Tình hình biển Đông không ổn định
Hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc không làm thay đổi hiện trạng pháp lý trên biển Đông.
“Căng thẳng ở biển Đông: Chiến tranh lạnh châu Á?” là tiêu đề một chương trình phát thanh trên trang asianewsweekly.net.
Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc (TQ) ngày 30/10 nhận định “tình hình biển Đông vẫn ổn định”. Cùng ngày, trang Eurasia Review của Mỹ lại khẳng định ngược lại. Lập luận của hai báo này như thế nào?
Nhân Dân Nhật Báo cho rằng các phương tiện truyền thông nước ngoài đã thổi phồng căng thẳng tại biển Đông như thể tình hình sắp biến thành xung đột trong khi tình hình không đến nỗi nghiêm trọng như thế.
Báo nêu có một số mâu thuẫn, tranh chấp giữa TQ, Việt Nam và Philippines nhưng nhìn chung không có nước nào có ý định gây chiến và hoạt động giao thương trên biển Đông vẫn tấp nập.
Báo thừa nhận giải quyết vấn đề biển Đông là điều cần thiết để phát triển khu vực và là một bước quan trọng trong định hình trật tự an ninh tại châu Á. Báo cũng thừa nhận vấn đề biển Đông có thể đạt được thông qua đàm phán giữa các nước liên quan trong khu vực.
Báo cho rằng trong tìm kiếm giải pháp cho vấn đề biển Đông giữa ASEAN, TQ và các bên liên quan, TQ đã có thái độ linh hoạt hơn.
Video đang HOT
Cụ thể là TQ đã đưa ra cách tiếp cận hai điểm: Các nước trực tiếp liên quan tìm kiếm giải pháp thông qua tham vấn và đàm phán, TQ và ASEAN hợp tác gìn giữ hòa bình và ổn định trên biển Đông.
Liên quan đến Mỹ, báo khẳng định luật lệ ở biển Đông phải do các nước liên quan trong khu vực đảm trách và Mỹ chỉ có thể đưa ra đề xuất.
Báo nhấn mạnh số lượng lớn binh sĩ Mỹ hiện diện ở châu Á có thể bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đồng minh nhưng đây lại là thông điệp tiêu cực đối với TQ. Lý do: Trật tự Mỹ đang tìm kiếm không phù hợp với quá trình phát triển ở châu Á, ngược lại còn gây chia rẽ và đối đầu.
Đáng lưu ý, bài viết trên Nhân Dân Nhật Báo hoàn toàn không đề cập đến hoạt động cải tạo đất của TQ ở biển Đông bị các nước chỉ trích.
Trả lời trang Eurasia Review (Mỹ), Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế (ĐH Quốc gia Singapore) Robert Beckman nêu lên ba vấn đề pháp lý:
Hoạt động cải tạo đất của TQ không phù hợp với luật pháp quốc tế. Một nước đã chiếm hoặc quản lý các đảo mới cải tạo không thể đẩy mạnh yêu sách chủ quyền.
Khi cải tạo xây dựng đảo, không thể xem như TQ đã xác lập chủ quyền. Lý do: Đảo là đất hình thành tự nhiên nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Một đảo nổi được hình thành do hoạt động cải tạo thì đó chỉ là đảo nhân tạo.
Theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), đảo nhân tạo không được xem là khu vực hàng hải, không được xem xét để xác định vùng lãnh hải 12 hải lý. Do đó, hoạt động cải tạo đất của TQ không thể thay đổi hiện trạng pháp lý trên biển Đông.
Bởi đảo được định nghĩa là đất hình thành tự nhiên, vì thế sẽ không hợp lý khi nói một nước biến đá thành đảo rồi tuyên bố đảo mới thuộc vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của mình.
Liệu UNCLOS và luật pháp quốc tế có áp đặt bất kỳ hạn chế nào với TQ xung quanh hoạt động cải tạo đất của TQ? Và các dự án cải tạo đất của TQ có phù hợp với nghĩa vụ bảo vệ môi trường hàng hải theo UNCLOS hay không?
