Tình người Ma Coong giữa đại ngàn
Sống giữa đại ngàn Trường Sơn, người Ma Coong ở xã biên giới Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vẫn lưu giữ được những phong tục, tập quán độc đáo, đậm tình người…
Chia nhau đến hạt gạo cuối cùng
Sống giữa đại ngàn Trường Sơn, cuộc sống của người Ma Coong bao đời nay đều phụ thuộc vào rừng, bởi vậy họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Người Ma Coong không trồng được lúa nước, họ trồng lúa rẫy trên những quả đồi lưng chừng núi. Nhưng những năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu may ra mới đủ ăn. Còn những năm mất mùa, những rẫy lúa dẫu rộng thênh thang cũng chỉ đủ ăn được bốn, năm tháng, những tháng còn lại phải nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, không thì vào rừng kiếm được thứ gì ăn thứ đó, đắp đổi qua ngày.
Rượu cần được người Ma Coong ủ, cất giữ để đãi khách quý. Ảnh: P.P
Người Ma Coong đang có những tồn lưu những gì thuộc về công xã nguyên thủy, mọi thứ thuộc về mưu sống họ đều chia sẻ, kể cả với khách phương xa. Cuộc sống của họ vốn gần với núi rừng, những va chạm và tiếp xúc với văn minh quá ít nên chưa thể bào mòn ý thức xưa cũ và tất nhiên là họ sẽ có những luật tục hết sức kỳ lại với chúng ta. Tuy nhiên, với xã hội hiện nay họ sẽ khó có những bước phát triển mới nếu trong cộng đồng tồn tại những con người có tính ỷ lại, lười lao động mà trong chờ vào sự chia sẻ của cộng đồng…”. Ông Trần Tiến Sỹ -
Phó Bí thư Huyện ủy Bố Trạch
Vậy nên, với người Ma Coong, chuyện thiếu ăn, đứt bữa hay ăn rau rừng cầm hơi cũng không phải hiếm… Có điều, người Ma Coong nghèo thì nghèo đó, đói thì đói đó nhưng chưa bao giờ họ ngửa tay xin ai bao giờ. Tuy nhiên, nếu có ai cho thì họ nhận và một khi họ đã nhận của ai thì coi như mang ơn người đó suốt đời.
Hôm chúng tôi lên Thượng Trạch, vào thăm bản Nịu đúng lúc có đoàn cứu trợ về phát gạo. Tuy nhiên trong bản cũng chỉ có mười mấy hộ được nhận quà do phải chia cho nhiều bản khác. Đang loay hoay chia đôi bao gạo 10kg của mình, thấy chúng tôi không hiểu, già làng Đinh Mỳ giải thích: Năm nay thời tiết không thuận lợi, lúa rẫy nhà Đinh Thiên mất mùa, thu hoạch không được bao nhiêu nên thiếu ăn đã lâu rồi, miềng chia cho nhà Đinh Thiên một nửa.
Video đang HOT
“Nhà miềng và một số nhà khác được nhận gạo của những người anh em từ miền xuôi lên cho thì đều chia cho các nhà khác trong bản không còn gạo ăn. Từ trước đến nay đều rứa, nhà có tự giác chia cho nhà không có chứ chẳng ai đi xin ai cả. Tổ tiên người Ma Coong đã răn dạy rồi, có đói bằng mấy cũng không được đi xin ăn… Thế nên những người Ma Coong có gạo, có cái ăn đều tự giác đưa đến cho những người khác mà mình biết là hắn đã hết gạo…” – già Đinh Mỳ bảo.
