Tỉnh Long An làm điều gì để bảo tồn 2.000 ha khu rừng ngập nước Láng Sen trong mùa khô?
Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy cho 2.000ha rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen trong mùa khô là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan quản lý cùng chính quyền tỉnh Long An.
Liên quan đến 2.000ha rừng Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, chính quyền tỉnh Long An bàn phương án đảm bảo an toàn phòng chống cháy trong mùa khô. Ảnh: Thiên Long
Khu bảo tồn đất ngập nước (BTĐNN) Láng Sen thuộc vùng Đồng Tháp Mười (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) có tổng diện tích đất lâm nghiệp trên 2.000 ha. Trong đó, diện tích rừng chiếm hơn 1.150ha chủ yếu là rừng tràm nguyên sinh.
Hàng năm, các lớp lá cây khô rụng xuống tạo thành lớp thực bì dày, rất dễ gây cháy. Ở đây mỗi phân khu có diện tích từ 150 – 200ha, khi xảy ra cháy sẽ gặp khó khăn trong việc ngăn chặn lửa.
Video đang HOT
Diễn tập phòng cháy chữa cháy trong Khu BTĐNN Láng Sen. Ảnh: Thiên Long
Ngoài ra, diện tích đất lâm nghiệp còn xen kẽ những vùng đất trống, tạo thành thảm thực vật rừng da beo.
Vào mùa khô, người dân thường vào rừng săn bắt chim, thú, bắt ong và có sử dụng lửa nên rất dễ gây ra cháy rừng nếu lực lượng làm nhiệm vụ lơ là mất cảnh giác.
Trao đổi với Dân Việt, Giám đốc Khu BTĐNN Láng Sen, ông Trương Thanh Sơn cho rằng, muốn an toàn cần phải dọn thực bì dễ cháy tại những bờ kênh, bờ bao xung quanh khu vực rừng tràm, chủ động điều tiết nước hợp lý để giữ ẩm, tu sửa các chốt, chòi canh lửa, chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện, dụng cụ phòng cháy tại chỗ.
Phân công viên chức và người lao động trong đơn vị thường xuyên tuần tra, kiểm tra địa bàn 24/24 giờ nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy cơ cháy.
“Cơ quan hiện tại có 5 máy bơm công suất lớn các loại, 4.300m dây chữa cháy, 10 tắc ráng, 1 ca nô, 7 chốt canh, 4 tháp canh lửa. Các trang thiết bị, phương tiện thường xuyên được kiểm tra, tu sửa được xem tương đối ổn định cho lực lượng làm nhiệm vụ”, ông Sơn cho biết.
Theo đại diện Chi cục Kiểm lâm Long An, hiện nay, tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rất cao nên yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Duy trì và làm tốt điều này góp phần bảo vệ an toàn tài sản sinh thái lớn nhất của tỉnh.
Đào ao nuôi ốc đặc sản, trên bờ trồng mít Thái, ông nông dân Long An khá giả lên trông thấy
Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Xây, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đã cải tạo 0,5 ha đất để nuôi ốc bươu đen và ốc lác.
Ông Nguyễn Văn Xây tìm hiểu thông tin và kỹ thuật nuôi trên mạng xã hội và chương trình khuyến nông của Đài truyền hình, đợt đầu tiên ông mua 10.000 con giống ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để về thả vào ao nuôi, kết hợp trồng mít Thái trên bờ ao.
Ông Nguyễn Văn Xây (xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) cải tạo 0,5 ha đất nuôi ốc bươu đen, ốc lác kết hợp trồng mít Thái trên bờ ao, thu nghập trên 120 triệu đồng/năm
Để tạo môi trường thuận lợi cho ốc sinh sản, ông thả vào trong ao nuôi các tấm mành làm vèo cho ốc đẻ trứng nhân giống đàn ốc hàng chục ngàn con.
Sau 2 năm nuôi ốc bươu đen, ốc lác, thành công đã đến với ông từ mô hình nuối ốc. Với số lượng trứng ốc thu hoạch khoảng 3-4 kg/2 ngày, giá bán dao động từ 500.000 - 1.000.000 đồng/kg.
Ốc giống sau khi thả nuôi khoảng 4 - 5 tháng ông Xây bán ốc thịt, trọng lượng khoảng 20 - 30 con/kg, giá bán ốc bươu đen dao động từ 45.000 - 55.000 đồng/kg, bình quân mỗi tuần ông thu nhập khoảng 5 triệu đồng, trong khi chi phí thức ăn cho ốc hầu như không đáng kể chủ yếu từ các loại rau, củ, quả trong vườn nhà.
Thấy được hiệu quả của mô hình nuôi ốc bươu đen, nuôi ốc lác của ông Xây, nhiều khách hàng từ Bình Thuận, Tiền Giang, Đồng Tháp,...tìm đến mua ốc và nhờ ông Xây tư vấn kỹ thuật nuôi.
Ông Xây còn sử dụng mạng xã hội thông tin quảng bá kỹ thuật nuôi ốc bươu đen, kỹ thuật nuôi ốc lác và cung cấp ốc giống, do vậy ngày càng có nhiều người biết đến mô hình nuôi ốc và dịch vụ cung cấp ốc giống của ông Xây.
Ông Xây cho biết: ốc bươu đen dễ nuôi, không bị dịch bệnh, chỉ cần nguồn nước sạch và thay nước ao nuôi thường xuyên. Cho ốc bươu đen ăn đầy đủ các loại rau, củ, quả, ốc sẽ tăng trọng nhanh. Duy trì mật độ nuôi ốc thịt từ 200 - 250 con/m2. Lúc ốc bươu đen còn nhỏ nên cho ăn bèo cám và tùy theo độ tuổi cho ăn các loại rau, củ, quả.
Dự tính của ông Xây tới đây sẽ tăng số lượng đàn ốc sinh sản để thu số lượng trứng mỗi ngày từ 4 - 5kg cũng như tăng sản lượng đàn ốc thịt lên 400 - 500kg/tháng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ông Trần Thanh Bảy - Chi hội trưởng Hội CCB ấp Nguyễn Sơn, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) đánh giá mô hình nuôi ốc bươu đen của ông Xây đạt hiệu quả kinh tế, cho thu nhập ổn định đang được nhân rộng trong Hội viên Hội CCB.
Giá cước vận chuyển thanh long sang Trung Quốc tăng gấp 3, hàng chẳng may dính Covid phải hủy, doanh nghiệp bán đất trả nợ Theo các doanh nghiệp kinh doanh thanh long, giá cước vận chuyển container đường biển đã tăng gấp đôi. Điều này khiến nông dân trồng thanh long thua lỗ kéo dài. Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An cho biết, hiện giá cước "công biển" của thanh long đi Trung Quốc là 200 triệu đồng/công, gấp hơn...