Tinh dịch dị thường nên ăn gì?
Nam giới mắc chứng tinh dịch dị thường, nghĩa là số lượng tinh trùng suy giảm, chất lượng tinh trùng không đảm bảo ví như tỷ lệ hoạt động thấp, sức vận động suy giảm, số dị dạng vượt quá mức cho phép, thời gian tinh dịch hóa lỏng không bình thường, thậm chí không có tinh trùng hoặc hầu hết tinh trùng bị chết yểu. Trong y học cổ truyền, căn bệnh này được gọi là chứng nam tử tinh thiểu.
Nguyên nhân của chứng bệnh này rất phức tạp, nhưng theo cổ nhân phần nhiều là do thận tinh và thận khí suy giảm gây nên. Sau đây là một số loại thực phẩm nam giới mắc chứng này nên ăn.
Hải sâm bổ thận ích tinh.
Nước cơm: còn gọi là mễ du, mễ thang…là thứ nước cơm sánh đặc nổi lên trên mặt nồi cơm hoặc nồi cháo, có tác dụng tư âm, trường lực, bổ ngũ tạng, sinh tinh. Nam giới mắc chứng tinh loãng nên uống nước cơm thường xuyên hoà thêm một chút muối.
Trứng chim sẻ hoặc chim cút: cổ nhân cho rằng ăn hai loại trứng này có tác dụng bổ thận dương, ích tinh huyết, điều hoà hai mạch xung và nhâm, là thức ăn rất tốt cho cả hai vợ chồng bị muộn con.
Thịt chim sẻ: còn gọi là ma tước nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng tráng dương khí, ích tinh huyết, làm ấm tạng then. Cổ nhân khuyên những người bị liệt dương, lãnh tinh, suy giảm số lượng tinh trùng nên ăn thịt chim sẻ.
Video đang HOT
Thận dê: còn gọi là dương thận, vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tủy, rất có lợi cho nam giới tinh dịch lạnh và loãng. Để chữa chứng thận hư tinh kiệt dùng dương thận một đôi, lọc bỏ màng mỡ, thái nhỏ, nấu với nước đậu xị làm canh ăn hoặc nấu cháo cũng được.
Thịt chó: tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ trung ích khí, ôn thận trợ dương, bổ phế khí, cố thận khí, thực hạ tiêu, làm tăng tinh tủy, ấm tỳ vị, ích khí lực, mạnh lưng gối.
Bào thai hươu: tính ấm, vị ngọt mặn, có công dụng ích thận tráng dương, bổ hư sinh tinh.
Hải sâm: tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ thận ích tinh, nam giới mắc chứng tinh thiểu, tinh lãnh, tinh loãng ăn đều tốt.
Mỡ chim bìm bịp: tục gọi là điền kê du, có công dụng bổ thận ích tinh, nhuận phế dưỡng âm, được dân gian coi là loại thực phẩm cường tráng tư bổ, là thuốc quý cho những người tỳ thận hư nhược, khí không hóa thành tinh dịch được.
Ngoài ra, các thực phẩm khác cũng rất có ích cho việc bổ thận sinh tinh như hạt dẻ, ngân nhĩ, tổ yến, sữa ong chúa, cao da lừa, tinh hoàn và dương vật chó, đông trùng hạ thảo, tắc kè, nhung hươu…
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
Sức khỏe & Đời sống
Quả thằn lằn tốt cho hai giới
Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa.
Quả thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, vương bất lưu hành là quả được thu hái từ cây sung thằn lằn, có tên khoa học là Ficus pumila L tằm (Moraceae), là cây mọc hoang khắp vùng đồng bằng và miền núi ở nước ta. Quả dùng để ăn và làm thuốc, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi quả chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, aribinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Trong quả còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng.
Dùng quả làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục. Mỗi ngày sử dụng 10-20g quả khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, làm tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.
Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa.
Lưu ý: Thận trọng dùng đối với phụ nữ có thai.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây gợi ý vài cách trị bệnh từ quả thằn lằn.
Trị di tinh liệt dương: Dùng rượu cây sung thằn lằn gồm cành lá phơi khô 100g, đậu đen 50g, cho vào 250ml trong 10 ngày lọc rượu uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ. Đối với người di tinh liệt dương uống mỗi ngày 10-30ml rượu.
Dùng làm thuốc bổ trị đau xương, nhức mình mẩy: Chế thành cao quả sung thằn lằn: Lấy quả sung thằn lằn thái nhỏ nấu với nước bỏ bã cô đặc thành cao, ngày uống 5-10g, trị các chứng đau xương ở người già, còn có tác dụng điều kinh giúp tiêu hóa.
Chữa tắc tia sữa, sưng vú, sản phụ ít sữa: quả thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau; cao quả thằn lằn, lấy quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5-10g.
Ngâm rượu bổ uống chữa di tinh, liệt dương: lấy cành, lá, quả thằn lằn non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10ml mỗi lần, ngày uống 3 lần.
Chế biến thành thức uống thanh nhiệt giải khát: quả chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhày trong quả, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
Ngoài ra, có thể dùng quả thằn lằn làm thuốc điều trị (trị kinh ít, bế kinh, thống kinh), làm thuốc dục sản, trị sỏi tiết niệu, giúp tiêu hóa...
Theo VNE
Những lưu ý khi dùng thuốc 'bổ thận tráng dương' Thuốc Tây y công hiệu nhanh, mạnh nhưng "như con dao hai lưỡi", thuốc thảo dược an toàn, hiệu quả lâu dài song tác dụng chậm... là băn khoăn của nhiều quý ông khi chọn sản phẩm bổ thận tráng dương lúc tuổi xế chiều. Thấy "khả năng nam giới" của mình ngày một giảm sút, ông Nguyễn Đức Thanh, 50 tuổi ở...