Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 12/8

Theo dõi VGT trên

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 12/8 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 205,74 triệu ca mắc COVID-19 và 4,34 triệu ca tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đến nay biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh đã có mặt tại 142 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 12/8 - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Samut Prakan, Thái Lan, ngày 9/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Biến thể Delta tiếp tục mang đến những con số đáng báo động về số ca mắc và tử vong vì dịch COVID-19, buộc một loạt nước phải siết chặt hơn nữa các biện pháp chống dịch. Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Malaysia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tăng cao nhất kể từ đầu dịch, với lần lượt 22.782 ca và 21.668 ca.

Tại Campuchia, mặc dù diễn biến dịch có xu hướng dịu đi khi số ca mắc mới trong 24 giờ qua ở mức thấp nhất kể từ ngày 10/6 với 455 ca, chính phủ nước này vẫn quyết định kéo dài chiến dịch chống dịch trên toàn quốc thêm một tuần, từ ngày 13-19/8.

Theo đó, chính quyền các tỉnh, thành được yêu cầu tiếp tục củng cố tất cả các biện pháp hạn chế cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tại thủ đô Phnom Penh, lệnh cấm đối với các hoạt động kinh doanh có tính rủi ro cao và cấm tụ tập trên 15 người được gia hạn thêm hai tuần đến ngày 26/8, trong khi lệnh giới nghiêm ban đêm được tiếp tục gia hạn thêm một tuần.

Trong khi đó, Lào tăng cường truy vết người mắc COVID-19 do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh từ người lao động nhập cảnh và các ca lây nhiễm cộng đồng. Bộ Y tế Lào đã cho phép thành lập Trung tâm xét nghiệm COVID-19 tại cửa khẩu Boten, tỉnh Luang Namtha, có khả năng thực hiện từ 3.000-8.000 xét nghiệm mỗi ngày. Trong 24 giờ qua, Lào ghi nhận 202 ca mắc mới và một ca tử vong là phụ nữ 28 tuổi đang mang thai 5 tháng.

Tại Trung Quốc vừa ghi nhận một trường hợp mắc COVID-19 tại cảng biển Ninh Ba-Chu San – cảng lưu thông hàng hóa nhộn nhịp thứ ba trên thế giới. Nhà chức trách đã phải tạm thời đóng cửa nhà ga Meishan của cảng sau khi một nhân viên tại đây có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Người này đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây. Gần 2.000 nhân viên tuyến đầu tại cảng Ninh Ba-Chu San đã được yêu cầu tạm thời không rời khỏi cảng.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 12/8 - Hình 2
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản, ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Đông Bắc Á, giới chuyên gia Nhật Bản và Hàn Quốc đã kiến nghị thắt chặt các biện pháp phòng dịch. Cụ thể, Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản về ứng phó với dịch COVID-19 Shigeru Omi kêu gọi chính phủ tăng cường xét nghiệm và giảm 50% lưu lượng người di chuyển so với mức trung bình của tháng 7 vừa qua.

Trong khi đó, các chuyên gia y tế Hàn Quốc khuyến nghị sửa đổi các quy định giãn cách xã hội hiện hành theo hướng cứng rắn hơn, chẳng hạn như mở rộng chính sách làm việc tại nhà và tăng số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải cắt giảm thời gian hoặc đình chỉ hoạt động hoàn toàn… Ngày 12/8, Nhật Bản ghi nhận 15.753 ca mắc mới COVID-19, cao nhất từ trước tới nay, trong khi Hàn Quốc có thêm 1.987 ca mắc mới – ngày thứ 37 số ca mắc mới trên ngưỡng 1.000 ca.

