Tỉnh dậy sau hôn mê, chàng trai người Úc bỗng quên tiếng Anh, nói thạo tiếng Hoa
Tỉnh lại sau cơn hôn mê vì bị tai nạn, chàng trai người Úc Ben McMahon bỗng dưng nói được tiếng Trung Quốc
Chàng trai 22 tuổi nhớ lại, khi anh tỉnh dậy thì nhìn thấy một y tá người châu Á đang đứng cạnh giường, anh nói với cô “Xin lỗi y tá, tôi cảm thấy rất đau” bằng tiếng Hoa.
Sau đó anh nhờ y tá đưa cho mình một mảnh giấy, cây bút và ghi bằng tiếng Hoa: “Tôi yêu mẹ, tôi yêu cha, tôi sẽ hồi phục”.
Khả năng nói được ngôn ngữ mới của Ben khiến bác sĩ cũng như cha mẹ của Ben bối rối.
“Chúng tôi nhận được điện thoại từ bệnh viện và họ nói rằng “Ồ Mark, Ben đã thoát khỏi tình trạng hôn mê, nhưng có điều là anh ấy nói tiếng Hoa”, cha của Ben, ông Mark kể. “Không ai trong chúng tôi có thể nói tiếng Hoa nên chúng tôi chỉ biết gật đầu khi nghe Ben nói”.
Mặc dù có học tiếng Hoa ở trường, Ben chưa bao giờ thông thạo ngôn ngữ này.
“Tôi không có ý thức mình đang nói tiếng Hoa, nó chỉ tự nhiên bật ra khỏi miệng tôi thôi”, Ben cho biết. Phải mất hai, ba ngày sau đó Ben mới nhớ làm thế nào để nói tiếng Anh.
Hai năm trước, Ben bị một tai nạn xe hơi nghiêm trọng khiến anh bị hôn mê một tuần
Video đang HOT
Khi tỉnh dậy, Ben bỗng thông thạo tiếng Hoa, ngôn ngữ anh chỉ học một ít ở trường
Khả năng ngôn ngữ mới khiến Ben xuất hiện trên một chương trình truyền hình tiếng Hoa và chuyển đến Thượng Hải để học về thương mại
Ben cho biết mình may mắn sống sót và còn nói thêm được ngôn ngữ thứ hai
Kể từ đó, khả năng ngôn ngữ của Ben đã mở ra cơ hội để anh đi du lịch ở Trung Quốc và tham gia một chương trình truyền hình tiếng Hoa. Giờ đây, chàng trai sống ở Melbourne đã chuyển đến Thượng Hải để học ngành thương mại tại trường đại học. Ben cho biết anh cảm thấy mình may mắn sống sót sau vụ tai nạn và còn nói được thêm một ngôn ngữ thứ hai.
Ben không phải là người đầu tiên có khả năng nói thêm một ngôn ngữ mới sau tai nạn.
Năm 2013, một cựu chiến binh hải quân Mỹ bất tỉnh trong khách sạn khi thức dậy bỗng nói thành thạo tiếng Thụy Điển.
Năm 2010, một cô gái Croatia 13 tuổi sau khi tỉnh dậy vì hôn mê đã nói thành thạo tiếng Đức.
Nhà thần kinh học, tiến sĩ Pankaj Sah ở Viện Não Queensland cho biết não được thành từ các mạch khác nhau, trong đó có nhiều mạch hỗ trợ ngôn ngữ, thở, nói, suy nghĩ, tương tự như các mạch điện tử. Theo ông, những gì xảy ra với Ben có thể là các bộ phận của não nhớ tiếng Anh đã bị hư hại trong vụ tai nạn và phần não nhớ tiếng Hoa được kích hoạt khi Ben tỉnh dậy sau hôn mê.
Theo Lê Minh / MASK Online
Nhan nhản biển hiệu chữ Trung Quốc trên đường phố Đà Nẵng
Rất nhiều biển hiệu nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, thậm chí cả cửa hàng cho thuê xe máy trên tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa (Đà Nẵng) được viết bằng tiếng Trung Quốc. Có những tấm biển hiệu còn không có... tiếng Việt.
Theo Điều 18 Luật Quảng cáo quy định, trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Thế nhưng, rất nhiều biển hiệu quảng cáo của các nhà hàng, khách sạn... trên tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa thuộc hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng lại "ưu tiên" chữ Trung Quốc, thậm chí có biển hiệu còn không có tiếng Việt.
Trên một đoạn đường chưa đến 5km nằm trên tuyến đường trên, từ khu vực biển Phước Mỹ đến gần khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn, theo quan sát của PV chiều 11/12, hơn 50% nhà hàng, khách sạn... đều có chú thích tiếng Trung Quốc ngay trên biển hiệu. Nhiều biển hiệu in cả tiếng Việt và tiếng Trung Quốc với kích cỡ gần như ngang nhau như các nhà hàng A Hạnh, quán Bào Ngư, nhà hàng Mỹ Khê...
Thậm chí có nhiều biển hiệu toàn chữ Trung Quốc, chữ Anh ngữ mà không có chữ Việt như biển hiệu dựng ngay trên lề đường ngay sát phần đường của nhà hàng Sam Pan, My Khe..., đến cả biển quảng cáo dịch vụ cho thuê xe máy cũng toàn tiếng Trung Quốc; hay một biển hiệu trước một khách sạn trên đường Trường Sa đặc kín tiếng Trung Quốc, nhìn vào không hiểu biển hiệu đó có nội dung gì nếu không biết tiếng Trung Quốc.
In chữ Trung Quốc trên chữ Việt
Hàng loạt biển hiệu hoàn toàn không có chữ tiếng Việt
Trao đổi với PV Dân trí chiều 11/12, ông Lê Tấn Hùng, Phó Chánh Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, trước đây khi nghe người dân báo và các nguồn thông tin phản ánh tình trạng trên, ngành chức năng đã tổ chức thanh kiểm tra và xác nhận thực trạng này. Thanh tra Sở đã lập biên bản vi phạm và yêu cầu các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ các loại sửa lại theo đúng quy định. Hình thức xử phạt mới ở mức nhắc nhở, cảnh cáo, chưa xử phạt tiền hay mức xử phạt cao hơn. Bẵng đi một thời gian, lại nghe thông tin tái diễn thực trạng trên như này.
Ông Hùng cho biết Sở sẽ sớm thành lập đoàn thanh tra cũng các lực lượng chức năng liên quan thanh kiểm tra thực trạng trên và sẽ xử lý các trường hợp sai phạm theo quy định.
Khánh Hiền
Theo Dantri