Tình nghĩa giang hồ trong game online
Game từ lâu đã không chỉ là nơi đơn thuần dành cho giải trí. Tình yêu, tình hảo hữu thân sơ nảy sinh trong thế giới ảo qua quá trình cùng làm nhiệm vụ, kết nối con người với con người nhiều khi còn bền vững và sâu sắc hơn so với ngoài đời thực.
Nhận định trên được hầu hết các game thủ đồng tình, là kết quả mà chúng tôi thu được khi khảo sát, tổng hợp trên nhiều diễn đàn game online và các trang mạng xã hội.
Game online – nơi gắn kết cộng đồng
Game online có nhiều hoạt động giúp người chơi xích lại gần nhau
Con người có thể gặp nhau, tiếp xúc rồi quen thân thông qua công việc, học tập hay chỉ đơn giản là giao lưu ở một sự kiện. Nhưng để sự gặp gỡ đó có theo người ta từ ngày này sang ngày khác, cùng nhau hành động, cùng tư duy, cùng giải trí và không mang nặng tính phụ thuộc, thì game online chính là nơi làm nên những điều như thế.
Hiểu được điều này, các nhà sản xuất game online mỗi ngày đang cố gắng tạo dựng rõ ràng hơn về một xã hội ảo thu nhỏ – nơi cá nhân có nhiều quyền tự do. Trong đó, mỗi game online xây dựng được những hoạt động đẩy đưa các gamer xích lại hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên “Tình nghĩa giang hồ” trong game online.
Người chơi gần nhau vì tình nghĩa.
“Mạng xã hội hay game online là nơi mà người ta có thể chia sẻ tâm tình bởi đôi khi trong thế giới thực vì nhiều lý do mà mình phải kìm nén. Nhiều lúc chính nhân vật trong thế giới ảo lại thể hiện rõ ràng nhất về tính cách của một con người. Nhờ điều đó mà chúng tôi tìm được nhau”. Cặp vợ chồng trẻ bắt duyên từ chính game online (Hoàng Long và Quỳnh Mai) từng chia sẻ trước báo giới.
Còn nick name UNA_MALDINISTA thì tâm đắc: “Nhiều lúc, bạn bè trong game online có người còn hiểu và chia sẻ với mình nhiều hơn những người bạn bình thường. Ai đó nói đúng, mạng là ảo, nhưng tình người là thật, nếu giành cho nhau những tình cảm chân thành thì không có gì là ảo cả. Khi cộng đồng thật tâm giúp nhau thì mọi cuộc chơi sẽ luôn thú vị.”
Câu chuyện “Tình nghĩa giang hồ” của Cửu Âm Chân Kinh
Video đang HOT
Với một game online được xây dựng bằng tính thực tế cao, hệ thống có sự gắn kết người chơi thông qua nhiệm vụ, sẽ khiến cho người chơi nảy sinh được nhiều thứ tình cảm đáng quý như: Bằng hữu, sư đồ, yêu đương… Riêng đối với Cửu Âm Chân Kinh, yếu tố gắn kết cộng đồng càng rộng lớn và quan trọng hơn rất nhiều.
Được xem như game “để đời” bằng 4 năm phát triển của Snail Games, Cửu Âm Chân Kinh không có cấp độ, không có đua top cày cấp và là “một quyển sách võ học bằng game”. Cách thiết kế các hoạt động để nhân vật sống, làm việc và tu luyện võ học rất sát với đời thực. Sự liên kết với nhau để tồn tại giữa các nhân vật trong game như vận tiêu, nuôi trồng, chế bánh, may mặc, rèn gươm… đã làm nên “tình nghĩa giang hồ” một cách đầy tự nhiên trong game.
Tương trợ nhau trong bất kỳ hoạt động nào là điều đặc biệt ở Cửu ÂM Chân Kinh.
Trên thực tế, những người chơi mới đến với Cửu Âm Chân Kinh thương than phiền trên diễn đàn rằng game quá rộng lớn, nhưng cũng chính họ là những người sau này cải chính, vì họ cảm nhận được sự sâu sắc của tình tương thân tương ái mà những người chơi cũ trong Cửu Âm dành cho mình. Nào là bang hội Mộng Thanh Lâu, nào là những người chơi dẫn đường nổi tiếng trong game như Si VU Tềnh, Lục Tiểu Phụng, Công Tử Họ Phan, Tobias Nguyen… họ gần như không lo sợ lạc đường hoặc bị ăn hiếp vì được tận tình chỉ bảo, chia sẻ, từ đó quay trở lại giúp đỡ những người mới biết đến game.
Nghề nông là nghề bổ trợ được cho nhiều nhóm nghề khác trong game.