Trong khi đó, tại Australia, từ 17h ngày 12/8 (giờ địa phương), thủ đô Canberra bắt đầu giai đoạn phong tỏa kéo dài 7 ngày sau khi ghi nhận một ca mắc mới. Sau nhiều tháng theo đuổi chiến lược “không có ca mắc COVID-19″, Australia đang gặp khó khăn trong việc cắt đứt chuỗi lây lan của biến thể Delta. Hơn 10 triệu người ở các thành phố lớn nhất của nước này là Melbourne và Sydney đang sống trong cảnh bị phong tỏa. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia 25 triệu dân này đã ghi nhận hơn 37.500 ca mắc COVID-19 và 946 ca tử vong.

Tại châu Âu, biến thể Delta cũng đang cuốn nước Nga vào làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ ba kể từ giữa tháng 6 vừa qua, bất chấp tiến độ tiêm chủng đạt được. Ngày 12/8, Nga ghi nhận thêm 808 ca tử vong vì COVID-19, mức theo ngày cao nhất kể từ đầu dịch, đưa tổng số ca tử vong ở nước này lên 168.049 ca – cao nhất ở châu Âu.

Đáng lo ngại, tổng số ca tử vong trong hơn 40 ngày qua bằng hơn nửa tổng số ca tử vong ghi nhận trong thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 6 năm nay. Cũng trong 24 giờ qua, số ca mắc mới ở Nga tăng 21.932 ca, đưa tổng số ca mắc lên 6,43 triệu ca – cao thứ 4 trên thế giới.

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 662.000 ca bệnh COVID-19 và trên 9.500 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 201 triệu ca, trong đó trên 4,27 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 1
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN

Với trên 201 triệu người mắc COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang vô cùng lo ngại về tình trạng một số người, chưa được thống kê cụ thể, vẫn đang phải vật lộn với cái gọi là "di chứng kéo dài hậu COVID-19" - còn gọi là "long COVID-19".

WHO kêu gọi những người đang chịu đựng hội chứng hậu COVID-19, dù đã hồi phục sau giai đoạn cấp tính, nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Bởi cho đến nay, "Long COVID-19" vẫn là một trong những "góc khuất" của đại dịch chưa được tìm ra.

Cho đến nay, rất ít người hiểu nguyên nhân tại sao một số bệnh nhân, sau khi trải qua giai đoạn cấp tính, thì vẫn liên tục phải chịu đựng các triệu chứng như thở gấp, cực kỳ mệt mỏi và rối loạn chức năng nhận thức (tên khoa học là sương mù não), rối loạn cơ tim và thần kinh.

Trưởng nhóm chăm sóc lâm sàng trong chương trình khẩn cấp của WHO, cũng là người đứng đầu nghiên cứu về "long COVID-19", bà Janet Diaz cho biết đến nay đã có tới hơn 200 triệu chứng được báo cáo liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, trong đó có cả những hiện tượng như đau ngực, ngứa ran và phát ban. Theo bà Diaz, một số bệnh nhân thậm chí còn có các triệu chứng kéo dài từ giai đoạn cấp tính; một số khác lại bình phục sau đó lại tái phát, với những biểu hiện bệnh xuất hiện và tự biến mất; trong khi một số khác có các triệu chứng chỉ xuất hiện sau khi hồi phục từ giai đoạn cấp tính. Bà Diaz cho biết một số người có biểu hiện bệnh kéo dài 3 tháng, nhưng cũng có những người lên đến 6 tháng, thậm chí có thể có một tỷ lệ nhỏ kéo dài đến 9 tháng hoặc lâu hơn nữa.

Ngoài việc mở rộng nghiên cứu để tìm hiểu và kiểm soát hội chứng hậu COVID-19, WHO đang phối hợp để đưa ra các chương trình phục hồi chức năng tốt hơn cho những người bị "long COVID-19".

Châu Mỹ

Số ca mắc mới tại Mỹ có thể tăng lên 200.000 ca/ngày

Video đang HOT

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 2
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại một bệnh viện ở California, Mỹ ngày 11/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, Tiến sỹ Anthony Fauci cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 ở nước này có thể tăng gấp đôi lên 200.000 ca/ngày trong những tuần tới do biến thể Delta lây lan mạnh trong khi số người chưa tiêm vaccine vẫn ở mức cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca nhiễm biến thể Delta chiếm 83% trong tổng số ca mắc mới tại nước này.

Tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 giữa các bang tại Mỹ không đồng đều. Chẳng hạn, 76% cư dân của bang Vermont được tiêm ít nhất 1 liều vaccine trong khi tỷ lệ này tại bang Mississippi chỉ đạt 40%. Theo đội ứng phó với dịch COVID-19 của Nhà Trắng, những người chưa tiêm vaccine chiếm gần 97% số ca mắc COVID-19 thể nặng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã công bố dự báo tổng hợp, trong đó cho rằng trong 4 tuần tới, số ca nhập viện và tử vong vì COVID-19 ở nước này có thể sẽ tăng lên.

Trong khi đó, theo CDC, trong tuần kết thúc vào ngày 28/8 tới, Mỹ có thể ghi nhận từ 350.000-1.800.000 ca nhiễm mới, trong đó khoảng từ 6.700 - 24.000 ca phải nhập viện, và khoảng từ 2.300-9.100 ca tử vong mới. CDC cho rằng trong những tuần gần đây, nhiều ca nhiễm mới được thông báo nằm ngoài dự báo của cơ quan này, điều này cho thấy dự báo có thể chưa tính đến toàn bộ các yếu tố phát sinh. Do đó, việc dự báo số ca nhiễm mới trong những tuần tới cần phải giải thích rõ ràng, thận trọng.

Theo số liệu thống kê của hãng Reuters (Anh) tính đến hết ngày 4/8, số ca mắc trung bình trong 7 ngày trên toàn nước Mỹ là hơn 94.819, tăng gấp 5 lần chỉ trong chưa đầy một tháng. Các bang miền Nam, trong đó một số bang có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất tại Mỹ, hiện ghi nhận nhiều nhất số ca mắc và nhập viện. Các bang Florida, Texas và Louisiana công bố tổng số ca mắc mới cao nhất trong khu vực trong tuần qua. Hai bang Florida và Louisiana cũng có số bệnh nhân nhập viện tăng cao kỷ lục. Trong tuần qua, tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại Mỹ tăng 33%, với mức trung bình khoảng 377 ca tử vong/ngày.

Brazil ghi nhận trên 45.000 ca nhiễm mới

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Sao Paulo, Brazil ngày 2/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong 24 giờ qua, Brazil có thêm 45.001 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 20,06 triệu ca. Trong khi đó, tổng số ca tử vong cũng tăng lên 560.706 ca sau khi có thêm 991 người không qua khỏi trong 24 giờ qua.

Brazil hiện là quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ 2 thế giới sau Mỹ, và đứng thứ 3 thế giới về số ca bệnh, sau Mỹ và Ấn Độ. Nước này vẫn đang hứng chịu làn sóng dịch bệnh mới, khiến các bệnh viện bị quá tải.

Châu Phi: WHO báo động về gia tăng số ca tử vong

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 4
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Tembisa, Nam Phi, ngày 2/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Số ca tử vong do COVID-19 tại châu Phi trong tuần kết thúc ngày 1/8 đã cao đỉnh điểm, hơn 6.400 ca, tăng 2% so với tuần trước đó. WHO đã công bố số liệu thống kê nói trên trong báo cáo công bố ngày 5/8.

Theo báo cáo trên, WHO đặc biệt quan ngại về tình trạng gia tăng mạnh số ca tử vong do COVID-19 tại Nam Phi và Tunisia khi hai nươc này chiếm tới 55% tổng số bệnh nhân không qua khỏi trên toàn châu lục này. Điều quan ngại là số ca tử vong do COVID-19 tại 15 nước châu Phi có chiều hướng gia tăng.

