thật thà, chất phác như cô mà đã hai lần bị những lời đường mật lợi dụng mình. Sau hai lần vấp ngã, chắc cô khó có lòng tin vào người ngoài một cách dễ dàng. Điều đó thực sự khiến cho Thanh Tâm suy nghĩ rất nhiều. Chẳng có gì dễ thể hiện bằng tình người, lòng người. Nhưng cũng khó đo đếm tình người, lòng người biết bao.
Theo PNVN
Cô gái trẻ nói: "Chọn cho mẹ em bộ nào rẻ tiền thôi" khiến anh chủ không muốn bán nhưng câu tiếp theo của cô gái khiến anh choáng Trong mỗi người chúng ta tuy không ai nói ra nhưng cha mẹ có vị trí vô cùng lớn trong tim và không gì có thể thay đổi được tình cảm thiêng liêng ấy. Cha mẹ vừa có công sinh thành lại có công dưỡng dục cũng như luôn dõi theo chúng ta bước đi trong cuộc sống. Tình yêu của cha mẹ...