Tỉnh lớn của Nhật Bản ‘ngã gục’ trước dịch Covid-19
Nhiều bệnh viện ở tỉnh Osaka, Nhật Bản đang ‘gồng mình’ chống lại số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, trong khi các bác sĩ cảnh báo hệ thống y tế đang sụp đổ.
Tỉnh Osaka nằm ở phía tây Nhật Bản, nơi sinh sống của khoảng 9 triệu người, đang chịu sự hoành hành từ Covid-19 với số ca tử vong tại đây đứng thứ ba trên tổng số ca thiệt mạng vì dịch bệnh ở đất nước này trong tháng 5/2021. Tốc độ lây lan của dịch bệnh đang ‘áp đảo’ hệ thống chăm sóc y tế nơi này.
“Nói đơn giản, đây là sự sụp đổ của hệ thống y tế. Biến chủng lây nhiễm từ Anh đã gây ra sự bùng nổ về số ca mắc Covid-19 mới”, Giám đốc bệnh viện trực thuộc Đại học Kindai, ông Yuji Tohda nói với hãng tin Reuters.
Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Theo số liệu y tế được chính quyền tỉnh Osaka công bố, chỉ có 14% trong tổng số 13.770 người nhiễm Covid-19 tại đây được nhập viện, số còn lại phải tự lo liệu.
“Biến chủng khiến những người trẻ tuổi ốm nhanh hơn, và một khi họ đã ốm nặng thì rất khó có thể hồi phục. Tôi tin rằng, hiện nay có nhiều thanh niên vẫn có quan niệm họ là ‘bất bại’. Nhưng với dịch bệnh này thì điều đó là không thể. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh như nhau”, Giám đốc bệnh viện Y học và Dược phẩm thuộc Đại học Osaka (OMPUH), ông Toshiaki Minami nhận định.
Bác sĩ Toshiaki Minami. Ảnh: Reuters
Người phụ trách chuyên khoa y học cấp cứu thuộc OMPUH, ông Akira Takasu cho biết, Thế vận hội Olympic sắp tới nên dừng lại do tình hình dịch bệnh phức tạp.
“Việc tổ chức Thế vận hội nên được ngừng lại, bởi chúng tôi đã thất bại trong việc ngăn chặn biến thể Covid-19 tới từ nước Anh, và có thể sắp tới chúng tôi sẽ phải đối mặt với biến thể Ấn Độ. Biến thể Ấn Độ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là đáng lo ngại hơn, do biến thể này có thể lây lan dễ dàng hơn rất nhiều”, ông Takasu nói.
Trong một diễn biến khác, đài truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết, chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 Moderna được thực hiện bởi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã được tổ chức ngày hôm nay (24/5) tại thủ đô Tokyo và thành phố Osaka. Dự kiến, số người được tiêm chủng mỗi ngày tại Tokyo và Osaka sẽ lần lượt là 5.000 và 2.500.
Dịch COVID-19: Hiệp hội y khoa Nhật Bản phản đối tổ chức Olympic Tokyo
Hiệp hội y khoa Nhật Bản ngày 13/5 đã bày tỏ ý kiến phản đối tổ chức Olympic Tokyo vì cho rằng việc tổ chức sự kiện thể thao lớn này được an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục đà lây lan như hiện nay là không thể.
Biểu tượng của thế vận hội Olympic tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Hiệp hội nêu rõ: "Chúng tôi phản đối việc tổ chức Olympic Tokyo tại thời điểm khi mà người dân trên khắp thế giới đang phải chống chọi với virus SARS-CoV-2". Tuyên bố nêu rõ không thể tổ chức kỳ đại hội thể thao olympic an toàn và đảm bảo trong thời kỳ dịch bệnh và không thể loại trừ mối nguy hiểm nhiều loại biến thể của SARS-CoV-2 từ khắp nơi trên thế giới sẽ "đến" Nhật Bản.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang ứng phó với làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 4 tại nước này. Nhiều địa phương, trong đó có thủ đô Tokyo được đặt trong tình trạng khẩn cấp.
Số ca nhiễm mới tăng đã gia tăng áp lực lên hệ thống chăm sóc y tế của nước này. Các chuyên gia y tế nhiều lần cũng đã cảnh báo về tình trạng thiếu thốn trang thiết bị, vật tư y tế trong khi lực lượng y bác sĩ đang dần cạn kiệt sức lực ứng phó với dịch bệnh.
Trong vài ngày gần đây, người đứng đầu một số tỉnh cho biết họ sẽ không cấp giường bệnh cho các vận động viên trong trường hợp họ phải nhập viện điều trị.
Tại thời điểm chỉ còn hơn 10 tuần trước khi sự kiện thể thao lớn nhất thế giới nói trên khai mạc, dư luận Nhật Bản vẫn có nhiều ý kiến phản đối tổ chức sự kiện, bên cạnh các ý kiến hoãn hoặc hủy sự thể thao này. Tuy nhiên, Ban tổ chức khẳng định họ có thể tổ chức các sự kiện thể thao nói trên một cách an toàn nhờ các biện pháp ứng phó và các cuộc diễn tập gần đây về đảm vảo an toàn cho các vận động viên nước ngoài.
Theo kế hoạch, Olympic Tokyo sẽ diễn ra từ ngày 23/7 đến ngày 8/8, sau đó là Paralympic từ ngày 24/8 đến ngày 5/9. Các nhà tổ chức Olympic Tokyo thông báo đã nhất trí với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đơn giản hóa khâu tổ chức nhằm đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ dịch COVID-19 lây lan, cũng như giảm bớt tác động tài chính khi sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này phải hoãn lại một năm và không có khán giả nước ngoài được phép vào các địa điểm thi đấu để theo dõi các cuộc tranh tài .
Chủ tịch IOC ủng hộ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach ngày 22/4 bày tỏ ủng hộ kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp mới tại thủ đô Tokyo, đồng thời khẳng định quyết định này không ảnh hưởng đến Thế vận hội Olympic sắp đến gần. Biểu tượng Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 tại Tokyo,...