Chia xong gạo, già Đinh Mỳ đưa sang tận nhà và đặt vào góc bếp cho nhà Đinh Thiên rồi ra về. Người Ma Coong luôn tâm niệm, hôm nay mình giúp người khác qua lúc khó khăn, ngày sau mình khốn khó sẽ có người khác giúp lại. Tình người Ma Coong là vậy, đói no cùng hưởng, ngọt bùi cùng chia…
Không ăn chung món với dâu, rể
Thiếu nữ Ma Coong giã gạo nếp để làm cơm đãi khách. Ảnh: P.P
Gần 10 năm lên công tác ở đây, anh Nguyễn Trường Chinh – Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch hiểu rất rõ tính cách của người Ma Coong. Anh Chinh cho biết, đời sống của đồng bào Ma Coong còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng dù đói, dù nghèo họ vẫn rất chân chất. Đặc biệt trong chuyện ăn uống, bà con quan niệm cái ăn thể hiện lòng tự trọng của con người, dù đói vẫn không bao giờ đi xin cái ăn. Bởi vậy, từ trước đến nay khắp 18 bản làng người Ma Coong chưa bao giờ có chuyện “túng quẫn làm liều”, vì đói ăn mà ăn cắp, ăn trộm của người khác…
Trẻ em người Ma Coong sớm được người lớn răn dạy những việc nên và không nên làm của dân tộc mình. Trong đó, việc kiêng cữ trong ăn uống khi ngồi chung mâm với một số người trong gia đình cũng là một phong tục vô cùng quan trọng. Theo quan niệm của người Ma Coong, con dâu, con rể nếu ăn chung với bố mẹ bên chồng, hoặc bên vợ hay anh rể, em (anh) vợ… mà người này đã dùng trước một món ăn nào đó trên mâm thì người khác tuyệt đối không được dùng. Nếu dùng chung sẽ gây mất đoàn kết, vợ chồng, gia đình thường xuyên cãi vã, không được êm ấm.
Già làng Đinh Mỳ kể: Mấy năm trước, ở bản Nịu có anh người Kinh lên đây đi buôn và phải lòng Y.H, con gái ông Đinh T rồi cưới làm vợ. Do chưa có điều kiện làm nhà riêng, ông Đinh T cho hai vợ chồng ở ngay trong nhà của mình. Cũng do anh người Kinh ở miền xuôi lên chưa hiểu hết phong tục tập quán của người Ma Coong nên trong bữa cơm cứ thấy bố mẹ vợ gắp ăn thì cũng gắp bình thường như dưới xuôi. Ông Đinh T thì nghĩ, chàng rể của mình là người dân tộc khác chắc là không sao nên cũng không nhắc nhở. Thế nhưng, cũng chỉ vì vi phạm điều cấm kị đó của người Ma Coong mà anh con rể của ông Đinh T chỉ ở được trong nhà ông một thời gian thì cha con, vợ chồng liên tục bất hòa. Cũng may vợ chồng Y.H sớm dọn ra ở riêng…
“Không riêng gì nhà Y.H, có nhiều trường hợp như rứa rồi, kể cả những gia đình đều là người Ma Coong phạm điều kiêng cữ này của tổ tiên để lại mà tình cảm anh em, vợ chồng rạn nứt, thường xuyên cãi vã. Thế nên, hầu hết người Ma Coong rất chú trọng chuyện ăn uống, bởi người Ma Coong không muốn mất đoàn kết” – già làng Đinh Mỳ khẳng định.
Nhịn miệng đãi khách
Một góc bản Cồn Roàng của người Ma Coong nằm sát biên giới Việt Lào. Ảnh: P.P
Đã nhiều lần lên công tác ở Thượng Trạch, ở chung, ăn chung với bà con, chúng tôi nhận ra một điều khá ấn tượng là người Ma Coong cực kỳ hiếu khách. Một khi quý ai, người Ma Coong sẽ mời về nhà chơi bằng được. Khách tới nhà, người Ma Coong sẽ dùng hũ rượu ngon nhất, thức ăn ngon nhất có trong nhà đãi khách.
Nhiều năm không gặp, Đinh Nha, một người quen ở bản Cồn Roàng nhất quyết mời chúng tôi về nhà ăn cơm cho bằng được. Bữa cơm mà Đinh Nha đãi chúng tôi là một vò xôi chấm muối và một con gà luộc. Với người Ma Coong, đó là một bữa cơm thịnh soạn mà họ chuẩn bị để đãi khách. Điều kỳ lạ là sau khi mời chúng tôi dùng thịt gà, Đinh Nha không cùng ăn thịt mà chỉ uống rượu và ăn xôi. Thấy chúng tôi thắc mắc, Đinh Nha cho biết, đây là phong tục của người Ma Coong, nếu lần đầu tiên mời khách về nhà trong bữa cơm có thịt gà, rùa, rắn, kỳ nhông, chuột núi… mà chủ nhà ăn chung với khách sẽ gây bất hòa, rạn nứt tình bạn. Sợ điều này nên khi người Ma Coong đãi khách mà trong mâm có những món trên thì chắc chắn họ sẽ “nhịn miệng đãi khách”.