Trong bối cảnh đó, các quan chức Liên minh châu Phi (AU) ngày 5/8 thông báo cơ quan này bắt đầu phân phối vaccine COVID-19 theo hợp đồng đặt mua với hãng Johnson & Johnson cho lục địa có hơn 1,3 tỷ dân. Tuy nhiên, các quan chức AU báo động về tình trạng chênh lệch trong phân phối vaccine tới châu Phi - nơi đến nay mới chỉ có 1,5% dân số được tiêm chủng.

Đặc phái viên COVID-19 của AU, ông Strive Masiyiwa cho rằng việc phân phối vaccine tại khu vực châu Phi đang trong tình trạng khủng hoảng, bởi đáng lý ở thời điểm hiện tại, châu Phi được tiếp nhận 320 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, song con số thực tế không phải vậy.

Theo ông John Nkengasong - người đứng đầu Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Phi, tính đến ngày 2/8, các nước châu Phi mới chỉ tiếp nhận tổng cộng 103 triệu liều vaccine.

Châu Phi đang trải qua làn sóng dịch bệnh thứ 3 và trong 4 tuần qua, châu lục này đã ghi nhận số ca nhiễm mới tăng 2%, trong khi số bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi tăng 6%.

Châu Á

Malaysia ghi nhận số ca nhiễm trong ngày lần đầu vượt 20.000 ca

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 5
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 5/8, Malaysia ghi nhận 20.596 ca nhiễm mới COVID-19. Đây là lần đầu tiên số ca mắc mới trong ngày tại nước này vượt 20.000 ca.

Bộ Y tế Malaysia nêu rõ bang Selangor tiếp tục là địa phương có số ca lây nhiễm mới nhiều nhất trong ngày với 8.549 ca. Tiếp theo là lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur với 2.163 ca và bang Kedah với 1.446 ca. Tới nay, Malaysia ghi nhận tổng cộng 1.203.706 ca nhiễm COVID-19.

Liên quan đến chương trình tiêm chủng, tới hết ngày 4/8, tại Malaysia, 7.704.996 đã tiêm đủ liều, tương đương 23,6% dân số. Số người mới tiêm 1 mũi là 14.941.585, tương đương 45,8% dân số.

Dịch lan mạnh bên ngoài đảo Java và Bali của Indonesia

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 6
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho sinh viên tại Surabaya, Đông Java, Indonesia, ngày 4/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tình hình dịch COVID-19 tại Indonesia diễn biến phức tạp hơn. Ngày 4/8, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, bà Siti Nadia Tarmizi cho hay số lượng bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại một số khu vực bên ngoài các đảo Bali và Java có xu hướng ngày càng tăng. Bà Siti nói: "Số lượng bệnh nhân nội trú lên tới 100.000 lượt mỗi tuần. Điều mà chúng tôi đang chứng kiến là sự gia tăng, đặc biệt là ở các khu vực nằm ngoài Java và Bali".

Tuy nhiên, bà Siti lưu ý rằng tỷ lệ sử dụng giường bệnh (BOR) tại các bệnh viện được chỉ định chữa trị bệnh nhân COVID-19 đã giảm đáng kể.

Trong khi đó, theo số liệu báo cáo mới của Bộ Y tế Indonesia, tại thủ đô Jakarta, tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở nhóm người chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cao hơn so với nhóm đã tiêm chủng.

Báo cáo công bố ngày 5/8 cho thấy tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở những người chưa tiêm chủng là 15,5%, trong khi tỷ lệ này ở người đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine hoặc của Sinofarm, hoặc của AstraZeneca là 4,1%. Số liệu này được tổng hợp từ hồ sơ bệnh án của gần 68.000 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại thủ đô Jakarta trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7/2021.

Tiến sĩ Ines Atmosukarto, một nhà sinh học phân tử, người làm việc về phát triển vaccine, cho rằng dữ liệu là bằng chứng về tầm quan trọng của tiêm chủng trong ngăn ngừa nguy cơ tử vong và những biến chứng nặng gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Biến thể Delta chiếm 78,2% số ca nhiễm mới ở Thái Lan

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 7
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 16/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đã lây lan tới 74/77 tỉnh của Thái Lan, chiếm 78,2% số ca nhiễm mới.

