Tình cờ phát hiện ra vi khuẩn ăn kim loại “huyền thoại” sau hơn 100 năm
Các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ California (Caltech), đã phát hiện ra loài vi khuẩn có thể chuyển hóa mangan trở thành nguồn năng lượng chính của chúng.
Mangan chính là một trong những nguyên tố phong phú nhất trên bề mặt Trái đất,
Mangan oxit có thể làm tắc nghẽn hệ thống nước.
Vi khuẩn có thể sử dụng kim loại và tạo ra năng lượng để duy trì và phát triển trong môi trường tối thiểu nhất. Mặc dù các nhà khoa học dự đoán nó trong hơn một thế kỷ, đây là vi khuẩn đầu tiên được phát hiện có thể sử dụng mangan trong quá trình tổng hợp hóa học.
Giáo sư Jared Leadbetter, giáo sư vi sinh tại Viện Công nghệ California (Caltech), cho biết ông đã thực hiện khám phá này một cách tình cờ. Sau khi rời khỏi văn phòng trong vài tháng và để lại một bình chứa đầy mangan cùng nước máy từ một thí nghiệm trước đó.
Khi vị giáo sư quay trở lại đã rất bất ngờ khi tìm thấy chiếc bình được phủ một chất màu đen. Ông tin rằng nó có thể là kết quả của vi khuẩn huyền thoại có thể chuyển hóa mangan, và nhóm của ông ngay lập tức bắt đầu thử nghiệm sản phẩm còn lại trong bình.
Video đang HOT
Họ phát hiện ra hai loài vi khuẩn mới sống trong nước máy đang sử dụng mangan còn sót lại làm thực phẩm, tạo ra sản phẩm phụ màu đen sau đó được xác định là mangan oxit.
Một số vi khuẩn được biết là oxy hóa mangan, tạo ra mangan oxit được tìm thấy dọc theo lớp vỏ Trái đất, nhưng chúng chưa bao giờ cho thấy sử dụng nó trong quá trình trao đổi chất. Trao đổi chất là điều cần thiết cho sự tăng trưởng. Phát hiện ra rằng một số loài có thể sử dụng kim loại làm thức ăn cho tăng trưởng là một bước đột phá được chờ đợi từ lâu.
“Đây là những vi khuẩn đầu tiên được tìm thấy sử dụng mangan làm nguồn nhiên liệu của chúng. Một khía cạnh tuyệt vời của vi khuẩn trong tự nhiên là chúng có thể chuyển hóa các vật liệu dường như không thể như kim loại mang lại năng lượng hữu ích cho tế bào”, giáo sư Leadbetter nói.
“Có cả một bộ tài liệu kỹ thuật môi trường về các hệ thống phân phối nước uống bị tắc nghẽn bởi mangan oxit. Nhưng làm thế nào và vì lý do gì mà vật liệu như vậy được tạo ra vẫn còn là một bí ẩn. Rõ ràng, nhiều nhà khoa học đã cho rằng vi khuẩn sử dụng mangan làm năng lượng có thể chịu trách nhiệm, nhưng bằng chứng ủng hộ ý tưởng này chưa được chứng minh cho đến phát hiện mới nhất”, giáo sư ông Leadbetter cho biết thêm.
Mặc dù có những hạn chế gây tắc đường ống, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mangan oxit đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các chất ô nhiễm trong nước ngầm. Các loài vi khuẩn chính sử dụng nó trong một quá trình gọi là xử lý sinh học để làm giảm và loại bỏ các chất ô nhiễm. Do đó, có thể có liên kết trực tiếp đến việc xử lý sinh học thành công trong việc cung cấp nước.
Những sự cố tình cờ sinh phát minh hữu ích
Đằng sau sức ảnh hưởng tới nhân loại của những phát minh, ít ai biết rằng tia X, lò vi sóng, thuốc penicilin lại vô tình được tìm ra.
Tia X (1895)
Phát minh ra tia X của nhà nghiên cứu Wihelm Conard Roentgen đã giúp ông có được giải thưởng Nobel Vật lý 1901, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y học. Nhưng ít ai biết rằng, phát minh này lại được ông phát hiện một cách tình cờ.
Nửa cuối năm 1895, khi bà Anna Bertha Roentgen, vợ của nhà nghiên cứu Wihelm Conard Roentgen thấy chồng bỏ nhiều tuần ngồi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của mình, bà đã tận tụy phục vụ người chồng, âm thầm mang từng bữa ăn cho ông khi chồng bỏ bữa để tránh ảnh hưởng tới quá trình ông nghiên cứu. Mỗi khi ông cần giúp một tay, bà đều sẵn sàng đáp lời. Thực tế, chính lần "giúp một tay" của bà đã giúp Wihelm tìm ra tia X.
Khám phá tia X của Rontgen xảy ra tại phòng thí nghiệm Đại học Wurzburg (Đức), khi ông tiến hành các nghiên cứu với một ống tia catot làm bằng thủy tinh, bên trong là chân không với hai điện cực. Mặc dù bọc ống bằng giấy đen cẩn thận, nhưng Rontgen tình cờ nhìn thấy màn huỳnh quang phủ hợp chất barium platinocyanide BaPt(CN) 4 đặt gần đó phát sáng khi ống tia catot được bật trong căn phòng tối. Ông thử rút phích điện ra khỏi ổ cắm thì ánh sáng ngay lập tức biến mất.