Về vấn đề này, chuyên gia Robert Beckman nhận định nếu một nước A lên kế hoạch hoạt động tại khu vực thuộc quyền kiểm soát của nước A nhưng hoạt động đó gây hại đến môi trường biển của nước khác, nước A phải có nghĩa vụ hợp tác với nước khác và phải tiến hành tham vấn với các nước có khả năng bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp TQ cải tạo đất trên biển Đông, Philippines bị ảnh hưởng nặng nhất và Việt Nam cũng có khả năng bị ảnh hưởng.
5.300 tỷ USD mỗi năm là giá trị hàng hóa qua biển Đông và hàng hóa cập cảng châu Á chiếm 39% tổng số hàng hóa trên thế giới.
Nhân Dân Nhật Báo đã vin vào số liệu thống kê của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ để chứng minh tự do hàng hải ở biển Đông vẫn được duy trì, như vậy không thể nói an ninh bất ổn trên biển Đông.
Theo Pháp Luật TPHCM
Lấy cớ Trung Quốc uy hiếp, Đài Loan sẽ đổ thêm quân ra Trường Sa
Động thái này theo Lâm Úc Phương là để phòng ngừa một cuộc tấn công nhằm vào đảo Ba Bình từ phía Trung Quốc hoặc Việt Nam (?!).
Lính Đài Loan tập trận trái phép trên đảo Ba Bình, Trường Sa.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 30/10 đưa tin, Lâm Úc Phương, nghị sĩ Quốc dân đảng và là Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Viện Lập pháp Đài Loan tuyên bố, việc Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp 5 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) thành đảo nhân tạo, trong đó đá Chữ Thập sẽ thành "đảo" lớn nhất Trường Sa đang uy hiếp trực tiếp đảo Ba Bình (bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp - PV).
Văn phòng Lâm Úc Phương ra thông báo, do tình hình Biển Đông căng thẳng, hoạt động của Bắc Kinh ở Trường Sa xây đảo nhân tạo, bổ sung thiết bị đang gia tăng nhanh chóng, ông Phương đã đề xuất 6 giải pháp tăng cường lực lượng quân sự phòng thủ trên đảo Ba Bình và đều được cơ quan này thông qua.
Lâm Úc Phương tuyên bố, hiện tại Trung Quốc đang đẩy mạnh xây đảo nhân tạo trái phép trên 5 bãi đá, trong đó đá Chữ Thập đã có diện tích lớn nhất Trường Sa. Ngoài ra vị trí các đá Gạc Ma, Tư Nghĩa và Ga Ven chỉ cách đảo Ba Bình chừng 30 đến 70 km. Nếu trực thăng vũ trang Trung Quốc bay sang đảo Ba Bình thì chỉ mất ít phút tạo ra mối uy hiếp nghiêm trọng với đảo này.
Viện cớ đó, Lâm Úc Phương cho rằng việc tăng cường phòng thủ (bất hợp pháp) với đảo Ba Bình đã trở nên cấp bách không thể trì hoãn. Ông Phương cho biết, Đài Loan có thể phái tàu tuần tra hải quân tuần tra thường xuyên, tăng cường hỏa lực phòng không bởi hiện nay trên đảo chỉ có các loại pháo 40 ly và 20 ly nên rất hạn chế.
Có thể Đài Loan sẽ điều máy bay chống ngầm P-3C và tàu tuần tra, tàu quan trắc của hải quân ra đảo Ba Bình (với cái cớ) để đo đạc thủy văn và địa hình đáy biển trong khu vực.
Tất cả những động thái này theo Lâm Úc Phương là để phòng ngừa một cuộc tấn công nhằm vào đảo Ba Bình từ phía Trung Quốc hoặc Việt Nam (?!).
Theo Giáo Dục
Đảo nhân tạo còn nguy hiểm hơn giàn khoan? Dù diễn ra rất chậm chạp và khó nhận biết, nhưng chiến lược đảo nhân tạo lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì giá trị chiến lược và khả năng thay đổi cục diện mà chuỗi đảo sẽ mang lại cho Trung Quốc (TQ). Xin giới thiệu bài phân tích về vấn đề này do báo quốc nội Infonet thực hiện. Động thái...