Tình hình Ukraine sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Donbass
Sau khi Nga thông báo triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, nhiều khu vực Ukraine đã trở nên xáo trộn.
Một số người vội vã trú ẩn ở các ga tàu điện ngầm, nhiều người lại nhanh chóng lái xe ra khỏi thành phố.
Sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở Donbass, nhằm bảo vệ người dân Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng tại miền đông Ukraine. Moskva cho biết mình đưa ra quyết định này do chính quyền Kiev đã không thực thi các thỏa thuận hòa bình Minsk nhằm chấm dứt chiến sự ở miền Đông.
Hình ảnh cắt từ video do Cơ quan Biên phòng Ukraine cung cấp, cho thấy các phương tiện quân sự đi qua trạm kiểm soát Armyansk ở biên giới Ukraine – Crimea. Ảnh: AP
Một góc phố ở Kiev. Ảnh: Getty Images
Lính cứu hỏa Ukraine dập tắt đám cháy ở một tòa nhà sau vụ không kích tại Ukraine hôm 24/2. Ảnh: Getty Images
Theo hãng thông tấn Interfax, nhiều vụ nổ đã xảy ra tại sân bay Boryspil, sân bay lớn nhất Ukraine và các căn cứ quân sự ở miền đông và miền nam nước này. Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine cho biết họ đã nhanh chóng sơ tán hành khách và nhân viên ra khỏi sân bay Boryspil.
Một cơ sở quân sự gần sân bay ở Mariupol, miền đông Ukraine, bốc cháy. Ảnh: Reuters
Đám cháy bùng lên ở khu vực gần sông Dnepr ở Kiev. Ảnh: AP
Xe tăng và xe bọc thép của quân đội Nga tiến vào Donetsk. Ảnh: Getty Images
Một phụ nữ bị thương sau cuộc không kích ở Kharkiv. Ảnh: Getty Images
Sau động thái này, tại nhiều nơi ở Ukraine, người dân đã đổ xô đi rút tiền, xuống ga tàu điện ngầm trú ẩn hoặc nhanh chóng di tản sang các khu vực khác. Tại thủ đô Kiev, tiếng còi báo động các cuộc không kích đã vang lên. Người dân cũng nghe thấy một số tiếng nổ lớn gần thành phố.
Người dân đứng chờ tại một trạm xe buýt ở Kiev, Ukraine, để di tản đến các vùng phía tây. Ảnh: Reuters
Trú ẩn trong một ga tàu điện ngầm ở Kiev. Ảnh: Getty Images
Đoàn xe rời thủ đô Kiev giữa lúc chiến sự leo thang. Ảnh: Reuters
Người dân trú ẩn trong ga tàu điện ngầm ở Kiev. Ảnh: Reuters
Người dân đi bộ trong một ga tàu điện ngầm khi còi báo động vang lên ở trung tâm thành phố. Ảnh: Reuters
Xe tăng Ukraine tiến vào thành phố Mariupol hôm 24/2. Ảnh: Reuters
Binh sĩ kiểm tra xác tên lửa rơi xuống đường phố ở thủ đô Kiev. Ảnh: Reuters
Video: Xe tăng chiến đấu xuất hiện trên đường phố Kharkiv (Nguồn: Daily Mail):
NATO tuyên bố triển khai quân tới phía đông, đe doạ Nga phải chịu hậu quả
NATO tuyên bố triển khai bổ sung lực lượng phòng vệ trên biển và trên không tới phía đông khối này để tăng cường tính sẵn sàng chiến đấu và "đáp trả mọi mưu đồ" sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Nhưng NATO khẳng định không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine.
Dòng người tháo chạy khỏi Kiev, Trung Quốc, Mỹ có yêu cầu khẩn cấp với công dân tại Ukraine
Tờ Guardian của Anh cho biết: Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg chiều nay 24/2 vừa ra tuyên bố: "Đây là một thực tế mới, một Châu Âu mới". NATO cho biết đã ra chỉ thị cho các chỉ huy quân sự cho phép họ di chuyển nhanh hơn khắp Châu Âu. "Chúng tôi đã và đang tăng cường sự có mặt của binh lính NATO ở khu vực phía đông của khối. Chúng tôi không có binh lính NATO ở Ukraine và không có kế hoạch gửi binh lính đến Ukraine" - ông Stoltenberg nói.
NATO sẽ triệu tập một cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến khẩn cấp giữa các thành viên NATO vào ngày mai 25/2.
NATO dự định triển khai quân tới phía đông của khối, nhưng không tới Ukraine.
"Hành động của Nga đặt ra mối đe doạ nghiêm trọng với an ninh Châu Âu - Đại Tây Dương và họ sẽ phải chịu các hậu quả địa chiến lược. NATO sẽ tiếp tục tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh và bảo vệ tất cả các đồng minh" - RT dẫn tuyên bố của NATO ngày 24/2 viết.
Sau các tham vấn khẩn cấp, NATO quyết định tiến hành các biện pháp bổ sung để củng cố phòng vệ. "Các biện pháp của chúng tôi đều mang tính phòng ngừa, thích hợp và không leo thang" - NATO nói.
NATO gọi chiến dịch quân sự của Nga là "cuộc tấn công kinh hoàng nhằm vào Ukraine, hoàn toàn không không bằng và chưa từng có", đồng thời kêu gọi Nga chấm dứt ngay các hoạt động quân sự.
"Nga sẽ phải trả giá rất nặng nề về kinh tế và chính trị. NATO sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan và các tổ chức quốc tế khác gồm cả EU".
NATO tuyên bố rằng khối này đã có mọi nỗ lực theo đuổi ngoại giao và đối thoại với Nga, và nhiều lần mời Nga đối thoại trong Hội đồng NATO - Nga.
"Nga vẫn chưa đáp lại. Chính là Nga, và một mình Nga, đã chọn leo thang" - tuyên bố viết.
Nga đã khởi động "chiến dịch đặc biệt" của mình tại Ukraine sáng 24/2. Như Tổng thống Putin đã nói, chiến dịch này nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào hai khu vực ly khai Donetsk và Lugansk, hiện đã được Moscow công nhận là các quốc gia có chủ quyền.
Theo quan điểm của Putin, NATO đã sử dụng Ukraine như một sự ủy nhiệm, điều này có thể đe dọa Nga về mặt quân sự. Ông nhấn mạnh rằng chính phủ của ông phải hành động ngay lập tức để phi quân sự hóa Ukraine và đảm bảo rằng không có cuộc tấn công nào nhằm vào Nga xảy ra trong tương lai theo các điều kiện của NATO.
NATO làm gì khi Nga mở chiến dịch quân sự ở vùng Donbass của Ukraine? Sau khi Nga phát lệnh tấn công vào Donbass, tình hình Ukraine trở nên khó lường. Sự leo thang đã đặt trọng tâm mới vào liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương NATO 73 năm tuổi. Gần đây nhất vào năm 2019, NATO là một tổ chức rạn nứt. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron than vãn về "cái chết não" của NATO...