Tính năng “kẻ thế chỗ TikTok” thử nghiệm tại Ấn Độ
Reels là công cụ cho phép chia sẻ các đoạn video ngắn trên Instagram và chia sẻ lên mạng xã hội Facebook.
Theo đó, công ty Facebook cho biết đang thử nghiệm tại Ấn Độ tính năng Reels cho phép những người tạo các đoạn video dài 30 giây (kèm nhạc và các hiệu ứng đặc biệt) trên Instagram có thể chia sẻ những nội dung này trên nền tảng Facebook.
Bên cạnh đó, “đại gia” truyền thông xã hội đến từ Mỹ cũng cho biết sẽ triển khai tính năng Reels với phiên bản riêng trên ứng dụng Facebook.
Video đang HOT
Reels có chức năng tương tự như ứng dụng TikTok của công ty ByteDance (Trung Quốc). Tính năng này ra mắt sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm TikTok hoạt động từ tháng 6/2020 giữa lúc ứng dụng của Trung Quốc tạo nên cơn sốt ở quốc gia Nam Á này.
Sự phổ biến của TikTok cũng thúc đẩy nhiều nền tảng khác bổ sung tính năng chia sẻ các video ngắn. Trước đó, vào tháng 11/2020, Snapchat cho ra mắt Spotlight với tính năng tương tự.
ByteDance đàm phán bán mảng kinh doanh ở Ấn Độ
ByteDance được cho là đang đàm phán bán các hoạt động của TikTok ở Ấn Độ cho đối thủ Glance, trong một nỗ lực hồi sinh ứng dụng chia sẻ video ngắn từng phát triển mạnh nhưng đã bị cấm vô thời hạn ở quốc gia này.
ByteDance cũng như nhiều công ty công nghệ khác của Trung Quốc đang gặp khó ở Ấn Độ
Theo Bloomberg, các cuộc thảo luận đã được khởi xướng bởi tập đoàn SoftBank của Nhật Bản. SoftBank là tập đoàn hậu thuẫn cho công ty mẹ InMobi Pte của Glance cũng như ByteDance, công ty mẹ của TikTok.
Các cuộc đàm phán liên quan đến SoftBank, ByteDance, Glance và các thỏa thuận này sẽ cần sự chấp thuận cuối cùng của các cơ quan chức năng Ấn Độ. Năm ngoái Ấn Độ cấm hàng nghìn ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả TikTok sau khi có vụ đụng độ ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. SoftBank đã cố gắng cứu tài sản của TikTok ở Ấn Độ và đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác địa phương.
Nếu các cuộc đàm phán tiến triển, chính phủ Ấn Độ sẽ muốn dữ liệu người dùng và công nghệ của TikTok ở trong biên giới của họ. Đó là do quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh vẫn còn căng thẳng và Ấn Độ sẽ không thừa nhận các công ty công nghệ có trụ sở tại Trung Quốc. Các quy định mới của Trung Quốc về xuất khẩu công nghệ khiến các cuộc đàm phán trở nên phức tạp hơn và bất kỳ hoạt động bán TikTok nào cũng cần có sự chấp thuận của các cơ quan chức năng Trung Quốc.
Mọi chuyện bắt đầu với TikTok diễn ra vào mùa hè năm ngoái sau khi ứng dụng này đạt được hơn 200 triệu người dùng ở Ấn Độ, thị trường lớn nhất của ứng dụng này. Chính phủ Ấn Độ viện dẫn các mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này để cấm một loạt ứng dụng của Trung Quốc như TikTok và tháng trước cho biết lệnh cấm là vĩnh viễn. ByteDance sau đó bắt đầu ngừng hoạt động tại nước này, sa thải hàng trăm nhân viên Ấn Độ và nhiều người trong số họ chuyển qua các đối thủ nội địa.
Đối tác tiềm năng của TikTok, Glance Digital Experience có trụ sở tại Bangalore là một nền tảng nội dung di động do Naveen Tewari, cựu sinh viên của trường kinh doanh Harvard sáng lập. Anh là người sáng lập InMobi, kỳ lân đầu tiên của Ấn Độ. Nền tảng chia sẻ video ngắn của Glance chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc sau lệnh cấm TikTok và nó đã trở thành kỳ lân vào tháng 12 sau một vòng tài trợ của Google và Mithril Capital của tỉ phú Peter Thiel.
Hàng chục đối thủ về ứng dụng video ngắn mọc lên như nấm ở Ấn Độ sau lệnh cấm TikTok, điều này thúc đẩy sự phát triển của Glance và Roposo và đẩy cơ sở người dùng lên hơn 130 triệu.
Bị cấm cửa, TikTok vẫn đang kêu gọi đầu tư từ tập đoàn lớn nhất Ấn Độ Ở thời điểm hiện tại, chi tiết về thảo luận giữa TikTok và Reliance Industries Ltd chưa được công bố. ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng TikTok, đang thảo luận sơ bộ để tìm kiếm đầu tư từ Reliance Industries Ltd nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ứng dụng video ngắn ăn khách ở Ấn Độ, theo nguồn tin từ...