Rontgen suy đoán một loại tia bí ẩn nào đó đã làm sáng màn huỳnh quang. Ông cố gắng chặn các tia phát ra từ ống catot lần lượt bằng tấm bìa cứng, một cuốn sách dày 1.000 trang, một bảng gỗ dày hơn 2,5 cm nhưng đều không thành công. Do không rõ bản chất của tia này nên ông gọi nó là tia X (sau này còn được gọi là tia Rontgen).
Rontgen miệt mài làm việc trong phòng thí nghiệm để hiểu rõ hơn về loại tia mới. Ông phát hiện rằng tia X là sóng điện từ hoạt động tương tự như ánh sáng khả kiến (nằm trong vùng mà mắt có thể nhìn thấy) nhưng ở bước sóng ngắn hơn khoảng 1.000 lần.
Rontgen chia sẻ kết quả nghiên cứu với bà Bertha cũng như muốn bà giúp đỡ thực hiện một thí nghiệm tiếp theo. Ông thay thế màn huỳnh quang bằng giấy ảnh, sau đó để vợ giơ tay chắn đường truyền của tia X. Thật kỳ lạ, những đốt xương ngón tay của bà Bertha hiện lên rõ nét trên giấy ảnh, bao gồm cả chiếc nhẫn cưới đang đeo. Tia X từ đó được ra đời.
Bức ảnh chụp lại bàn tay vợ bằng tia X đã giúp Wihelm Conard Roentgen nhận giải thưởng Nobel Vật lý năm 1901. Ảnh: Science News.
Lò vi sóng (1945)
Năm 1945, khi kỹ sư người Mỹ Percy Spencer đang làm việc gần ống chân không năng lượng cao (magnetron) - một bộ phận tạo ra sóng cực ngắn (microwave) nằm bên trong radar, Spencer nhận thấy thanh kẹo bơ đậu phộng trong túi bắt đầu tan chảy. Điều này khiến ông rất ngạc nhiên và bằng bộ óc nhà khoa học, ông hiểu rằng, chính luồng sóng điện từ của cỗ máy đã làm tan chảy thanh kẹo.
Từ đó ông đi sâu nghiên cứu về magnetron, thí nghiệm vào một số phương pháp nấu ăn mới, ông được cấp bằng phát minh cho sáng chế này. Năm 1947, công ty Raytheon đã sử dụng phát minh của ông để sáng chế ra chiếc lò vi sóng đầu tiên trên thế giới. Ban đầu mỗi chiếc lò vi sóng có kich thước rất to lớn và nặng đến 340 kg. Sau hơn 20 năm cải tiến trên nguyên lý hoạt động mà Spencer tìm ra, chiếc lò vi sóng được cải tiến, nhỏ gọn và được sử dụng phổ biến hiện nay.
Percy Spencer, cha đẻ của chiếc lò vi sóng. Ảnh: Mass Moment.
Thuốc Penicillin (1928)
Nhà khoa học người Anh Alexander Fleming trong một lần khi đang làm thí nghiệm với vi khuẩn, do cảm lạnh nên đã vô tình làm rơi giọt nước mũi lên đĩa cấy vi khuẩn. Vì quá mệt nên ông bỏ đi ngủ. Tính không cẩn thận, ông quên mất một đĩa thí nghiệm bẩn trong bồn rửa. Khi trở lại, cầm chiếc đĩa lên, ông quan sát thấy vi khuẩn phát triển trên đĩa, ngoại trừ một khu vực mà nấm mốc được hình thành. Ông chợt nghĩ, có gì đó đã giết chết khuẩn cầu chùm và tiến hành thử nghiệm nhiều lần trên chỗ nấm mốc đó.
Kết quả cho thấy, chất trong nấm mốc này có thể ngăn chặn một số vi khuẩn nguy hiểm nhất, không cho chúng phát triển. Ngay cả khi được pha rất loãng, chất dịch vẫn làm chết các vi khuẩn độc. Nó lại không gây hại cho cơ thể. Khi chất dịch được tiêm vào cơ thể chuột và thỏ thí nghiệm, chúng vẫn không có những biểu hiện bệnh lý. Một nhà khoa học về các loại nấm mốc cho Fleming biết loại mốc ông tìm thấy thuộc nhóm penicilium. Vì vậy, ông sử dụng tên "penicilin" cho chất giết vi khuẩn này, và loại thuốc penicilin từ cơ sở đó đã được bào chế.
Phát hiện vi khuẩn ăn kim loại sau một thế kỷ tìm kiếm Các nhà vi sinh học Viện công nghệ California (Caltech), Mỹ đã phát hiện ra vi khuẩn ăn mangan và sử dụng kim loại làm nguồn calo. Loại vi khuẩn này đã được dự đoán từ hơn một thế kỷ trước, nhưng chưa được tìm thấy hoặc mô tả cho đến tận lúc này. Hình ảnh các nốt oxit mangan được tạo ra...