Cá chạch: Vừa tráng dương vừa kéo dài tuổi thọ
Người xưa gọi cá chạch là “nhân sâm dưới nước”, bởi bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có tác dụng chữa bệnh. Cá chạch là vị thuốc hiệu quả chữa liệt dương và kéo dài tuổi thọ.
Cá chạch, thường sống ở ao, hồ, ruộng trũng, nhất là những nơi có lượng bùn (sình) nhiều. Cá chạch có da trơn như lươn, con lớn nhất lớn hơn ngón tay cái người lớn, dài khoảng 1,5 tấc.
Ăn cá chạch có tác dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận, bồi bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, nên nhiều người còn gọi cá chạch là “trường xuân ngư”. Theo Đông y, cá chạch có vị ngọt, tính bình không độc, bổ khí huyết, cường dương, chống lão suy, trị ra mồ hôi trộm, tiêu khát, trĩ, tiểu tiện không thông, giải say rượu, chữa viêm gan mật, suy gan, vàng da, tụy, bệnh ngoài da, mẩn ngứa… nên cá chạch rất cần thiết cho người cao tuổi.
Người xưa gọi cá chạch là “nhân sâm dưới nước”, bởi bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại rất dồi dào, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác. Sau đây là một số món ăn – bài thuốc từ cá chạch bồi bổ khí huyết.
- Chữa liệt dương, kéo dài tuổi thọ: 10 con cá chạch làm sạch ướp gia vị cho thấm rồi nấu cháo với nếp (hoặc gạo), hạt sen và các vị thuốc Bắc như nhân sâm (10 g), kỷ tử (15 g), hoài sơn (30 g), đại táo (30 g), nhục quế (5 g), long nhãn (20 g) và một ít gừng tươi xắt lát.
Đổ nước vừa ngập, đun sôi trong vòng 30 phút, sau đó hạ lửa đến khi chín mềm rồi nêm lại cho vừa ăn. Món này ăn cả cái lẫn nước, mỗi tuần ăn 2 lần mới thấy hiệu quả trông thấy, nhất là người cao tuổi.
Video đang HOT
- Chữa suy nhược thiếu máu: Cá chạch (250g), thịt lợn nạc (50g), gừng (5g), tiêu bột (3g), nước vừa đủ. Cá nhét rán qua cho thơm, cho nước, thịt, gừng, đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi chín, nêm gia vị là ăn được.
- Chữa kém ăn, xanh xao, thiếu máu, suy gan, suy nhược thần kinh và thể lực, suy giảm chức năng tình dục: 10 con cá chạch sống làm sạch nhớt, bỏ ruột, đem rán giòn và thêm 300ml rượu trắng (hoặc 600ml nước), vài lát gừng, đun nhỏ lửa đến lúc nước canh có màu trắng sữa là được. Bỏ lớp dầu trắng sữa, phần nước và thịt còn lại, cho thêm một chút muối. Ăn cả cái và nước.
- Tráng dương, bổ thận: 10 con cá chạch làm sạch nhớt, bỏ xương, ruột, lá sen khô vừa đủ. Cá chạch phơi chỗ mát cho khô, bỏ đầu, đuôi đốt thành than. Lá sen khô tán bột. Trộn 2 thứ với nhau. Mỗi lần dùng 10g.
Ngày uống 3 lần với nước sôi để nguội hoặc cá chạch (500g), gừng, bột ngọt, dầu ăn đủ dùng. Cá chạch rửa sạch, tẩm ướp với bột ngọt và gừng trong vòng 30 phút. Cho chảo lên bếp, đổ dầu khử với tỏi cho thơm và cho cá vào rán giòn ăn cả xương (mỗi tuần ăn 2 lần).
- Chống lão suy ở người già: Cháo cá chạch nấu với gạo hoặc đậu đen, đậu xanh nêm gia vị, rau thơm ăn nóng.
- Chữa tiểu đường: Cá chạch, bỏ hết nhớt, xương, ruột và nấu canh với lá sen non.
Theo VNE
Quả thằn lằn tốt cho hai giới
Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa.
Quả thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, vương bất lưu hành là quả được thu hái từ cây sung thằn lằn, có tên khoa học là Ficus pumila L tằm (Moraceae), là cây mọc hoang khắp vùng đồng bằng và miền núi ở nước ta. Quả dùng để ăn và làm thuốc, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi quả chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, aribinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Trong quả còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng.
Dùng quả làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục. Mỗi ngày sử dụng 10-20g quả khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, làm tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.
Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa.
Lưu ý: Thận trọng dùng đối với phụ nữ có thai.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây gợi ý vài cách trị bệnh từ quả thằn lằn.
Trị di tinh liệt dương: Dùng rượu cây sung thằn lằn gồm cành lá phơi khô 100g, đậu đen 50g, cho vào 250ml trong 10 ngày lọc rượu uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ. Đối với người di tinh liệt dương uống mỗi ngày 10-30ml rượu.
Dùng làm thuốc bổ trị đau xương, nhức mình mẩy: Chế thành cao quả sung thằn lằn: Lấy quả sung thằn lằn thái nhỏ nấu với nước bỏ bã cô đặc thành cao, ngày uống 5-10g, trị các chứng đau xương ở người già, còn có tác dụng điều kinh giúp tiêu hóa.
Chữa tắc tia sữa, sưng vú, sản phụ ít sữa: quả thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau; cao quả thằn lằn, lấy quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5-10g.
Ngâm rượu bổ uống chữa di tinh, liệt dương: lấy cành, lá, quả thằn lằn non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10ml mỗi lần, ngày uống 3 lần.
Chế biến thành thức uống thanh nhiệt giải khát: quả chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhày trong quả, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
Ngoài ra, có thể dùng quả thằn lằn làm thuốc điều trị (trị kinh ít, bế kinh, thống kinh), làm thuốc dục sản, trị sỏi tiết niệu, giúp tiêu hóa...
Theo VNE
Mất ham muốn tình dục nếu không ăn sáng Nếu bạn không ăn sáng, khiến lượng đường trong cơ thể tụt xuống, nó sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất dopamine, do đó làm giảm khoái cảm tình dục. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Anh vừa được công bố cho thấy, với những người không thường xuyên ăn sáng, cảm xúc tình dục sẽ bị giảm và...