Có một điều lạ nữa, khi biết nhà Đinh Nha có khách quý, những người Ma Coong khác trong bản Cồn Roàng cùng kéo nhau đến chung vui. Dân bản Cồn Roàng mang đến nhà Đinh Nha những sản vật mà nhà mình đang có như rượu cần, thịt khô… góp vào để mời những người khách miền xuôi. Giữa bản, nhà Đinh Hùng bắt được mớ cá khe cũng đưa đến chung vui đãi khách, rồi hỏi han bao chuyện cuộc sống miền xuôi, miền ngược, vui vẻ như anh em một nhà…
Theo Danviet
Ấn Độ: Mong điều tốt cho con, đem thả vào đống phân bò
Các bà mẹ khẳng định hành động này sẽ mang đến sức khỏe và nhiều điều tốt lành cho con cái của họ.
Trẻ sơ sinh và trẻ em được cha mẹ "nhúng" và lăn đều trong phân bò trong một nghi lễ kỳ lạ của Ấn Độ nhằm mang lại may mắn cho đứa trẻ.
Video cho thấy các em nhỏ ngồi giữa đống phân bò khi các bà mẹ chân trần đứng xung quanh, đảm bảo con mình không chạy trốn.
Tục lệ này đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ qua. Những người phụ nữ khẳng định nó sẽ mang đến sức khỏe tốt và nhiều điều tốt lành cho con cái của họ. Thế nhưng, các em nhỏ dường như rất khó chịu, la hét và khóc lóc khi bị đống phân "bao vây". Các em luôn tìm cách trốn khỏi khu vực này.
Tuy nhiên, các mẹ tiếp tục thả con mình vào đống phân được trang trí với hoa màu da cam, buộc các em phải lăn qua lăn lại.
Các bà mẹ khẳng định nó sẽ mang đến sức khỏe tốt và nhiều điều tốt lành cho con cái của họ.
Nghi lễ được thực hiện bởi người dân ở Betul, khu vực Madhya Pradesh, Ấn Độ, vào ngày 2.11 hàng năm, sau lễ hội truyền thống Diwali. Đây là lễ hội Hindu giáo lớn nhất ở Ấn Độ.
Tuy các bà mẹ tin rằng thả con vào đống phân bò là một việc làm tốt, các bác sĩ lại cảm thấy lo ngại.
Bác sĩ Rathore Mangilal, một bác sĩ phẫu thuật đa khoa tại Bệnh viện Pooja ở Betul cho biết: "Đó là một tục lệ cũ được một cộng đồng ở đây thực hiện.
"Tôi sẽ không chỉ trích nó, nhưng đồng thời tôi cũng không khuyến khích. Bởi tục lệ này có thể rất nguy hiểm cho trẻ em, đặc biệt với những em có vết thương hở. Vi khuẩn trong phân bò cũng có thể gây hại cho làn da nhạy cảm của trẻ em".
Bò là một con vật linh thiêng trong văn hóa Hindu giáo. Nhiều người tin rằng nước tiểu và phân bò có giá trị y học và việc giết bò bị cấm ở nhiều nơi tại quốc gia này.
Theo Dân Việt
Đây là lý do vì sao khi thắp hương ta luôn thắp theo số lẻ... Việc thắp hương, là hành động quen thuộc với người dân Việt Nam, tuy nhiên, việc tại sao thường phải thắp hương theo số lẻ thì không phải ai cũng biết. Nguồn gốc của việc thắp hương Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, việc thắp hương bắt nguồn từ rất lâu đời, khoảng 3700 năm trước công nguyên. Các hình ảnh dâng...