Cục trưởng Cục Khoa học Y tế Supakit Sirilak cho biết đơn vị này và mạng lưới các phòng thí nghiệm của cục đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên trên 2.547 người mắc COVID-19 trên khắp đất nước từ ngày 24-30/7 và phát hiện 1.993 bệnh nhân (tương đương 78,2%) nhiễm biến thể Delta, trong khi 538 bệnh nhân (21,2%) nhiễm biến thể Alpha và 0,6% còn lại nhiễm biến thể Beta.

Tại thủ đô Bangkok, trong số 1.229 mẫu được xét nghiệm, 86,2% mắc biến thể Delta, 13,8% mắc biến thể Alpha. Không có ca nhiễm biến thể Beta nào được tìm thấy trong nhóm này. Tại các tỉnh khác, trong số 1.318 mẫu được xét nghiệm, 70,9% nhiễm thể Delta, 27,9% nhiễm thể Alpha và 1,2% nhiễm biến thể Beta.

Thái Lan lần đầu tiên xác nhận ca nhiễm biến thể Delta vào giữa tháng 5 ở một người mẹ Thái Lan và cậu con trai 4 tuổi đến từ Pakistan.

Thái Lan ngày 5/8 ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục là 20.920 ca cùng 160 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 693.305, trong đó có 5.663 người không qua khỏi.

Tính đến hết ngày 3/8, tổng cộng 18,58 triệu người ở Thái Lan được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Số liệu của Trung tâm thông tin COVID-19 cho thấy 28% dân số Thái Lan đã được tiêm vaccine, với 4,05 triệu người tiêm đủ liều.

Nhật Bản đưa thêm 8 tỉnh vào danh sách khu vực phòng dịch trọng điểm

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 8
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Sapporo, Nhật Bản, ngày 3/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 5/8, Chính phủ Nhật Bản đã đưa thêm 8 tỉnh vào danh sách khu vực phòng dịch trọng điểm từ ngày 8/8.

Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi số ca mắc mới ở nước này tăng cao chưa từng thấy lên 14.207 ca, nhiều hơn 1.867 ca so với kỷ lục trước đó ghi nhận ngày 31/7. Đáng chú ý có tới 14/47 tỉnh, thành có số ca mắc mới cao kỷ lục, trong đó riêng thủ đô Tokyo có 4.166 ca.

Các biện pháp phòng dịch trọng điểm sẽ có hiệu lực đến ngày 31/8. Trước đó, có 5 tỉnh đã nằm trong phạm vi áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm gồm Hokkaido, Ishikawa, Kyoto, Hyogo và Fukuoka.

Trong khu vực phòng dịch trọng điểm, các cơ sở kinh doanh ăn uống không được phục vụ đồ uống có cồn và phải đóng cửa trước 20h hằng ngày. Chỉ khi số ca mắc mới có xu hướng giảm, thống đốc tỉnh, thành đó mới có thể cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ đồn uống có cồn cho đến 19h hằng ngày.

Phát biểu sau khi đưa ra quyết định trên, Thủ tướng Suga Yoshihide cho biết: "Dịch bệnh đang lây lan với tốc độ chưa từng thấy ở thủ đô Tokyo và một số nơi khác. Do số ca mắc mới gia tăng, số bệnh nhân nguy kịch cũng tăng lên". Theo Thủ tướng Suga, biến thể Delta hiện chiếm khoảng 90% số ca mắc mới ở thủ đô Tokyo, trong khi tỷ lệ nhiễm biến thể Delta ở nhiều địa phương khác cũng khá cao.

