Tình ngọt mùa hạn mặn
Mùa hạn mặn vừa qua, anh Đặng Hoàng An (Cần Đước, Long An) đã thầm lặng miết xe từ đầu làng đến đồng sâu khô khốc để hỗ trợ hàng chục mét khối nước sinh hoạt và hàng trăm lốc, bình nước uống cho bà con.
Anh Đặng Hoàng An – người làm công tác xã hội gieo tình ngọt mùa hạn mặn 2024
Trước vấn nạn xâm nhập mặn, khan hiếm nước sinh hoạt ở Cần Đước, Long An, anh Đặng Hoàng An đã khởi xướng “xe nước nghĩa tình” với xuất phát điểm khiêm tốn nhưng đầy thiết thực.
Nắng gay gắt cộng hưởng với sóng nhiệt khiến nhiều người ngại ra đường. Thế nhưng, điều đó không ngăn được đôi chân “đặc biệt” của anh An. Trên chiếc xe lăn, anh đã khắc ghi những dấu ấn thật đẹp, thật ý nghĩa về tình ngọt mùa hạn mặn.
Chiếc áo cờ đỏ sao vàng – bạn đồng hành của anh An trong các chuyến công tác xã hội. Tôi biết rằng bên trong lớp áo ấy có một trái tim luôn nồng ấm chứa đựng sự nhiệt thành, thảo thơm của người con nghĩa tình, máu đỏ da vàng.
Video đang HOT
Nhìn một người khuyết tật cố gắng chờm người trao nước, dù mồ hôi có lã chã rơi, có ướt đẫm áo nhưng vẫn toả nụ cười ấm áp. Bắt trọn khoảnh khắc này mà tim tôi rung lên, miệng xuýt xoa thán phục.
Anh An chẳng ngại khó, đi đến tận vùng sâu để hỗ trợ nước sạch cho bà con. Bức ảnh anh chở theo chiếc xe lăn ở phía sau dù bố cục không hoàn hảo nhưng rất chạm, nó khiến tôi cảm phục muôn phần.
Người dân cho biết họ quý mến anh An bởi tinh thần “của cho không bằng cách cho”. Từng lốc nước hay bình nước trao đi anh đều vui vẻ kèm theo lời chúc “gửi ông bà, cô chú uống lấy thảo và ngon miệng ạ”.
Một người nhỏ nhắn, di chuyển chẳng mấy dễ dàng nhưng anh luôn toả ra nguồn năng lượng tích cực. Điều ấy đã vẽ lên câu chuyện đẹp đẽ về “giọt nước trao đi, những nụ cười ở lại”.
Bà con nở nụ cười rạng rỡ không chỉ đơn thuần là nhận được nước, mà nó như những làn gió mát lành xua tan đi cơn khô hạn khốc liệt của ngày hè oi ả, thiếu nước.
Anh An luôn nhắc nhở tôi: trong hoạt động xã hội cố gắng đừng để ai bị bỏ lại phía sau. Vậy nên, với những người khuyết tật anh tận lực vào tận hẻm nhỏ hoặc tìm cách nhờ người chở hộ để họ được tiếp cận với nước.
Hơn 5 năm làm công tác xã hội, hoạt động nào anh An cũng tận tâm, nơi nào đến cũng hết lòng với bà con. Bằng tình yêu thương, sự gần gũi mà những nơi anh đến dân đều quý, anh đi ai cũng thương.
Dù không sôi nổi, lớn mạnh nhưng với hàng trăm lốc và bình nước uống được trao đi đã “giải khát” phần nào cho vùng hạn mặn ở Cần Đước, Long An.
Dù mang trên mình sự bất tiện nhưng anh An luôn sẵn lòng vì cộng đồng. Anh đã truyền cảm hứng và giúp tôi nhận ra giá trị của sự cho đi. Vì lẽ đó, tôi (bìa trái ảnh) thường đồng hành, hỗ trợ anh trong những chuyến công tác xã hội.
Vượt qua nghịch cảnh, gắn bó với công tác xã hội một cách bền bỉ, liên tục suốt 5 năm qua. Anh An đã giúp tôi tin vào sức mạnh của ý chí, tin vào khả năng đóng góp cho cộng đồng của người khuyết tật.
