Tỉnh đầu tiên miền Tây trở lại ‘bình thường mới’
Sau gần 2 tháng giãn cách xã hội, Sóc Trăng công bố đã khống chế được Covid-19, thành tỉnh đầu tiên ở miền Tây trở lại “bình thường mới” từ ngày 16/9.
“Quyết định trên được đưa ra khi công tác phòng, chống dịch của tỉnh đi đúng hướng, đạt các mục tiêu. Đến nay, theo đánh giá của Chính phủ, Sóc Trăng là địa phương được xếp vào nhóm 1 – đang kiểm soát tốt dịch bệnh”, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Đường phố Sóc Trăng trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Xuân Thành
Từ ngày mai, tỉnh triển khai phương án phòng, chống dịch và phục hồi sản xuất, kinh doanh theo trạng thái “bình thường mới” với phương châm không chủ quan, nóng vội nhưng cũng không thụ động, làm kìm hãm sự phục hồi, phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Hàng hóa đáp ứng các quy định sẽ được tạo điều kiện tốt để lưu thông. Người dân được đi lại trên địa bàn tỉnh. Học sinh cấp 3 học trực tuyến đến 27/9, sau đó nếu không có gì thay đổi thì toàn bộ 260.000 học sinh các cấp sẽ đến trường.
Để bảo vệ “vùng xanh”, trước mắt người ngoài tỉnh vào Sóc Trăng phải có xét nghiệm âm tính và đã tiêm vaccine Covid-19. Theo đó, các trường hợp tiêm một mũi phải cách ly hai tuần; người tiêm hai mũi thì cách ly một tuần. Tỉnh cũng xây dựng kế hoạch đón người dân về quê theo từng đợt.
Bí thư Sóc Trăng lưu ý chính quyền các cấp, ngành chức năng, các tổ chức phải bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn để có giải pháp xử lý kịp thời. Người dân tiếp tục được yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Trong đợt bùng phát dịch thứ 4, Sóc Trăng phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đầu tiên ngày 4/7. Ngày 18/7, toàn tỉnh áp dụng Chỉ thị 15 sau khi ghi nhận 35 ca nhiễm cộng đồng, đều liên quan đến các ổ dịch ở TP HCM. Một ngày sau, Sóc Trăng cùng 18 tỉnh thành phía Nam thực hiện Chỉ thị 16.
Đến nay toàn nghi nhận 1.014 ca nhiễm nCoV, trong đó 631 ca bệnh được điều trị khỏi, 20 trường hợp tử vong. Toàn tỉnh đã tiêm vaccine Covid-19 cho trên 166.000 người, trong đó hơn 30.000 trường hợp được tiêm đủ hai mũi.
Từ giữa tháng 8, Sóc Trăng là địa phương đầu tiên trong 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long triển khai áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc theo 4 mức độ nguy cơ tại 109 xã, phường, thị trấn. Sau một tháng thực hiện, tỉnh không còn xã, phường, thị trấn có mức “nguy cơ rất cao” (vùng đỏ), 2 xã có mức “nguy cơ cao” (vùng cam), 4 xã có mức “nguy cơ” (vùng vàng) và 103 xã có mức “bình thường mới” (vùng xanh).
Đến nay, hàng loạt doanh nghiệp tái hoạt động, nâng công suất từ 30% lên 60-70%; hàng chục nghìn công nhân đã đi làm trở lại; hàng hóa nông thủy sản của người dân cơ bản được tiêu thụ. Tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ gần 38.000 lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch với tổng kinh phí gần 57 tỷ đồng…
Nông sản, lúa gạo miền Tây đang gặp khó do thiếu tài xế
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản đề nghị sở GTVT các tỉnh, thành phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long tháo gỡ khó khăn vận chuyển hàng hóa, nông sản trong bối cảnh tài xế, tài công đang thiếu hụt.
Xe container, xe tải chở hàng hóa trên quốc lộ 1, đoạn qua TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ HẠNH
Theo Tổng cục Đường bộ, hiện nay các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đang bắt đầu vụ thu hoạch lúa hè thu nhưng gặp tình trạng thiếu hụt tài xế container, xe tải khiến việc chuyên chở lúa, nông sản từ ruộng đến nhà máy, ra các cảng xuất khẩu bị ách tắc.
Tổng cục Đường bộ cũng nêu rõ do nhiều địa phương phía Nam đang áp dụng chỉ thị 16, chỉ thị 15 để phòng, chống dịch và một phần nguyên nhân là do thiếu hụt lực lượng tài xế, tài công nên dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lưu thông hàng hóa nông sản. Trong đó chủ yếu là lúa, gạo hàng hóa.
"Sở GTVT các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL phối hợp với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở công thương lập phương án vận chuyển hàng nông sản từ ruộng về nhà máy và từ nhà máy đến các cảng xuất khẩu.
Tham mưu cho phép ưu tiên, triển khai ngay, đẩy nhanh tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho các đối tượng là lái xe vận chuyển hàng hóa để đảm bảo an toàn trong lưu thông, tiêu thụ nông sản xuất khẩu không bị gián đoạn
Chỉ đạo các đơn vị vận tải hàng hóa trên địa bàn thống kê, báo cáo số lượng lái xe có giấy phép lái xe container đang làm việc để có thể trưng dụng ngay vào hoạt động vận chuyển hàng hóa nông sản khi cần thiết" - Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị.
Các đơn vị vận tải, kinh doanh logistics cũng được đề nghị công khai, minh bạch giá cước vận chuyển container, cũng như có sự điều chỉnh giá cước vận chuyển ở mức hợp lý, tạo điều kiện cho hoạt động lưu thông, tiêu thụ nông sản xuất khẩu thuận lợi hơn trong bối cảnh dịch COVID-19.
Nới giãn cách, nhiều tỉnh miền Tây vẫn dè chừng với người bên ngoài vào tỉnh Bộ Y tế đã có hướng dẫn chỉ theo dõi sức khỏe tại nhà đối với người tiêm 2 liều vắc xin sau 14 ngày, nhưng hiện tại dù đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều tỉnh ở miền Tây hầu như vẫn chưa áp dụng. Áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, An Giang là địa phương hiếm...