Số ca bệnh nặng tại Israel tăng mạnh

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 9
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại trung tâm y tế ở Safed, miền Bắc Israel ngày 2/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Số ca mắc COVID-19 với các biến chứng nghiêm trọng đã tăng lên 241 ca, mức cao nhất kể từ giữa tháng 4/2021, trong khi chính phủ nước này cảnh báo có thể phải áp dụng trở lại lệnh giãn cách xã hội.

Thông báo của Bộ Y tế Israel ngày 5/8 cho biết, trong 24 giờ qua đã ghi nhận 3.421 ca mắc mới COVID-19, cũng là một trong những ngày cao kỷ lục trong tuần qua. Tuy nhiên, tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính lại giảm nhẹ từ 3,35% xuống 3,28%; đồng thời hệ số R biểu thị tốc độ lây lan trên mỗi bệnh nhân cũng giảm xuống còn 1,3 thay vì 1,34 trong ngày trước đó. Dưới góc độ chuyên môn, tình trạng lây lan của dịch bệnh chỉ đi xuống khi hệ số R ở mức dưới 1.

Theo số liệu chính thức, bất chấp tỷ lệ tiêm phòng vaccine đạt mức rất cao, đến nay tại Israel đã có 889.111 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.509 ca tử vong. Sau một thời gian ngắn nới lỏng, chính phủ nước này gần đây phải siết chặt lại các biện pháp kiểm soát, như hạn chế người tham gia các sự kiện đông người. Hôm 4/8, Bộ trưởng Y tế Nitzan Horowitz thậm chí cảnh báo có thể sẽ phải áp dụng biện pháp phong tỏa xã hội nếu người dân không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch hoặc không tiếp tục đi tiêm phòng vaccine. Tuy nhiên, ưu tiên hiện nay đối với Chính phủ Israel vẫn là tăng cường kiểm soát dịch và tránh phong tỏa xã hội có thể ảnh hưởng tới sự hồi phục của nền kinh tế.

Australia: Bang Victoria thông báo lệnh phong tỏa trong 6 tuần

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 10
Nhân viên y tế Australia chuyển người già khỏi trung tâm dưỡng lão Epping Gardens ở ngoại ô Epping, Melbourne trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Australia, chính quyền bang Victoria thông báo lệnh phong tỏa trong 6 tuần để phòng dịch trong khi bang New South Wales công bố số ca mắc mới cao kỷ lục ngày 5/8.

Thủ hiến bang Victoria, ông Daniel Andrews cho biết bang Victoria bắt đầu lệnh phong tỏa từ 20h (tức 17h giờ Việt Nam) ngày 5/8. Theo đó, hơn 50% trong tổng số 25 triệu dân Australia sẽ lại sống trong cảnh phong tỏa chỉ hơn 1 tuần sau khi lệnh phong tỏa gần đây được dỡ bỏ.

Trong khi đó, bang New South Wales ghi nhận thêm 262 ca mắc, là số ca mắc mới trong ngày cao nhất kể từ đầu dịch. Giới chức y tế cho biết đa số các ca mắc mới tập trung tại thành phố Sydney. Tuy nhiên, một số ca mắc mới xuất hiện tại những khu vực khác của bang buộc Thủ hiến bang Gladys Berejiklian mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp hạn chế sang các vùng phụ cận của Sydney.

Cách đây 6 tuần, cư dân thành phố Sydney cũng được yêu cầu ở nhà để phòng dịch COVID-19. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa đủ hiệu quả để ngăn dịch bệnh lây lan khi số người đi tiêm vaccine phòng COVID-19 ở mức thấp. Gần 20% dân số Australia đã được tiêm đủ liều vaccine, do thiếu nguồn cung trầm trọng và tâm lý e ngại vaccine.

Châu Âu

Pháp cân nhắc tiêm vaccine liều tăng cường

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 11
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 5/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết người cao tuổi và người có nguy cơ cao mắc COVID-19 có thể sẽ cần phải tiêm mũi vaccine thứ ba.

Trên tài khoản Instagram cá nhân, Tổng thống Macron cũng cho hay Pháp có kế hoạch triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều tăng cường kể từ tháng 9 tới.

