Tỉnh Đồng Nai chạy đua hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử phục vụ người dân
Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2019), Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề ‘Y tế thông minh phục vụ người dân’.
Chăm sóc bệnh nhân tại một bệnh viện ở tỉnh Đồng Nai
Thời gian qua, ngành y tế Đồng Nai đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác khám, chữa bệnh, quản lý y tế. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người dân của đội ngũ y, bác sĩ toàn ngành y tế. Từ tháng 7-2018, Sở Y tế phối hợp với Vietel Đồng Nai và Công ty cổ phần David Health Việt Nam liên tục triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc; quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, mạng y tế cộng đồng Medcomm.
Ông Phan Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế cho biết, Đồng Nai là địa phương sớm đi đầu trong xã hội hóa thiết bị y tế từ thập niên 90 và những năm 2000.
Video đang HOT
Tiếp đó, ngành đã tiếp tục đẩy mạnh thay đổi tinh thần thái độ phục vụ trong bệnh viện nhằm tạo sự hài lòng cao nhất cho người dân. Đồng Nai còn có khoa dịch vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Không dừng lại ở đó, Đồng Nai còn là địa phương đi đầu trong huy động tư nhân tham gia vào phát triển dịch vụ y tế với loại hình bệnh viện tư nhân hiện đại ra đời, như: Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ, Bệnh viện đại học y dược Singmark, từ đó người dân được phục vụ tốt hơn.
Đồng Nai còn hướng đến năm 2020 bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, tạo bước đi tắt đón đầu trong chăm sóc sức khỏe người dân bằng việc sớm bắt tay xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, đó là xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng người dân. Đến nay đã khởi tạo hồ sơ của 3 triệu người dân và sẽ kết nối hồ sơ này với các bệnh viện.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang được sự ủng hộ, hỗ trợ, hợp tác rất lớn của các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Sở Y tế đã chọn Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện đa khoa Long Khánh để xây dựng thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, vì đây là những bệnh viện lớn, có hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, có lượng bệnh nhân đông. Khi hoàn thành triển khai thí điểm tại các bệnh viện này có thể hoàn toàn triển khai các bệnh viện còn lại của tỉnh.
Lộ trình trong thời gian tới sẽ là cuộc chạy đua để Đồng Nai có thể là tỉnh đầu tiên hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử cho toàn bộ người dân. Khi hoàn thiện được các điều kiện cần thiết sẽ hoàn toàn triển khai được một nền y tế thông minh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giảm tải cho nhân lực y tế, nhất là làm hồ sơ bệnh án. Nhưng mục đích của chúng ta đi đến là sức khỏe cá nhân của người dân, lúc nào cũng có thể truy cập qua thời gian.
Theo Lao Động
Ngành y tế Việt chưa ứng dụng nhiều trí tuệ nhân tạo
Trong khi trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ đã được ứng dụng ở ngành y của nhiều nước trên thế giới và một số ngành tại Việt Nam, thì ngành y tế Việt hiện vẫn chưa ứng dụng công nghệ này. Bộ Y tế đang kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia phát triển và ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam.
Các chuyên gia đang trao đổi tại hội thảo Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành y tế. Ảnh: Vân Ly
Trên đây là các thông tin được ghi nhận tại hội thảo Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành y tế do Bộ Y tế phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức vào chiều ngày 22-2.
Trí tuệ nhân tạo được hiểu nôm na là từ cơ sở tổng hợp dữ liệu có sẵn, con người sẽ "dạy" cho máy học và có trí tuệ như con người. Để công nghệ có thể tham gia hỗ trợ điều trị và chẩn đoán bệnh. Trí tuệ nhân tạo khi được ứng dụng trong ngành y sẽ tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh rất nhiều.
Tại hội thảo, ông Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản cho hay việc sử dụng bệnh án điện tử sử dụng trí tuệ nhân tạo không xa lạ với thế giới nhưng chưa được triển khai phổ biến tại Việt Nam. Trong khi đó đây là thành phần cốt lõi của hạ tầng số ngành y trong thời chuyển đổi số. Bệnh án điện tử sẽ giúp rút ngắn thời gian khám bệnh của bác sĩ, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hỗ trợ bác sĩ kê đơn thuốc, tránh sai sót...
Được biết, Bộ Y tế đang có kế hoạch bắt buộc triển khai bệnh án điện tử một số cơ sở khám chữa bệnh từ tháng 3-2019. Trong giai đoạn 2024 - 2028, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử.
Để có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành y cần sử dụng cơ sở dữ liệu được hệ thống, kết nối, liên thông. Song ông Lý Đức Đoàn, đại diện tập đoàn FPT cho biết theo khảo sát của tập đoàn này thì ngành y Việt Nam đã có lượng cơ sở dữ liệu lớn nhưng chưa sử dụng. Các dữ liệu cát cứ ở các hệ thống khác nhau và thiếu tính liên kết. Các cơ sở dữ liệu khám chưa bệnh được các đơn vị lưu trữ riêng trong các kho dữ liệu của mình...
Nói về vai trò, hiệu quả của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành y tế, giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse (Pháp) cho biết: "Trí tuệ nhân tạo sẽ làm giảm chi phí khám chữa bệnh đến 50% và tăng hiệu quả khám chữa bệnh 40%. Tính tổng lại thì cùng một đồng tiền bỏ ra, bệnh nhân được khám chữa bệnh tốt hơn gấp 3 lần nhờ có trí tuệ nhân tạo. Trong 10 năm tới công nghệ này được dự báo sẽ làm cho Mỹ tiết kiệm mỗi năm 150 tỉ đô la Mỹ và con số này của cả thế giới là khoảng 500 tỉ đô la Mỹ."
Ông Dũng cho rằng y tế chính là một trong các lĩnh vực có nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhất, phát triển mạnh nhất, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành y tế trong những năm tới. Số liệu của Marketsandmarkets chỉ ra rằng, thị trường trí tuệ nhân tạo y tế tăng trưởng tới 50%/năm, từ 2,1 tỉ đô la Mỹ năm 2018 dự kiến sẽ đạt 36 tỉ đô la Mỹ vào năm 2025, chiếm khoảng 20% toàn bộ thị trường trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
Tại hội thảo, ông Phạm Xuân Viết, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế kêu gọi các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt tham gia nghiên cứu phát triển những sản phẩm sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể ứng dụng thực tiễn trong khám chữa bệnh của ngành y tế Việt Nam. Cục này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hoạt động này.
Theo thesaigontimes
Cuộc chạy đua nước rút giữa 'cơn sốt' 5G Với sự xuất hiện của dịch vụ mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G), tương lai của một xã hội 'siêu kết nối' giữa con người, đồ vật và máy móc không còn quá xa vời. Nguồn lợi béo bở mà mạng 5G dự kiến sẽ mang lại cũng tạo nên cuộc cạnh tranh gay gắt khi những quốc gia...