Không ở nơi nào ngoài Cửu Âm Chân Kinh, bạn có thể chứng kiến những câu chuyện thú vị như cùng bang hội vận tiêu, cùng bảo vệ nhau nuôi tằm, săn thú, lượm được vật phẩm nghề nông thì gửi tặng bạn nghề nông, lượm được vải thô thì gửi cho bạn làm nghề may mặc… Để rồi được nhận bánh bao từ bạn, cho hảo hữu đôi ủng mới chế ra… Những điều này diễn ra hằng ngày, hằng giờ từ hàng ngàn người chơi trong Cửu Âm Chân Kinh mà chúng ta không dùng công cụ nào để đong đếm được.
Phải chăng vì sự quan sát kỹ càng, hiểu rõ về những gì đang xảy ra trong cộng đồng Cửu Âm Chân Kinhvà tin tưởng những người chơi cũ sẽ không bao giờ bỏ rơi người chơi mới, mà NPH GOSU đã đặt tên cho phiên bản chính thức sẽ ra mắt vào ngày 9/9/2013 là Tình Nghĩa Giang Hồ?
Để tìm ra câu trả lời cho điều này, không thể đứng ở bên ngoài để phán xét, cũng không thể nào tưởng tượng mà khen hay chê, hãy tự mình bước chân vào với những gì bài viết chia sẻ.
Theo VNE
Game "đỉnh" sẽ sống tốt với làng game Việt ?
Liên tiếp trong 2 tuần qua, làng game Việt đã diễn ra nhiều sự kiện và thông tin "gợn sóng" về các game cài đặt. Khởi đầu từ tựa game Tiếu Ngạo Giang Hồ được đồn đại vào tay FPT Online thay vì NET2E, rồi đến tựa game Võ lâm Truyền Kỳ phiên bản 3D được nhà phát hành cam kết sẽ có nhiều thay đổi trong tháng 9, và trò chơi Cửu Âm Chân Kinh chuẩn bị 1 giải đấu mới trên phạm vi toàn quốc... Tất cả cho thấy, phân khúc thị trường game client 3D đang nóng dần. Song phải chăng, như vậy đã đủ hứa hẹn 1 tương lai tốt hơn cho các game "đỉnh" khi về Việt Nam ?
Câu trả lời, hơi oái oăm, từ các nhà phát hành và cả nhiều game thủ, là không hẳn thế. Lịch sử làng game đã chứng minh, có những game đỉnh ở nước ngoài khi về Việt Nam đã mau chóng "xuống sắc" và tàn lụi 1 cách chua xót.
Các game đỉnh đang có cơ hội khẳng định với làng game Việt
Đỉnh chưa hẳn hấp dẫn
Giai đoạn 2006 - 2009 được ghi nhận là phân khúc có nhiều dự án game "đỉnh" được đầu tư mang về thị trường Việt Nam. Trước đó, làng game Việt cũng ghi nhận 1 số tựa game triển khai rất thành công ở nước ngoài, lần lượt được các nhà phát hành trong nước "chăn về", như: Con đường Tơ lụa, Shaiya, Cửu Long Tranh Bá, Thế giới hoàn mỹ... Do đó, không hồ nghi gì khi các dự án game đỉnh có thông tin sẽ hiện diện với game thủ Việt đều nhận được tín hiệu hồ hởi, tích cực từ dư luận. Có thể kể đến những tựa game như Granado Espada, Chúa tể Phục sinh...
Tuy nhiên, thực tế lại minh chứng mọi chuyện không như mong muốn. Lần lượt trước sau, các nhà phát hành đã bị "ăn quả đắng" khi mang sản phẩm về xong, lập tức bị cộng đồng lạnh nhạt. Không ít nhà phát hành phải than, dường như cộng đồng chỉ có thói quen "vui đâu chầu đó", nghe có game mới thì lập tức kéo nhau vào thử nghiệm, nhưng xong rồi sẽ đều lớn tiếng chê bai và từ bỏ không hề nuối tiếc. Đơn cử Chúa tể Phục sinh, 1 game được đánh giá rất hay, thông tin ban đầu gần như nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của đông đảo game thủ. Nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn ngủn, máy chủ game đã hoang vắng đến thê lương và nhà phát hành đành ngậm ngùi lùi luôn vào dĩ vãng. Chẳng hề có 1 ai quan tâm đến sự giã từ đó, trái ngược với khí thế hân hoan ban đầu.