Pháp đang nỗ lực ứng phó với làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ tư. Cho đến nay, nước này ghi nhận trên 6,2 triệu ca mắc COVID-19 và 112.098 ca tử vong.

Tây Ban Nha cho phép 40% cổ động viên vào sân

COVID-19 tới 6h sáng 6/8: Ca mắc mới ở Mỹ có thể lên 200.000 ca/ngày; Báo động ca tử vong ở châu Phi - Hình 12
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Barcelona, Tây Ban Nha ngày 7/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Tây Ban Nha, chính phủ thông báo sẽ cho phép các cổ động viên tham gia các sự kiện thể thao kể từ tháng 8 này. Theo đó các sự kiện tổ chức ngoài trời như sân vận động sẽ được phép tiếp nhận 40% công suất, trong khi các sự kiện tổ chức trong nhà, chỉ được đón 30% lượng khách.

Quyết định trên sẽ có hiệu lực từ ngày 13/8, khi mùa giải bóng đá bắt đầu. Đến cuối tháng 8, thời điểm chính phủ trung ương và địa phương sẽ thảo luận lại về vấn đề này, theo đó có thể nâng tỷ lệ vào sân và các sự kiện trong cao hơn.

Hiện nay, các cổ động viên vẫn phải thực hiện quy định đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 1,5 mét với nhau. Khán giả sẽ được phép uống nước nhưng không được ăn hoặc hút thuốc khi ra vào các địa điểm tổ chức sự kiện.

Theo ông Darias, Tây Ban Nha đang ở "giai đoạn ổn định" khi tỷ lệ mắc COVID-19 trong 14 ngày qua duy trì ở mức 633/100.000 người, ít hơn 70 ca so với một tuần trước đó.

Tổng số ca mắc COVID-19 tại Tây Ban Nha đã lên tới 4,5 triệu ca, trong đó biến thể Delta chiếm 75% số ca mắc mới mỗi ngày. Số ca tử vong là 81.844 ca.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Ngủ lại nhà bạn trai, nửa đêm đi vệ sinh tôi hét thất thanh khi thấy 2 người 'quấn' lấy nhau trên ghế sofa
05:40:36 20/11/2024

Tin mới nhất

UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em

12:23:53 20/11/2024
Ở một số quốc gia phát triển, trẻ em có thể chiếm chưa đến 10% dân số vào năm 2050, làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện và quyền của trẻ em trong các xã hội phải tập trung nguồn lực để chăm sóc bộ phận dân số già.

Đô đốc Mỹ: Xung đột Ukraine, Trung Đông 'ăn mòn' kho dự trữ phòng không

12:21:23 20/11/2024
Đô đốc Paparo đánh giá tình trạng tiêu hao phòng không gây tổn hại đến khả năng sẵn sàng của Mỹ trong ứng phó tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ô nhiễm không khí cực kỳ nguy hiểm ở vùng thủ đô Ấn Độ

12:13:00 20/11/2024
Giải thích về sự chênh lệch lớn này, ông Dipankar Saha, nguyên lãnh đạo phụ trách phòng thí nghiệm không khí của CPCB cho biết, thang đo AQI của Ấn Độ được giới hạn ở mức 500.

Điểm yếu chí mạng của Hải quân Mỹ

12:09:14 20/11/2024
Tỷ lệ sản xuất cao hơn đồng nghĩa với chi phí cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động lớn hơn. Việc sửa chữa và bảo dưỡng cũng chịu hạn chế bởi số lượng khiêm tốn xưởng đóng, sữa chữa tàu của chính phủ.

Brazil hoàn thành năm Chủ tịch G20

11:47:41 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà Brazil đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary đoàn kết và hướng về quê hương

11:43:42 20/11/2024
Trong 16 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội đã thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động hiệu quả cho các chi hội thành viên, đại diện cho cộng đồng người Việt Nam tại Hungary.