Quán Cơm chay 5.000 đồng, nơi tình người hội tụ
Nhóm thiện nguyện Thiện Tâm do anh Phạm Hoài Phong, một công chức nhà nước, đứng đầu quyết định mở quán Cơm chay 5.000 đồng ở số 219 Thủ Khoa Huân, P.1, TP.Tân An, Long An, để có thể phục vụ mọi người từ 5 giờ 30 đến 12 giờ vào thứ hai đến thứ sáu hằng tuần.
Kinh phí hoạt động của quán mới đầu hoàn toàn do các thành viên trong nhóm tự đóng góp. Sau khi đi vào hoạt động, tài chính của quán được bổ sung thêm từ nguồn đóng góp tại chỗ thông qua các thùng lạc quyên được đặt trong quán, cũng như từ sự ủng hộ của các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh thông qua trang Facebook Cơm chay 5.000 đồng TP.Tân An.
Nhóm có 10 thành viên chủ chốt, hằng ngày 4 giờ đã tập trung lại, đi mua nguyên vật liệu và nấu nướng phục vụ thực khách.
Điều đặc biệt ở Cơm chay 5.000 đồng là không có quầy tính tiền. Thực khách đến ăn cơm chỉ cần lấy đĩa, ra quầy lấy thức ăn rồi dùng bữa. Sau khi ăn, khách có thể đi về tùy thích bởi lẽ ngay trên tường của quán là câu slogan được ghi rất rõ ràng: "Vui thì trả tiền/không vui không trả cũng không sao". Nhưng nếu cảm thấy món ăn ngon, bạn có thể để lại số tiền tùy ý, dù là 1.000 đồng hay 5.000 đồng đều được. Số tiền đó sẽ được dùng để mua nguyên vật liệu nấu cơm chay cho những ngày phục vụ tiếp theo. Đây là cách để làm cho đồng tiền thiện nguyện có thể xoay vòng và sử dụng có ý nghĩa hơn thay vì tặng quà, tặng tiền cho người nghèo.
Đối với quán ăn này, người khá giả có thể dành nhiều tiền hơn vào thùng ủng hộ để đem lại những bữa ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà ai cũng có thể có một nghĩa cử đẹp, làm từ thiện. Từ đó cho thấy được ý nghĩa của việc làm từ thiện, khuyến khích mọi người hãy cho đi nhiều hơn.
Khách đến ăn ở quán Cơm chay 5.000 đồng C.T.V
Việc mở quán chay cũng mong muốn truyền bá ăn chay vì đây là lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Những món ăn chay tại đây được đầu tư nấu nướng và bài trí kỹ lưỡng, do đó bà con ăn rất ngon miệng. Khi ăn một bữa chất lượng, người có hoàn cảnh khó khăn vẫn có cơ hội được ăn ngon; trong khi những người khá giả cảm thấy không tiếc khi đóng góp tiền ủng hộ cho quán. Đặc biệt vào mùng 1 và 15 âm lịch mỗi tháng thì quán miễn phí hoàn toàn cho các thực khách.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, việc làm công tác xã hội ý nghĩa của nhóm ngày càng được biết đến nhiều hơn và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh, thậm chí có cả kiều bào ở nước ngoài. Ngoài việc phục vụ các bữa ăn chay chất lượng hằng ngày, nhóm Thiện Tâm còn hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, các ca bệnh hiểm nghèo ở các nơi mà nhóm biết thông tin. Vừa qua, trong đợt cao điểm mùa khô hạn ở đồng bằng sông Cửu Long, nhóm đã tặng 735 lốc nước suối đóng chai cho bà con H.Cần Giuộc và H.Cần Đước (Long An). Nhóm Thiện Tâm đã trao được 10 căn nhà tình thương trong 2 năm vừa qua cho 10 gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa bàn tỉnh Long An.
Quảng Bình: Một số địa phương ở miền núi và ven biển thiếu nước sinh hoạt trầm trọng Tỉnh Quảng Bình đang bước vào thời điểm nắng nóng gay gắt kéo dài khiến người dân tại một số địa phương khu vực miền núi và ven biển thiếu nguồn nước sinh hoạt trầm trọng. Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến nhiều hồ, đập tại huyện Minh Hóa cạn kiệt nước. Những ngày nắng nóng gay gắt này, gia đình chị...