Chúa Tể Phục Sinh, 1 game đỉnh đã phải giã từ làng game Việt rất sớm
Lý giải điều này, một số nhà phân tích cho rằng, quan trọng là tâm lý chơi game ở đông đảo game thủ Việt chưa tốt, chưa hòa nhập văn hóa giải trí trực tuyến ở các nước. Đáng lưu ý nhất là thói quen ỷ vào chế độ tích hợp auto hoặc dùng phần mềm thứ 3 can thiệp điều khiển game. Thói quen này hình thành từ 1 số tựa game client trước đây, và ăn sâu hơn từ khi các webgame bành trướng thị trường, khiến game thủ quen với chuyện chỉ việc ngồi click và nhìn nhân vật tự động dịch chuyển hay làm nhiệm vụ. Kề đó, là trào lưu game áp dụng chính sách chơi miễn phí (free to play) bùng nổ sau năm 2006, đã đẩy thị trường game Việt vào bối cảnh "ai cũng có thể chơi game". Hệ lụy vấn đề, game thủ càng dễ dãi với auto, hack và không quan tâm tuân thủ những yêu cầu đầu tư chính đáng vào game, sẵn sàng thỏa hiệp những nhà phát hành "đánh lận con đen", kể cả private game tiêu cực.
Rất nhiều game thủ đã quen với lối chơi thụ động phụ thuộc auto
Bởi một thực trạng số đông quen với nhận thức như vậy, nên thị trường game Việt ngày càng biến tướng dị biệt, không có đất cho những game đòi hỏi sự đầu tư công sức thời gian để khám phá, đào luyện nhân vật, thực hiện các kỹ xảo điều khiển trong trò chơi.
Các game đỉnh đã ngày 1 vắng bóng và bị đối xử kỳ thị trong làng game Việt.
Mấu chốt ở nhà phát hành !
Bắt đầu với năm 2013, trước thực trạng làng game ngày càng suy thoái, số phận các tựa game long đong, tình trạng nhiễu nhương về game không có bản quyền, game private, và các nhà phát hành không có trách nhiệm với sản phẩm ngày một tăng, những nhà phát hành có tầm nhìn đã không chấp nhận ngồi im lặng. Hành động mạnh mẽ của họ được ghi nhận từ chỗ dịch chuyển nhiều hơn về phía trào lưu game client có bản quyền và đòi hỏi sự đầu tư thích đáng của người chơi. Điều này đã mở ra cơ hội cho các game đỉnh từng bước tìm lối vào lại thị trường Việt Nam.
Mở màn xu thế này, có thể kể đến Thần Ma Đại Lục, một tựa game cũ nhưng đã kịp thời có mặt, hâm nóng tinh thần những game thủ yêu thích hành động cùng game. Tiếp đó, là Cửu Âm Chân Kinh với tinh thần khẳng định bản quyền, đòi hỏi game thủ phải đầu tư sở hữu các key bản quyền chơi game trong khi xâm nhập vào thế giới 3D đầy thách đố truy tìm, học hỏi mới thành công.
Cửu Âm Chân Kinh nhắm đến trách nhiệm bản quyền của người chơi
Do đó, thái độ của nhà phát hành với sản phẩm và cộng đồng liên quan như thế nào, sẽ quyết định sự sống còn của tựa game đó. Trong quá khứ, do những nhà phát hành chưa nhận thức hết vấn đề vai trò của mình, mải đua theo lợi nhuận và tìm kiếm sự thỏa hiệp dễ dàng với người chơi, nên đã làm tồn tại 1 thời kỳ làng game Việt gian nan và nhiễu loạn. Những nhà phát hành nghiêm túc nhận thấy, mình không thể đứng ngoài cuộc chơi như vậy và việc tuyên chiến với các thói xấu trong cộng đồng bắt nguồn từ việc đầu tư vào các game đỉnh, đã là giải pháp của họ.
Cộng đồng game thủ sẽ ủng hộ các nhà phát hành nghiêm túc ?
Sự thật, con đường mà những nhà phát hành như VNG, GOSU, CMN nhắm đến, vẫn còn đòi hỏi rất nhiều thời gian để minh chứng và trải nghiệm. Nhưng kỳ vọng với sự quyết tâm của họ, làng game Việt rồi sẽ dần là mảnh đất sống tốt của các game đỉnh ở cả hiện tại lẫn tương lai.
Theo VNE
Cửu Âm Chân Kinh: Phong Ma Trượng Pháp Phong Ma Trượng Pháp là tên của bộ võ học sắp được cập nhật vào phiên bản Cửu Âm Chân Kinh Việt. Từ khi Admin của Fanpage Cửu Âm Chân Kinh đăng tải một bức hình ingame "lạ lẫm" được cho rằng lộ diện từ sv test của CACK Việt. Nội dung tấm ảnh này thể hiện nhân vật trong Cửu Âm Chân...