Kết quả bất ngờ về công dụng của thuốc Đông y nổi tiếng Trung Quốc trị xuất huyết não

11:43:31 20/11/2024
Nhóm điều trị bằng Zhongfeng Xingnao cũng không đạt tiến triển trong phục hồi chức năng, khả năng sinh tồn và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.

Năm anh em trai cùng tử trận và câu chuyện truyền cảm hứng cho nước Mỹ

11:33:39 20/11/2024
Kết quả sau 9 tháng nhập ngũ, tàu USS Juneau chở tất cả anh em nhà Sullivan đã bị trúng ngư lôi của quân đội Nhật Bản và phát nổ trong trận chiến Guadalcanal. Ba người tử vong ngay tại chỗ và hai người còn lại qua đời ngay sau đó.

Tổng thống Ukraine lên tiếng sau khi Nga cáo buộc Kiev tấn công bằng tên lửa tầm xa ATACMS

11:30:52 20/11/2024
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh Kiev sẽ sử dụng tất cả những vũ khí này , đồng thời cho rằng sau khi nghe những phát biểu gần đây về vũ khí hạt nhân, đã đến lúc Đức cần hỗ trợ khả năng tấn công tầm xa của Ukraine.

Ukraine thông qua ngân sách năm 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng

11:29:01 20/11/2024
Nhu cầu chi lớn thứ hai của ngân sách là hỗ trợ người dân. Các chương trình hỗ trợ xã hội sẽ được chi 421 tỷ hryvnia, chi cho giáo dục 199 tỷ hryvnia, y tế 217 tỷ hryvnia.

Nước Anh đón tuyết đầu mùa

08:59:26 20/11/2024
Khoảng 64 trong tổng số 120 chuyến tàu của công ty đường sắt East Midlands Railway đã bị hủy hoặc chậm ít nhất nửa giờ. Gần 200 trường học ở England và xứ Wales cũng buộc phải đóng cửa do thời tiết lạnh.

Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt

08:57:41 20/11/2024
Thứ nhất là liên quan đến việc một số nước châu Âu được miễn trừ khỏi lệnh cấm. Kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ vào tháng 12/2022, Nga vẫn xuất khẩu được 14 tỷ USD dầu thô sang CH Séc, Hungary, Slovakia và Bulgaria.

Có thể bạn quan tâm

Khoan hồng cho bị cáo vị thành niên

Pháp luật

12:31:18 20/11/2024
Theo hồ sơ vụ án, do vô cớ bị đánh tới tấp nên Kh. lấy dao bấm đâm loạn xạ và gây thương tích cho nạn nhân 32%; lúc phạm tội, Kh. mới hơn 16 tuổi.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

Tin nổi bật

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động

Netizen

11:44:39 20/11/2024
Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...

Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công

Sao việt

11:17:01 20/11/2024
Một trong những cuộc thi nhận được sự quan tâm hiện nay là Mr World 2024 . Phần thi National Costume - Trang phục dân tộc sẽ diễn ra vào tối 20/11.

Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù

Sao châu á

10:43:21 20/11/2024
Lisa tiếp tục bị chỉ trích vì trang phục quá ngắn trong fanmeeting; ảnh đế Yoo Ah In dùng cái chết của cha để xin giảm án tù.

Hoa sữa về trong gió - Tập 54: Hiếu phát hiện vợ gặp lại tình cũ

Phim việt

10:39:23 20/11/2024
Mặc dù việc Linh gặp lại người cũ chỉ là để nhờ giúp đỡ hộ chú Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) nhưng Linh vẫn sai khi không nói rõ với chồng.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Lời cảnh báo của Mourinho thành sự thật

Sao thể thao

10:29:27 20/11/2024
Nhìn lại những lời phát biểu của Mourinho về ban lãnh đạo Roma - những người mà ông gọi là không hiểu gì về bóng đá , người hâm mộ đội bóng thủ đô Italy giờ đây càng thêm phần thấm thía.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.