Tình hình biển Đông chiều 28/9: Trung Quốc âm mưu gì khi đưa ‘xưởng chế biến cá đến Trường Sa?
Bắc Kinh đang có kế hoạch triển khai một tàu chở cá sống trọng tải 200.000 tấn đến khu vực Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc âm mưu gì khi đưa ‘xưởng chế biến cá đến Trường Sa?
Cũng theo tờ báo, “công xưởng” chế biến cá “khủng” này vốn là một tàu chở dầu mà Học viện khoa học thủy sản Trung Quốc dự định mua lại và cải hoán. Tàu không chỉ được dùng một cơ sở chế biến cá di động, mà còn cung cấp nhiều dịch vụ cho các tàu quân sự và dân sự của Trung Quốc trong vùng.
Video đang HOT
tin tức này xuất hiện chỉ 2 tháng sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 mà họ đã hạ đặt trái phép trong vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 5/2014, đồng thời, đúng vào lúc dư luận thế giới đang hết sức quan ngại về các hoạt động cải tạo trái phép, biến đá thành đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đá Vành Khăn bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1995 và hiện nay nằm dưới sự quản lý của nước này. Bắc Kinh đã tiến hành cải tạo trái phép và dần biến khu vực này thành một công -sự nhà nổi kiên cố làm nơi đồn trú cho lực lượng quân sự (dưới danh nghĩa lực lượng Ngư chính – PV) chiếm đóng (dưới cái mác là nơi trú ẩn cho ngư dân – PV) bất hợp pháp.
Có thể, Bắc Kinh triển khai kế hoạch này là nhằm củng cố quyền kiểm soát trái phép của tại khu vực. Tuy nhiên, động thái này cũng đánh dấu một bước phát triển mới của Trung Quốc trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.
Thậm chí, Lôi Cát Lâm – một nhà khoa học ở Viện nghiên cứu ngư nghiệp Trung Quốc còn ngang nhiên “hiến kế” trên tờ Nhât báo khoa học: “Bảo vệ biên giới quốc gia không phải là nhiệm vụ duy nhất các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà còn cần phải biết khai thác tài nguyên đúng cách. Nếu kế hoạch trên thành công tại Đá Vành Khăn, Trung Quốc nên triển khai một hạm đội tàu chở cá sống, dưới sự yểm trợ của Hải quân, đến các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông trong tương lai”.
Theo Xahoi
Vụ rượu nếp 29: Pha "nhầm" cồn đánh Vecni
Sau khi bị bắt khẩn cấp, ông Nguyễn Duy Vường (46 tuổi), giám đốc công ty rượu nếp 29 Hà Nội đã khai nhận với cơ quan cảnh sát điều tra Quảng Ninh việc pha "nhầm" cồn công nghiệp vào rượu bán ra thị trường.
Đã có việc pha "nhầm" cồn công nghiệp vào rượu bán ra thị trường
Theo tài liệu điều tra, 15 người bị ngộ độc, trong đó có 6 người đã tử vong do uống rượu nếp 29 Hà Nội có nồng độ Methanol cao hơn 2000 lần ở mức cho phép. Sau khi bị bắt khẩn cấp, bước đầu ông Nguyễn Duy Vường đã khai nhận tại cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Quảng Ninh về nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do bản thân đã không kiểm soát quá trình nhập cồn vào để pha chế rượu dẫn đến nhập "nhầm" cồn công nghiệp thay vì nhập cồn thực phẩm.
Ông Vường cũng thừa nhận theo quy trình thì sau khi sản xuất rượu xong phải kiểm tra lại nồng độ Methanol rồi mới đóng chai. Tuy nhiên, khâu này đã bị bỏ qua nên mới có rượu độc được bán ra thị trường.
Được biết, cồn công nghiệp mà công ty rượu nếp 29 đã dùng để sản xuất rượu bán ra thị trường chính là sản phẩm dùng trong in ấn, may mặc và đánh bóng Vecni. Số cồn này được nhập từ bên ngoài không do công ty sản xuất.
Công an Quảng Ninh đang tích cực điều tra, hoàn thiện hồ sơ để làm rõ trách nhiệm liên quan từ cán bộ pha chế, kiểm soát sản phẩm của công ty này.
Thu Hằng
Vị đắng "bia hôi" và vị ngọt tình đời Những lời kêu gọi thắm đượm tình người được nhấn mạnh qua hàng trăm phản hồi của bạn đọc, song song với những tiếng nói lên án mạnh mẽ tệ "hôi của", đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc chặn đứng những thói hư tật xấu này. Hành động "hôi của" khi xe tải chở bia gặp...